Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Trại lực lượng đặc biệt Bến Hét – Ben Het Special Forces Camp

0 2,322

Trại lực lượng đặc biệt Bến HétBen Het Special Forces Camp là một trong những trại của Dân Sự Chiến Đấu CIDG người Thượng và cũng nổi tiếng với những trận đánh ác liệt nhất ở Việt Nam

Trại lực lượng đặc biệt Bến Hét hay còn gọi là tiền đồn Bến Hét nằm gần trơ trọi ở vùng Cao Nguyên, phía Tây Bắc Kontum gần giáp ranh Ngã 3 Biên Giới Việt Nam – Lào – Campuchia. Tiền đồn Ben Het được xây dựng vào những năm 1960 với mục đích giám sát và ngăn ngừa sự xâm nhập của quân Giải Phóng từ đường mòn Hồ Chí Minh vào miền Nam Việt Nam. Trại Bến Hét được phân bổ thành 3 cụm với Đồi Bắc, Đồi Trung Tâm và Đồi Tây, phía Nam có 1 sân bay nhỏ nhưng ít được dùng do trại Bến Hét luôn nằm dưới sự bao vây liên tục của quân Giải Phóng và thường xuyên hứng chịu pháo kích suốt ngày đêm. Chỉ có những phi công liều lĩnh mới dám đáp xuống hoặc khi quân Giải Phóng tạm dứt pháo kích vào ngày. Trại do lực lượng đặc biệt Mỹ cùng với lực lượng Dân Sự Chiến Đấu CIDG người Thượng cùng 1 số binh sĩ Biệt Động Quân người Việt trấn giữ

Không ảnh căn cứ lực lượng đặc biệt Bến Hét trong chiến tranh Việt Nam - Aerial view of Ben Het Special Forces Camp in Viet Nam war
Không ảnh căn cứ lực lượng đặc biệt Bến Hét trong chiến tranh Việt Nam – Aerial view of Ben Het Special Forces Camp in Viet Nam war

Ngày 3 tháng 3 năm 1969, đã diễn ra cuộc đấu xe tăng đầu tiên giữa quân Mỹ và quân Giải Phóng khi quân Giải Phóng được hỗ trợ bởi 10 chiếc xe bọc thép PT-76 và xe tăng T-54 đã tấn trại. Đây là lần thứ 2 quân Giải Phóng sử dụng xe tăng sau trận đánh Làng Vei trong trận đánh Khe Sanh năm 1968. Khi tấn công, 1 chiếc cán trúng mìn và nổ tung. Tiếng nổ đồng thời báo động cả trại. Xe bị cháy cũng soi sáng cả những chiếc còn lại. 1 xe tăng PT-76 bắn trúng pháo tháp chiếc xe tăng M-48 Patton. Giết chết 2 lính Mỹ và bị thương những người còn lại. 1 chiếc xe tăng M-48 khác bắn trả và cũng làm nổ tung 1 chiếc PT-76

Trận đấu tiếp diễn dữ dội, máy bay gunship AC-47 “Spooky” đến hỗ trợ và xả đạn liên tục. Các máy bay khác đến oanh tạc chung quanh để yểm trợ. Một binh sĩ Mỹ đã mô tả :

“Một nơi thử thách giữa bụi bặm và cái chết. Ban đêm ở tiền đồn Bến Hét là 1 nơi tuyệt đẹp lẫn kinh khủng. Thậm chí Dali, Goya, Bach, The Beatles, Hemingway và Zanuck cũng không thể hiểu nổi. Ánh sáng lóe lên khắp bầu trời, các vệt đạn bắn vạch những đường sáng. Máy bay lượn vòng trên đầu và bắn từng tràng đạn sáng rực vào vị trí kẻ địch”

Trời gần sáng, quân Giải Phóng bắn đạn hơi cay vào trại nhưng gió lùa hơi cay thoát đi. Trận chiến chấm dứt .  Những ngày tiếp theo, quân Giải Phóng tiếp tục bao vây chung quanh với số lượng khoảng gần 2.000 binh sĩ. Trại lực lượng đặc biệt Bến Hét hoàn toàn bị cô lập

Xe tăng PT-76 của quân Giải Phóng bị bắn hỏng ở căn cứ lực lượng đặc biệt Bến Hét trong trận đánh ngày 3 tháng 3 năm 1969 chiến tranh Việt Nam - North Vietnamese PT-76 tank destroyed at Ben Het Special Forces Camp in attack in 3 March 1969 in Viet Nam war
Xe tăng PT-76 của quân Giải Phóng bị bắn hỏng ở căn cứ lực lượng đặc biệt Bến Hét trong trận đánh ngày 3 tháng 3 năm 1969 chiến tranh Việt Nam – North Vietnamese PT-76 tank destroyed at Ben Het Special Forces Camp in attack in 3 March 1969 in Viet Nam war

Ngày 25 tháng 6 năm 1969, máy bay vận tải Caribou thả dù hàng tiếp tế, lúc này trại Bến Hét đã hoàn toàn bị bao vây và tất cả chỉ dựa vào đường hàng không bằng cách thả dù do đường băng đã bị pháo kích liên tục. Nơi đây cũng là nơi hiếm hoi diễn ra chiến tranh tâm lý khi quân Giải Phóng liên tục dùng loa phát thanh để kêu gọi quân giữ trại đầu hàng và hứa sẽ đảm bảo an toàn nếu không sẽ pháo kích phá hủy trại

Máy bay Mỹ liên tục thả bom yểm trợ kết hợp B-52 rải bom trải thảm. Quân Giải Phóng tiến hành chiến thuật phục kích các toán binh sĩ được giao nhiệm vụ lục soát, đánh giá kết quả các trận ném bom và tiến hành đào các chiến hào để vây lấn chung quanh

Ngày 2 tháng 7 năm 1969, quân Giải Phóng bất ngờ bỏ vòng vây và di chuyển qua bên kia biên giới Lào.

Trại lực lượng đặc biệt Bến Hét tiếp tục là tiền đồn cùng với căn cứ Lệ Khánh – trại Polei Kleng trấn giữ phía Tây của Kontum và giám sát các cuộc thâm nhập từ đường mòn Hồ Chí Minh. Đến năm 1972, khi quân Mỹ bắt đầu rút khỏi Việt Nam – trại Bến Hét – trại Bạch Hổ trở thành căn cứ do tiểu đoàn 95 Biệt Động Quân Biên Phòng trấn giữ và trại Lệ Khánh là căn cứ của tiểu đoàn 62 Biệt Động Quân Biên Phòng. trong chiến dịch Mùa Hè Đỏ Lửa hay còn gọi là chiến dịch Xuân Hè 1972, lại diễn ra trận Ben Het 1972 khi tiền đồn tiếp tục bị tấn công nhằm dọn đòn tiến xuống chuẩn bị cho trận đánh Tân Cảnh và Kontum. Tại trận đánh đánh này, lực lượng Biệt Động Quân Biên Phòng đã gần như tử thủ và với sự yểm trợ của lực lượng Hawk’s Claw  lần đầu tiên trang bị hỏa tiễn TOW diệt tăng đã bắn cháy 11 chiếc xe tăng của quân Giải Phóng

Biệt động quân biên phòng CIDG ở căn cứ lực lượng đặc biệt Bến Hét trong chiến tranh Việt Nam - ARVN Ranger of Ben Het Special Forces Camp checking artillery in Viet Nam war
Biệt động quân biên phòng CIDG ở căn cứ lực lượng đặc biệt Bến Hét trong chiến tranh Việt Nam – ARVN Ranger of Ben Het Special Forces Camp checking artillery in Viet Nam war

Đến giữa tháng 5 năm 1973, lần lượt trại lực lượng đặc biệt Bến Hét, Polei Kleng, … đều bị quân Giải Phóng chiếm giữ và các đơn vị phòng thủ gồm tiểu đoàn 95 Biệt Động Quân Biên Phòng ở Trại lực lượng đặc biệt Bến Hét (căn cứ Bạch Hổ), tiểu đoàn 62 Biệt Động Quân Biên Phòng ở trại Polei Kleng, tiểu-đoàn 88 Biệt Động Quân ở trại Dak Pek thành liên đoàn 22 Biệt Động Quân và trở thành lực lượng trừ bị.

Sau năm 1975, khu vực trại lực lượng đặc biệt Bến Hét trở thành nơi trồng trọt và nhà ở, có lẽ chỉ còn những người cao niên mới có thể còn nhớ được nơi từng diễn ra các trận đánh ác liệt này

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex