Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Trận Tân Cảnh – Đắk Tô – Mùa Hè Đỏ Lửa 1972

1 3,970

Trận Tân Cảnh 1972Battle of Tan Canh 1972 còn được gọi là Chiến dịch Đắk Tô hoặc trận Đắk Tô – Tân Cảnh thuộc Chiến dịch Bắc Tây Nguyên 1972 trong chiến dịch Xuân Hè 1972 còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 trên địa bàn Đắk Tô và Tân Cảnh thuộc tỉnh Kon Tum

Trận Tân Cảnh là trận đánh ác liệt giữa quân Giải Phóng Việt Nam và quân đội Việt Nam Cộng Hòa khi quân Giải Phóng tấn công vào Vùng 1 Chiến Thuật và Vùng 2 Chiến Thuật bằng 3 hướng tấn công. Hướng tấn công vào vùng 2 được tướng Hoàng Minh Thảo chỉ huy hướng về Kontum với 3 sư đoàn gồm sư đoàn 320, sư đoàn 304, sư đoàn 986 đượctrung đoàn thiết giáp 203 yểm trợ. Đây là khu vực then chốt, nếu mất Kontum, Pleiku và cả vùng 2 sẽ sụp đổ và để tấn công Kontum, quân Giải Phóng trước tiên cần chiếm được Tân Cảnh

Trước trận Tân Cảnh 1972 diễn ra, phòng ngự lúc này của Vùng 2 chiến thuật có sư đoàn 22 bộ binh Sư đoàn 22BB chịu trách nhiệm lãnh thổ 5 tỉnh phía Bắc Quân đoàn II gồm Bình Định, Phú Yên, Phú Bổn, Pleiku và Kontum. Sư đoàn 23BB chịu trách nhiệm lãnh thổ 7 tỉnh còn lại của Quân đoàn II là Ban Mê Thuộc, Tuyên Đức, Quảng Đức, Khánh Hoà, Cam Ranh, Ninh Thuận và Bình Thuận. Lữ đoàn 2 dù phụ trách các dãy cao điểm đóng dọc biên giới Lào và Campuchia với nhiệm vụ ngăn cản và chống sự thâm nhập của quân Giải Phóng từ đường mòn Hồ Chí Minh

Ngày 3 tháng 4, quân Giải Phóng tấn công căn cứ Delta , ngày 13 tháng 4, tiếp tục tấn công vào căn cứ Charlie và diễn ra trận đánh đồi Charlie nổi tiếng.

Bản đồ khu vực trận Tân Cảnh - Kontum 1972 trong chiến tranh Việt Nam - Battle of Tan Canh, Kontum map in 1972 in Viet Nam war
Bản đồ khu vực trận Tân Cảnh – Kontum 1972 trong chiến tranh Việt Nam – Battle of Tan Canh, Kontum map in 1972 in Viet Nam war

15h ngày 23 tháng 4 năm 1972, trận Tân Cảnh được khơi mào khi quân Giải Phóng pháo kích căn cứ Tân Cảnh ác liệt bằng pháo tầm xa 130mm và hỏa tiễn 122mm. Chiến xa bảo vệ Bộ Tư Lệnh của sư đoàn đại tá Đạt gồm 10 chiếc M41 được điều động ra để chống quân Giải Phóng nhưng bị hỏa tiễn Sagger bắn cháy hết 8 chiếc, còn lại 2 chiếc thì bị đứt xích. Thiếu tá Như cùng cố vấn Mỹ là đại úy Kenneth Yonan leo lên tháp nước cao tại căn cứ, sử dụng đại liên 12.7 ly để bắn trả những bị hỏa tiễn Sagger bắn trúng khiến bồn nước nổ tung và cả hai người chết tại chỗ

9h đêm, quận trưởng Đắc tô báo cáo lên Bộ Tư Lệnh sư đoàn 22 VNCH: Chiến xa T-54 xuất hiện, chạy qua ấp Đắc Brung hướng về quận lỵ Đắc Tô. Trung tâm hành quân sư đoàn 22 liền xin máy bay AC-130 Spectre xuất hiện trên vòm trời Tân Cảnh. Phi cơ này dung hồng ngoại tuyến phát hiện được 18 chiến xa cộng sản tiến từ Tây sang Đông hướng về Đắc Tô nhưng pháo 40mm và rocket trên AC-130 bắn không xuyên nổi giáp T-54. Suốt những ngày tiếp theo, căn cứ Tân Cảnh luôn bị pháo và tên lửa AT3, tên lửa 122mm bắn phá liên tục với số lượng lên đến 1.000 phát / ngày.

Đến 01h sáng ngày 24, trận Tân Cảnh chính thức bắt đầu khi quân Giải Phóng bắt đầu tấn công với sự yểm trợ của xe tăng T-54 và tên lửa chống tăng Sagger AT3. Đây là 2 loại vũ khí hiện đại được quân Giải Phóng sử dụng lần đầu tiên trên chiến trường miền Nam. Phòng thủ Tân Cảnh và Kon Tum lúc này do đại tá Lê Đức Đạt là tư lệnh sư đoàn 22 bộ binh đóng bộ chỉ huy ở Tân Cảnh. Phòng thủ ở căn cứ Tân Cảnh khá yếu, chỉ có pháo 105mm, 155mm, 500 quân sĩ hậu cần và 1 tiểu đoàn bộ binh thuộc trung đoàn 42 và có 4 chiếc xe tăng M41. Căn cứ đóng phía Tây Nam thị trấn Tân Cảnh và nằm trên một ngọn đồi nhỏ. Tình hình rất bi đát, các xe tăng M41 còn lại đều bị tên lửa AT3 của quân Giải Phóng tiêu diệt, ngay cả hầm chỉ huy cũng bị tên lửa làm nổ tung. Đại tá Lê Đức Đạt ra lịnh cho tất cả các sĩ quan và binh sĩ còn lại tìm cách thoát ra ngoài trước khi trời sáng.  

Xe tăng M41 của quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong trận Tân Cảnh - Đắk Tô 1972 trong chiến tranh Việt Nam - ARVN M41 tank in battle of Tan Canh 1972 in Viet Nam war
Xe tăng M41 của quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong trận Tân Cảnh – Đắk Tô 1972 trong chiến tranh Việt Nam – ARVN M41 tank in battle of Tan Canh 1972 in Viet Nam war

Khỏang 6h 30 phút sáng, quân Cộng Sản chọc thủng phòng tuyến phía Đông bắc Đắc Tô II bằng chiến xa có bộ đội tùng thiết. Cũng trong thời gian này, khoảng một tiểu đoàn bộ đội Bắc Việt và 1 chi đội chiến xa T54 cùng tấn công vào hướng Tây Bắc của chu vi phòng thủ.

Đại úy Charles Carden, cố vấn của trung đoàn 47 bộ binh đã thuật lại như sau: Khoảng 1 tiếng đồng hồ sau khi Tân Cảnh bị tấn công, 1 trực thăng UH1 đến Đắc Tô II đón 6 viên cố vấn Hoa Kỳ của sư 22 Bộ binh. Chiếc trực thăng này bị trúng đạn phòng không,cháy và rớt tại phía nam chu vi phòng thủ. Tại khu vực phòng thủ của trung đoàn, chính ông được mục kích 2 chiến xa T54 địch tiến vào phi trường rồi chia làm 2 ngả. Một chiếc tiến về hướng Tây của phi trường, án ngữ lộ trình chuyển quân từ Bến Hét về Đắc Tô II. Chiếc kia từ hướng Bắc chạy vào giữa phi trường, tấn công vị trí phòng thủ của trung đoàn 47 bộ binh.

Ngay lúc đó, 2 xe tăng M41 thuộc chi đoàn 1/14 liền điều động và tác xạ. Mỗi chiếc M41 bắn 3 phát đại bác 76 ly vào sườn tây của chiếc xe tăng T-54 quân Giải Phóng. Lúc ấy cố vấn Carden, chỉ cách chiến xa địch khoảng 100 thứoc, nhìn thấy chiếc T54 bị trúng đạn và bốc khói nhưng chưa bị hạ. Chiếc T54, vỏ thép dầy 105 ly, nặng 36 tấn, đã hồi phục mau lẹ rồi quay nòng súng lại bắn hạ 1 chiến xa M41 bằng 2 quả đạn 100 ly. Ngay sau đó chiếc T54 này cũng hạ chiếc M41 còn lại bằng trái thứ ba. Đây là trận xa chiến cuối cùng tại mặt trận Đắc Tô II.

Đúng 4 giờ sáng, 2 chiếc PT76 của Cộng quân ở phía bắc kho đạn bắt đầu tác xạ. Chi đội 1/1 khai hỏa bắn trúng cả hai chiếc PT76, nhưng xe không cháy mà chỉ nằm quay ngang trước cổng kho đạn. Để phản công, Cộng quân phóng hỏa tiễn AT3 vào chi đội 1/1 do thiếu úy Trần Nhuần chỉ huy. Chiến xa chỉ huy bị trúng đạn, Thiếu úy Nhuần chết ngay tại chỗ. Đại đội thám kích giữ kho đạn tự động rút lui lúc nào không rõ.

Trại Đắk Tô phòng thủ sân bay Phượng Hoàng năm 1970 trước khi diễn ra trận Tân Cảnh - Đắk Tô 1972
Trại Đắk Tô phòng thủ sân bay Phượng Hoàng năm 1970 trước khi diễn ra trận Tân Cảnh – Đắk Tô 1972

Trong khi ấy, 4 xe tăng M41 còn lại và hai thiết xa vận M113 của ban chỉ huy chi đoàn đã cố gắng chống trả. Trung sĩ Nguyễn Văn Khánh, hạ sĩ quan truyền tin trên chiếc M113 đã nhảy lên thay thế xạ thủ đại liên 30 bị tử thương. Trong khi Trung sĩ Khánh đang bắn vào các bộ đội Cộng Quân đang bảo vệ 2 chiềc PT-76 thì 1 trái hỏa tiễn B40 của đối phương phóng trúng vào xe M113 chỉ huy. Kết quả trung sĩ Khánh tử thương và Đại úy Giang bị thương nặng. Đại úy Giang được đồng đội cõng chạy vào rừng. nhưng bị bắt vào ngày 3-5-1972.

Trận Tân Cảnh kết thúc vào 10h sáng ngày 24 tháng 4 khi Quân Giải Phóng chiếm căn cứ Tân Cảnh. còn đại tá Đạt có tin thì cho biết ông tự sát, có tin thì nói ông bị pháo kích bắn chết

Thất bại của quân Việt Nam Cộng Hòa ở trận Tân Cảnh khiến căn cứ Đắk Tô 2 (sân bay Phượng Hoàng) bị cô lập, quân Giải Phóng cho pháo binh bắn phá và nhanh chóng chiếm được căn cứ Đắk Tô 2

Thắng lợi ở trận Tân Cảnh, Đắk Tô khiến đường tiến xuống Kontum rộng mở với quân Giải Phóng, tuy nhiên, những thiệt hại nhất định khiến tướng Hoàng Minh Thảo phải tạm ngừng 20 ngày mới có thể tập trung, củng cố lực lượng đế tiến đánh Kontum

 

1 Comment
  1. YOUTUBE 22 says

    trận này hình như tướng Lê Trọng Tấn cầm quân ?

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex