Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Binh chủng thiết giáp Kỵ Binh của Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng Hòa

0 2,108

Binh chủng thiết giáp Kỵ BinhArmored Cavalry Corp của Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng Hòa được phân thành chi đội, chi đoàn, thiết đoàn, được trang bị nhiều xe tăng M-41 Walker Bulldog, M-48 Patton, xe bọc thép M-113 nhưng lại không tạo được nhiều ấn tượng trong chiến tranh Việt Nam

Năm 1950, Chính phủ Quốc gia Việt Nam thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam và hình thành binh chủng thiết giáp với thoạt đầu được trang bị những chiếc thiết giáp xa AM (auto mitrailleuse) và 3 chiếc vừa Scout vừa Half track.  Ngày 1 tháng 1/1951, Quân đội Quốc Gia Việt Nam thành lập đơn vị Thiết giáp đầu tiên, đó là tiểu đoàn 1 Thám thính xa hoạt động tại Nam Việt, thuộc quyền điều động của bộ Tư lệnh Đệ Nhất Quân khu. Tiếp đến ngày 1-3-1951, tiểu đoàn Thiết giáp thứ hai được thành lập, lấy tên là tiểu đoàn Thám thính 4 thuộc Đệ Tứ Quân khu (danh hiệu của các các đơn vị Thiết giáp đầu tiên được đặt theo số hiệu của Quân khu mà đơn vị đó thống thuộc), ngày 1 tháng 5, tiểu đoàn Thám thính 3 thành lập tại Bắc Việt, thuộc quyền điều động của Đệ tam Quân khu. (Các tiểu đoàn Thiết giáp sau này được cải danh thành chi đoàn Thiết giáp).

Binh chủng thiết giáp Việt Nam Cộng Hòa với xe tăng M24 Chaffee trong chiến tranh Việt Nam - Us Armour and ARVN Amor Corps with M24 Chaffee in Viet Nam war
Binh chủng thiết giáp Việt Nam Cộng Hòa với xe tăng M24 Chaffee trong chiến tranh Việt Nam – Us Armour and ARVN Amor Corps with M24 Chaffee in Viet Nam war

Năm 1954, bắt đầu xuất hiện xe tăng M-24 Chaffee. Đây là những chiếc xe tăng hạng nhẹ, vũ khí chính là pháo 75mm, bọc thép nhẹ, trọng lượng thấp nhưng có sức cơ động, phù hợp với chiến trường miền Bắc Việt Nam là vùng trung du, đường xấu, gồ ghề. Trận đánh đáng kể nhất của những chiếc xe tăng M-24 chính là ở trận Điện Biên Phủ và được đánh giá là một trong những vũ khí lợi hại nhất của Pháp trong những trận đánh trên đồi

Sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam và Mỹ bắt đầu tham chiến. Binh chủng Thiết Giáp Kỵ Binh được tổ chức gồm những Trung đoàn, mỗi Trung đoàn có 2 Chi đoàn được trang bị xe tăng M-3 Stuart và M-24. Người Mỹ cho rằng chiến trường miền Nam Việt Nam với địa hình nhiều sình lầy, sông rạch, … không phù hợp với chiến tranh cơ giới nên thoạt đầu không trang bị các xe tăng hạng nặn. Ngày 30 tháng 2 năm 1962, quân đội Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu nhận những chiếc xe bọc thép M-113 còn gọi là xe lội nước. Lúc này, binh chủng thiết giáp kỵ binh được chia và có tên gọi rõ ràng hơn. Những đơn vị chỉ trang bị xe tăng được gọi là thiết giáp, những đơn vị cơ giới trang bị xe bọc thép M-113 được gọi là thiết giáp kỵ binh và được gọi tắt là thiết kỵ Tuy nhiên, danh xưng chung của đơn vị tăng thiết giáp đều gọi chung là kỵ binh

Với 32 chiếc M-113 lần đầu được trang bị, binh chủng Thiết Giáp Việt Nam Cộng Hòa thành lập 2 đại đội, mỗi đại đội có 15 chiếc. Theo tổ chức, mỗi đại đội có 3 chi đội chiến đấu và 1 chi đội yểm trợ, mỗi chi đội chiến đấu có 3 M 113, chi đội yểm trợ có 4 chiếc M 113, trong đó có 3 chiếc được gắn súng cối 60 ly và 3 súng phóng rocket 3.5″ và một ban chỉ huy đại đội có 2 M 113, một dành cho đại đội trưởng và một cho đội Bảo trì và sửa chữa

Binh chủng thiết giáp Mỹ với xe thiết giáp M113 thuộc trung đoàn 11 thiết kỵ đang hành quân sang Campuchia trong chiến tranh Việt Nam - Us 11th Armored Cavalry Regiment with M-113 in Cambodian Incursion 1970 in Viet Nam war
Binh chủng thiết giáp Mỹ với xe thiết giáp M113 thuộc trung đoàn 11 thiết kỵ đang hành quân sang Campuchia trong chiến tranh Việt Nam – Us 11th Armored Cavalry Regiment with M-113 in Cambodian Incursion 1970 in Viet Nam war

Những chiếc thiết vận xa M-113 bọc nhôm, trọng lượng nhẹ, có thể bơi trên các sông rạch, …. được biên chế cho sư đoàn 7 Bộ Binh đóng ở Miền Tây. Nơi đây rất phù hợp với điều kiện nông thôn Việt Nam và trong giai đoạn 1962-1965 đã gây khá nhiều thiệt hại cho quân Giải Phóng do trong giai đoạn này chưa được trang bị những vũ khí chống tăng. Đến tháng 10, tên gọi đại đội cơ giới được đổi thành chi đoàn cơ giới số 4 và 5 thuộc trung đoàn 2 kỵ binh sau đổi thành thiết đoàn 2 kỵ binh và các thiết đoàn 1 và 4 sau đó được thành lập

Về tổ chức , mỗi thiết đoàn cơ bản bao gồm :

  • 1 chi đoàn xe tăng M-24
  • 1 chi đoàn Trinh sát M-114
  • hai chi đoàn cơ giới M-113

Giai đoạn này, xe thiết giáp M-113 ngày càng trở thành vũ khí lợi hại với khả năng càn lướt tốt, hoạt động trên mọi địa hình và hỏa lực mạnh. Tuy nhiên, sau trận Ấp Bắc, xe thiết giáp M-113 bọc lộ điểm yếu ở việc xạ thủ súng máy không được che chắn và bị bắn tỉa chết mất 14 người . Sau đó, xe bọc thép M-113 được cải tiến với lá chắn thép để bảo vệ xạ thủ tốt hơn

Đến giữa năm 1964, xe tăng M-24 dần được thay thế bằng xe tăng M-41 Walker Bulldog . Đây là xe tăng hạng nhẹ nhưng được bọc thép tốt hơn và sức cơ động hơn hẳn. 

Đến giữa năm 1965, quân Giải Phóng bắt đầu được trang bị các khẩu súng chống chiến xa với súng không giật 57 ly và tên lửa chống tăng RPG-2 của Liên Xô cung cấp mà quân Giải Phóng gọi là súng B-40. Các vũ khí này dễ dàng phá hủy các lớp nhôm mỏng của xe bọc thép M-113 và lớp thép của xe tăng M-41. Tuy nhiên, do hỏa lực áp đảo trong các cuộc hành quân, số lượng xe tăng và bọc thép của Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa bị phá hủy không nhiều

Xe tăng M48 Patton thuộc tiểu đoàn 1 trung đoàn 69 thiết giáp ở căn cứ Phù Cát trong chiến tranh Việt Nam - Tankers from 1st & 3rd platoon, C Co, 1st battalion 69th regiment at Phu Cat in Viet Nam war
Xe tăng M48 Patton thuộc tiểu đoàn 1 trung đoàn 69 thiết giáp ở căn cứ Phù Cát trong chiến tranh Việt Nam – Tankers from 1st & 3rd platoon, C Co, 1st battalion 69th regiment at Phu Cat in Viet Nam war

Đến tháng 10 năm 1963, lực lượng Thiết giáp Việt Nam Cộng Hòa có 4 trung đoàn TGKB đã được phối trí như sau : Trung đoàn 1 TGKB, bộ chỉ huy đóng ở Gò Vấp, thuộc Vùng 3 chiến thuật; Trung đoàn 2 TGKB đóng ở Mỹ Tho, thuộc Vùng 4 chiến thuật; Trung đoàn 3 TGKB, đóng ở Pleiku thuộc Vùng 2 chiến thuật; Trung đoàn 4 TGKB đóng tại Quảng Trị, sau dời vào Đà Nẵng, thuộc Vùng 1 chiến thuật. Từ 1964 đến 1967, các đơn vị chiến xa và Thiết quân vận đã có mặt trong hầu hết các cuộc hành quân quy mô do các bộ tư lệnh Sư đoàn/Khu chiến thuật tổ chức.

Trong hai năm 1968 và 1969, do nhu cầu chiến trường, nhiều thiết đoàn (danh xưng mới của các trung đoàn Thiết giáp) được thành lập thêm để yểm trợ cho các sư đoàn Bộ binh theo sự phối trí như sau: mỗi sư đoàn có một thiết đoàn yểm trợ. Vào thời gian này, Quân lực VNCH có 10 sư đoàn Bộ binh: 1, 2 (Quân đoàn 1), 22, 23 (Quân đoàn 2), 5, 18, 25 (Quân đoàn 3), 7, 9 và 21 BB (Quân đoàn 4).

Đến năm 1968, quân Giải Phóng bắt đầu đưa xe tăng PT-76 vào sử dụng ở trận đánh Làng Vây trong chuỗi trận đánh Khe Sanh và đến năm 1970 với chương trình rút quân Mỹ về nước và đẩy mạnh công tác trang bị cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa, quân Mỹ bắt đầu đưa xe tăng hạng nặng M-48 Patton vào chương trình trang cho binh chủng thiết giáp Việt Nam Cộng Hòa và chính thức tham chiến ở chiến trường Việt Nam

Danh xưng và sức mạnh của các đơn vị binh chủng thiết Giáp của Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ

 Binh chủng thiết giáp Kỵ Binh Việt Nam Cộng Hòa Số xe tăng thiết giáp Binh chủng Thiết Giáp Mỹ Số xe tăng thiết giáp Binh chủng Thiết Giáp Kỵ Binh Mỹ  Số xe tăng thiết giáp
 Chi đội  5  Platoon – trung đội  4  Platoon 4
 Chi đoàn có 3 chi đội + 3 chiếc ở bộ chỉ huy  18  Company – đại đội : gồm 3 trung đội + 2 chiếc ở bộ chỉ huy  14  Troop gồm 2 trung đội + 1 chiếc ở bộ chỉ huy  9
 Thiết đoàn gồm 3 chi đoàn  54  Battalion – tiểu đoàn gồm 4 đại đội + 2 chiếc ở bộ chỉ huy  58  Squadron gồm 3 Troop + 1 Company+ 1 chiếc ở bộ chỉ huy  42
 không có    Brigade – lữ đoàn gồm 2 tiểu đoàn+ 2 chiếc ở bộ chỉ huy  118  Regiment gồm 3 Squadron  126

Riêng về Thiết vận xa, từ sau Tết Mậu Thân, mỗi chi đoàn được tăng thêm 5 chiếc M 113, như thế tổng số xe lên M 113 của mỗi chi đoàn là 22 chiếc (có tài liệu ghi là 21 chiếc), kể cả xe dành cho chi đoàn trưởng và xe bảo trì. Sau đó, mỗi chi đội có một chiến xa trang bị thêm 1 đại bác 106 ly không giật để tăng cường hỏa lực

Xe thiết giáp M113 bị bắn hỏng trong cuộc càn quét Junction City trong chiến tranh Việt Nam - Destroyed M-113 APC in Operation Junction City in Viet Nam war
Xe thiết giáp M113 bị bắn hỏng trong cuộc càn quét Junction City trong chiến tranh Việt Nam – Destroyed M-113 APC in Operation Junction City in Viet Nam war

Tính đến năm 1975, lực lượng binh chủng Thiết giáp Việt Nam Cộng hòa gồm có Bộ Tư lệnh tại Trung ương và 4 Bộ Tư lệnh Lữ đoàn tại 4 Quân khu, trong đó gồm có: 3 Thiết đoàn Chiến xa M-48, 14 Thiết đoàn Thiết vận xa M-113 và 6 Thiết đoàn Chiến xa M-41 được phối trí đều và thích ứng theo địa hình cho 4 vùng chiến thuật: Vùng 1, 2 và 4, mỗi vùng 5 Thiết đoàn, Vùng 3 có 6 Thiết đoàn. Ngoài ra phối trí cho các Tiểu khu, mỗi Tiểu khu có 1 Chi đội thám thính xa Cadillac Gage Commando Vehicle V-100 (di chuyển bằng bánh hơi, rất cơ động và nhanh lẹ). Một Chi đoàn gồm đủ các loại: M-48, M-41, M-113 và V-100 để cho khóa sinh tập huấn tại Trường huấn luyện Thiết giáp. Số còn lại thuộc dụng Bộ Tư lệnh Thiết giáp Trung ương. Tổng số là 21 Thiết đoàn.

Về phía quân đội Mỹ,  sư đoàn 1 Bộ Binh Anh Cả Đỏ – The Big Red One đến Việt Nam vào tháng 3 năm 1965 và đơn vị binh chủng thiết giáp đầu tiên đến Việt Nam là trung đội 3 đại đội B tiểu đoàn 3 Thiết Giáp Thủy Quân Lục Chiến. Tuy nhiên, 2 tiểu đoàn thiết giáp của sư đoàn 1 đều được đặt ở hậu cứ và chỉ có tiểu đoàn thiết kỵ với những chiếc M-113 được sử dụng

Mặc dù nhiều bài học đã được rút ra từ Thế Chiến Thứ 2 về việc nên sử dụng các đơn vị thiết giáp với số lượng đông, được hỗ trợ bởi các đơn vị bộ binh cơ giới với chiến thuật “Bộ Binh Tùng Thiết” nhằm tạo quả đấm sức mạnh thì trong các đơn vị binh chủng Thiết Giáp Mỹ, các đơn vị thiết giáp, thiết kỵ lại được chia ra thành những đơn vị nhỏ và tăng cường cho các lữ đoàn, sư đoàn bộ binh nhằm tăng sức cơ động cho các đơn vị bộ binh này. Tướng William Westmoreland – Chỉ huy lực lượng quân đội Mỹ ở Việt Nam cùng giới chức quân sự Mỹ luôn cho rằng, chiến trường Việt Nam không phải là nơi có thể áp dụng sức mạnh của các đơn vị thiết giáp với số lượng tập trung

Trận đầu tiên mà binh chủng thiết giáp Mỹ đụng trận với quân Giải Phóng là ở trận Bàu Bàng vào ngày 11 tháng 11 năm 1965 khi Đại đội A tiểu đoàn 1 trung đoàn Thiết Kỵ cùng 1 số đơn vị bộ binh, pháo binh khác bị quân Giải Phóng tấn công, kết quả trận đánh là 198 quân Giải Phóng bị tử trận, phía Mỹ có 2 xe M-113 và 3 pháo cối 106mm bị phá hủy

Xe bọc thép M-113 thuộc sư đoàn 25 Tia Chớp Nhiệt Đớt ở căn cứ Đồng Dù trong chiến tranh Việt Nam - 25th Infantry Division Tropic Lightning with M113 APC at Dong Du military base in Viet Nam war
Xe bọc thép M-113 thuộc sư đoàn 25 Tia Chớp Nhiệt Đớt ở căn cứ Đồng Dù trong chiến tranh Việt Nam – 25th Infantry Division Tropic Lightning with M113 APC at Dong Du military base in Viet Nam war

Từ sau trận Bàu Bàng,  tướng Westmoreland mới bắt đầu nhận ra sức mạnh của các đơn vị thiết giáp khi được tập trung đủ sức mạnh và được yểm trợ bởi pháo binh. Do đó, năm 1966, đã triển khai trọn trung đoàn Thiết Kỵ số 11 cùng sư đoàn 25 Tia Chớp Nhiệt Đới đây là sư đoàn tuy là bộ binh nhưng được tăng cường các đơn vị thiết giáp mạnh và là một trong những đơn vị mạnh về hỏa lực nhất của quân đội Mỹ ở Việt Nam

Đến cuối năm 1967, binh chủng thiết giáp Mỹ đã triển khai ở Việt Nam các đơn vị như sau :

  • 1 trung đoàn thiết kỵ
  • 6 tiểu đoàn cơ giới hóa
  • 4 tiểu đoàn thiết kỵ
  • 2 tiểu đoàn thiết giáp

Trận sử dụng lực lượng thiết giáp Mỹ lớn nhất là trong cuộc xung đột Campuchia năm 1970 với lực lượng gồm tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn 34 thiết giáp, tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn 47 Bộ Binh Cơ Giới, trung đoàn 11 thiết kỵ và tiểu đoàn 3 trung đoàn 4 thiết kỵ. Tuy tham chiến với số đông, nhưng các đơn vị này chủ yếu làm nhiệm vụ chặn đường, án ngữ các chốt chặn là chính

Trận đụng trận đầi tiên giữa lực lượng Thiết Giáp Mỹ và Quân Giải Phóng là trong trận Ben Het ngày 9 tháng 3 năm 1969 khi quân Giải Phóng với xe tăng PT-76 đã tấn công căn cứ lực lượng đặc biệt Bến Hét được phòng thủ với xe tăng M-48, kết quả là 1 chiếc M-48 bị bắn trúng và ngược lại là 2 chiếc PT-76 của quân Giải Phóng bị phá hủy 

Từ giữa năm 1969, quân đội Mỹ bắt đầu rút khỏi Việt Nam. Và trong chiến dịch Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 hay Chiến Dịch Xuân Hè năm 1972, quân Mỹ chỉ yểm trợ bằng hỏa lực không quân chứ không có đơn vị trên bộ nào tham chiến. Đơn vị thiết giáp cuối cùng rời Việt Nam là đại đội F thuộc trung đoàn 17 thiết kỵ rời Việt Nam vào tháng 4 năm 1971 và đến năm 1972, chỉ còn khoảng 30.000 quân Mỹ còn đóng lại ở Việt Nam

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex