Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Lực lượng lục quân Mỹ tham chiến ở Việt Nam

0 935

Bộ Tư lệnh Lục quân Mỹ ở Nam Việt Nam (USAV – United States Army Vietnam), thành lập ngày 20 tháng 7 năm 1965. Lúc đầu USAV được giao nhiệm vụ điều hành toàn bộ hoạt động tác chiến của các đơn vị quân Mỹ ở Nam Việt Nam. Tuy nhiên, do chồng chéo nhiệm vụ với MACV nên chức năng còn lại của USAV là điều hành về mặt hành chính, hậu cần và xây dựng lực lượng. Trong thời gian từ năm 1965-1972, USAV trực tiếp quản lý và điều hành các đơn vị như: Bộ Tư lệnh Hậu cần số 1, Lữ đoàn không vận số 18, Lữ đoàn quân cảnh số 18, đơn vị tình báo quân sự số 525. Ngày 15 tháng 5 năm 1972, USAV chấm dứt hoạt động tại miền Nam Việt Nam.

        Các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Lục quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam gồm: 

        Lực lượng dã chiến 1

        Lực lượng dã chiến 1 (I.FFV – I Field Force Vietnam), sở chỉ huy đóng tại Nha Trang. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của MACV, Bộ Tư lệnh Dã chiến 1 có nhiệm vụ điều hành các hoạt động tác chiến của các đơn vị bộ binh Mỹ và quân Đồng minh ở Vùng 2 chiến thuật từ tháng 11 năm 1965 đến 30 tháng 4 năm 1971. 

        Các đơn vị trực thuộc của Lực lượng dã chiến 1 gồm: Sư đoàn ky binh không vận số 1, Sư đoàn bộ binh số 4, Sư đoàn bộ binh số 25, Sư đoàn đù 101 và Lữ đoàn dù 1731 (Một số đơn vị (Sư đoàn dù 101, Lữ đoàn dù 173…) có thể được điều động từ vùng chiến thuật này sang vùng chiến thuật khác theo yêu cầu tác chiến nên có thể thời điểm này đơn vị đó thuộc Lực lượng da chiến 1 nhưng vào thời điểm khác lại ở Lực lượng dã chiến 2 hoặc thuộc Bộ Tư lệnh Quân đoàn 24). 

        Tư lệnh Lực lượng dã chiến 1 từ năm 1965-1971: 

        – Trung tướng La-sơn (Stanley R. Larson): 10-1965 đến 3-1968. 

        – Trung tướng Pi-ơ (William R. Peers): 3-1968 đến 3-1969. 

        – Trung tướng Co-cơ-rơn (Charles A. Corcoran): 3-1969 đến 3-1970.

        – Trung tướng Cô-lin (Arthur S. Collins): 3-1970 đến 1-1971. 

        – Thiếu tướng Braon (Charles P. Brown): 1 đến 4-1971. 

        Lực lượng dã chiến 2

        Lực lượng dã chiến 2 (II.FFV), thành lập ngày 15 tháng 3 năm 1966. Nhiệm vụ của Lực lượng dã chiến 2 là điều hành toàn bộ các hoạt động tác chiến của các đơn vị bộ binh Mỹ và Đồng minh ở Vùng 3 chiến thuật. Lực lượng dã chiến 2 có tổng hành dinh tại Biên Hòa, sau chuyển về Long Bình. 

        Các đơn vị trực thuộc của Lực lượng dã chiến 2 gồm các Sư đoàn bộ binh số 1, 9, 4 và 25; Sư đoàn ky binh không vận số 1, Sư đoàn dù 101, Lữ đoàn 3 thuộc Sư đoàn không vận số 82; Lữ đoàn bộ binh số 196, 199 và Lữ đoàn dù 173. Lực lượng dã chiến 2 kết thúc hoạt động ở Nam Việt Nam vào tháng 5 năm 1971. 

        Tư lệnh Lực lượng dã chiến 2 từ năm 1966-1971: 

        – Trung tướng Si-mân (Jonathan O. Seaman): 3-1966 đến 3-1967.

        – Trung tướng Pan-mơ (Bruce Palmer): 3 đến 7-1967. 

        – Thiếu tướng Uây-en (Frederik C. Weyand): 7-1967 đến 8-1968. 

        – Thiếu tướng Kê-vin (Waler T. Kerwin): 8-1968 đến 4-1969. 

        – Trung tướng Ơ-oen (Julian J. Ewell): 4-1969 đến 4-1970. 

        – Thiếu tướng Đa-vi-sơn (Michael S. Davison): 4-1970 đến 5-1971. 

        Bộ Tư lệnh Quân đoàn 24 

        Bộ Tư lệnh Quân đoàn 24 (XXIV Corps) thành lập tháng 2 năm 1968. Sở chỉ huy đóng tại Phú Bài, Huế (Vùng 1 chiến thuật). Bộ Tư lệnh Quân đoàn 24 có nhiệm vụ điều hành hoạt động tác chiến của các đơn vị bộ bình Mỹ thuộc phạm vi Vùng 1 chiến thuật. Ngoài ra, đơn vị này còn phải chịu trách nhiệm điều hành hoạt động tác chiến của các đơn vị quân đội Mỹ, quân đội Sài Gòn dọc khu phi quân sự (DMZ) và vùng biên giới giáp với Lào.

        Các đơn vị trực thuộc của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 24 gồm Sư đoàn bộ binh số 23 (Sư đoàn A-mê-ri-cơn), Sư đoàn ky binh không vận số 1, Sư đoàn dù 101 cùng nhiều lữ đoàn độc lập và các đơn vị lính thuỷ đánh bộ khác. Bộ Tư lệnh Quân đoàn 24 chấm dứt hoạt động tại Việt Nam vào tháng 6 năm 1972. 

        Tư lệnh Bộ Tư lệnh Quân đoàn 24 từ năm 1968-1972: 

        – Trung tướng Rốt-xơn (Wilham B. Rosson): 2 đến 7-1968. 

        – Trung tướng Stin-oen (Richard G. Stilwell): 7-1968 đến 6-1969.

        – Trung tướng Da-ít (Melvin Zais): 6-1969 đến 6-1970. 

        – Trung tướng Sa-thơ-rian (James W. Sutheriand): 6-1970 đến 6-1972. 

        – Trung tướng Đôn-vin (Wilborrn G. Dolvin): 6-1971 đến 6-1972.

Sư đoàn kỵ binh không vận số 1 

        Sư đoàn ky binh không vận số 1 (1st Cavalry Division – Airmobile) là sư đoàn không quân cơ động đầu tiên, tinh nhuệ nhất, thành lập ngày 1 tháng 7 năm 1965 trên cơ sở Sư đoàn ky binh số 11 (Thành lập năm 1921, gồm những trung đoàn chiến mã; đến Chiến tranh thế giới thứ hai tổ chức thành sư đoàn bộ binh, chiến đấu ở khu vực tây và tây nam Thái Binh Dương; tham gia chiến tranh Triều Tiên 1950-1953…). Quân số: 16.000 người, hơn 400 máy bay trực thăng, hơn 1.600 xe các loại. 

        Sư đoàn tham gia chiến tranh Việt Nam từ ngày 11 tháng 9 năm 1965 với lực lượng: chín tiểu đoàn bộ binh, một tiểu đoàn trinh sát đường không, năm tiểu đoàn trực thăng rốc-két, ba tiểu đoàn trực thăng (trong đó có 11 đại 1 đội trực thăng công kích, chi viện công kích). Phạm vi tác chiến chủ yếu của sư đoàn là ở Vùng 2 chiến thuật, có nhiệm vụ ngăn chặn các đơn vị quân Bắc Việt Nam vào Nam Việt Nam, bảo vệ vùng cao nguyên miền Trung. Phương tiện tác chiến chủ yếu của sư đoàn này là dùng máy bay trực thăng (trực thăng vận). Tổng hành dinh của Sư đoàn ky binh không vận số 1 đóng tại An Khê (Gia Lai). 

        Ngay sau khi đặt chân đến Nam Việt Nam, sư đoàn đã mở cuộc hành quân “lưỡi lê bạc” ở thung lũng I-a-đrăng, sau đó tham chiến ở nhiều nơi trên cả bốn vùng chiến thuật (1967-1969) và cả ở Cam-pu-chia (1970). Với khả năng cơ động nhanh, hỏa lực mạnh, Sư đoàn ky binh không vận số 1 là “niềm hy vọng lớn nhất của lục quân Mỹ”. 

        Tuy nhiên, sư đoàn đã không thực hiện được điểu đó tại cuộc chiến này. Thương vong của sư đoàn trong chiến tranh Việt Nam khoảng 30.000, gấp 1,5 lần thương vong trong Chiến tranh thế giới thứ hai (4.055) và chiến tranh Triều Tiên (16.498) cộng lại. Phần lớn lực Lượng của sư đoàn rút khỏi Nam Việt Nam vào ngày 26 tháng 4 năm 1970, riêng Lữ đoàn 3 rời khỏi Nam Việt Nam ngày 26 tháng 6 năm 1972. 

        Tư lệnh Sư đoàn ky binh không vận số 1 từ năm 1965-1971: 

        – Thiếu tướng Kin-nat (Harry W. B. Kinnard): 7-1965 đến 5-1966.

        – Thiếu tướng Noóc-tơn (John Norton): 5-1966 đến 4-1967. 

        – Thiếu tướng Tôn-sơn (John J. Tolson III): 4-1967 đến 7-1968.

        – Thiếu tướng Pho-sít (George I. Forsythe): 7-1968 đến 5-1969. 

        – Thiếu tướng Rô-bớt (Elvy B. Roberts): 5-1969 đến 5-1970. 

        – Thiếu tướng Ca-sây (George W. Casey): 5 đến 7-1970. 

        – Thiếu tướng Pút-nam (George W. Putnam): 7-1970 đến 4-1971. 

        Sư đoàn bộ binh số 1 

        Sư đoàn bộ binh số 1 (1st Infantry Division) là một trong những sư đoàn thành lập sớm (5-1917) và nổi tiếng nhất của lục quân Mỹ. Đây là đơn vị đầu tiên của lực lượng viễn chinh Mỹ đổ bộ lên đất Pháp (6-1917), tham gia chiến đấu tiến công ở Xan-ti-guy và Ai-xon – Man, Xanh Mi-sen… và được mang biệt hiệu “Sư đoàn Anh cả đỏ”. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, đơn vị này tham gia đổ bộ lên vùng Ô-ma-ha trong chiến dịch Noóc-man-đi (6-6 đến 24-7-1944)… 

        Sư đoàn Anh cả đỏ có mặt tại Việt Nam tử tháng 7 đến tháng 10 năm 1965, triển khai ở vùng bắc Sài Gòn gồm ba lữ đoàn (1, 2, 3) với bảy tiểu đoàn bộ binh, năm tiểu đoàn pháo binh (ba tiểu đoàn pháo 105mm và hai tiểu đoàn pháo 155mm) và nhiều đơn vị chiến đấu khác. Sở chỉ huy sư đoàn đóng tại Biên Hoà thuộc Vùng 3 chiến thuật, Lữ đoàn 1 đóng tại Phước Vĩnh, Lữ đoàn 2 đóng tại Hớn Quản, Lữ đoàn 3 đóng tại Lai Khê. Sư đoàn bộ binh số 1 chịu sự điều hành tác chiến trực tiếp của Lực lượng dã chiến 2. 

        Trong các năm 1966-1968, Sư đoàn bộ binh số 1 đã tham gia nhiều chiến dịch lớn ở Nam Việt Nam như: chiến dịch Át-tơn-bo-rơ (Attleboro), Xê-đa Phôn (Ceda Falls), Gian-xơn Xi-ty (Junction City), Hòn đá vàng 1968 ở khu vực Lộc Ninh – Hớn Quản… Phần lớn thời gian hoạt động trong năm 1969 của sư đoàn là nhằm hỗ trợ cho kế hoạch bình định. 

        Sư đoàn bộ binh số 1 rút khỏi Nam Việt Nam vào ngày 15 tháng 4 năm 1970. Thương vong trong chiến tranh Việt Nam là 20.770 (gần bằng thương vong trong Chiến tranh thế giới thứ nhất: 22.320 và nhiều hơn trong Chiến tranh thế giới thứ hai: 20.659). 

        Tư lệnh sư đoàn từ năm 1965-1970: 

        – Thiếu tướng Si-mân (Jonathan O. Seaman): 10-1965 đến 3-1966.

        – Thiếu tướng Đơ-pai (William E. Depuy): 3-1966 đến 2-1967. 

        – Thiếu tướng Hây (John H. Hay): 2-1967 đến 3-1968. 

        – Thiếu tướng Oe (Keith L. Ware): 3 đến 9-1968. 

        – Thiếu tướng Tan-bót (Orwin C. Talbott): 3-1968 đến 8-1969. 

        – Thiếu tướng Mi-loi (Albert E. Miloy): 8-1969 đến 3-1970. 

        – Chuẩn tướng He-ri-ơn (John Q. Herriơn): 3 đến 4-1970. 

Sư đoàn bộ binh số 4 

        Sư đoàn bộ binh số 4 (4th Infantry Division – Sư đoàn Cây trường xuân) thành lập năm 1917; tham gia chiến đấu ở Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1919), chiến dịch Noóc-man-đi (6-6 đến 24-7-1944), tham gia giải phóng Pa-ri (Pháp) và nhiều chiến dịch ở Bỉ trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). 

        Sư đoàn có mặt tại Nam Việt Nam từ ngày 25 tháng 9 năm 1966. Toàn bộ sư đoàn xuất phát từ căn cứ Phớt Lu-ít (Fort Lewis) bang Oa-sinh-tơn, chia làm nhiều đợt lần lượt vào miền Nam Việt Nam. Ngày 6 tháng 8 năm 1996, Lữ đoàn 2 vào Tuy Hoà, sau đó lên đóng tại Plây Cu; Bộ Tư lệnh sư đoàn vào Plây Cu ngày 30 tháng 9 năm 1966. Ngày 3 tháng 10 năm 1966, Lữ đoàn 1 đến Tuy Hòa, sau đó lên Plây Cu và ra lập căn cứ phòng thủ Kon Tum. Riêng Lữ đoàn 3 vào Việt Nam trước đó, chiến đấu ở tây bắc Sài Gòn (Vùng 3 chiến thuật) và được phối thuộc cho Sư đoàn bộ binh 25. Để bù lại thiếu hụt, Sư đoàn 4 được phối thuộc Lữ đoàn 3 của Sư đoàn bộ binh 25 đang chiến đấu ở Tây Nguyên. Đến tháng 8 năm 1967, hai bộ chỉ huy lữ đoàn trên được trả về sư đoàn sở thuộc. Sở chỉ huy Sư đoàn 4 đóng tại căn cứ La Sơn (nam Plây Cu, thuộc Vùng 2 chiến thuật). 

        Trong thời gian tham chiến ở Nam Việt Nam, Sư đoàn bộ binh số 4 hoạt động chủ yếu tại vùng biên giới Việt Nam – Cam-pu-chia ở tây bắc Tây Nguyên, có nhiệm vụ bảo vệ vùng cao nguyên miền Trung. Lực lượng gồm tám tiểu đoàn bộ binh nhẹ, một tiểu đoàn bộ binh cơ giới, hai thiết đoàn ky binh, bốn tiểu đoàn bộ pháo binh (105 và 155mm). Từ năm 1970, sư đoàn này đã tham gia một số cuộc hành quân tiến công sang Cam-pu-chia. 

        Ngày 7 tháng 12 năm 1970, Sư đoàn bộ binh số 4 rút quân khỏi Nam Việt Nam. 

        Tư lệnh Sư đoàn bộ binh số 4 từ năm 1966-1970. 

        – Thiếu tướng Cô-lin (Arthur S. Collins): 9-1966 đến 1-1967. 

        – Thiếu tướng Pi-ơ (William R. Peers): 1-1967 đến 1-1968. 

        – Thiếu tướng Stâu-nơ (Charles P. Stone): 1 đến 12-1968. 

        – Thiếu tướng Pep-cơ (Dong R. Pepke): 12-1968 đến 11-1969.

        – Thiếu tướng Uốc-cơ (Glenn D. W81ker): 11-1969 đến 7-1970. 

        – Thiếu tướng Bớc-cơ (William A. Burke): 1 đến 12-1970.

        Sư đoàn bộ binh số 9 

        Sư đoàn bộ binh số 9 (9th Infantry Division – Sư đoàn Những người dày dạn đáng tin cậy) thành lập ngày 1 tháng 8 năm 1940, là một trong những sư đoàn đầu tiên của Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai. Sư đoàn này đã từng chiến đấu ở Bắc Phi (1942), tham gia đổ bộ lên Noóc-man-đi (1944), đột phá tuyến Si-phrit và hội quân với các đơn vị quân đội Liên Xô ở Re-ma-gen, bên sông Rai-nơ. 

        Sư đoàn bộ binh số 9 có mặt tại Việt Nam từ ngày 16 tháng 12 năm 1966 với ba lữ đoàn bộ binh (1, 2, 3) gồm mười tiểu đoàn chiến đấu (trong đó có hai tiểu đoàn cơ giới, bốn tiểu đoàn cơ động đường không bằng máy bay trực thăng) và nhiều đơn vị khác. Hoạt động tác chiến của Sư đoàn bộ binh số 9 chủ yếu diễn ra ở Vùng 3 chiến thuật. Sở chỉ huy đóng tại Bàu Cát. Đến tháng 6 năm 1967, Sư đoàn bộ binh số 9 cắt Lữ đoàn 2 sang Lực lượng cơ động đường sông (MRF) thuộc Vùng 4 chiến thuật. Do đặc điểm ở đồng bằng sông Cửu Long và để đối phó với tác chiến du kích cỡ phân đội, Sư đoàn bộ binh 9 thường áp dụng chiến thuật phục kích ban đêm bằng các phân đội nhỏ (trung đội) mỗi đêm có từ 30 đến 40 trung đội được phái ra hoạt động hạn chế phần nào hoạt động của du kích. 

        Ngày 27 tháng 8 năm 1969, Bộ chỉ huy Sư đoàn bộ binh 9 rút khỏi Nam Việt Nam nhưng vẫn để lại Lữ đoàn 3 tiếp tục hoạt động tác chiến ở Vùng 3 chiến thuật cho đến tháng 10 năm 1970. Thương vong trong chiến tranh ViệtNam khoảng 20.000 người (gần bằng thương vong trong Chiến tranh thế giới thứ hai). 

        Tư lệnh Sư đoàn bộ binh số 9 từ năm 1966-1969. 

        – Thiếu tướng Et-hát (George C. Eckhart): 12-1966 đến 6-1967. 

        – Thiếu tướng Cơn-nô (George C. O Connor): 6-1967 đến 2-1968.

        – Thiếu tướng Ơ-oen (Juliam J. Ewell): 2-1968 đến 4-1969. 

        – Thiếu tướng Hâu-lit (Harris W. Hollis): 4 đến 8-1969. 

Sư đoàn bộ binh số 23 

        Sư đoàn bộ binh số 23 (23d Infantry Division – Sư đoàn A-me-ri-cơn) thành lập trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chiến đấu ở Ga-đan Ca-nan (Guadal Canal) (1942). 

        Sư đoàn được tồ chức lại và hoạt động tại Nam Việt Nam từ ngày 25 tháng 9 năm 1967 trên cơ sở Lữ đoàn 196 – trước đó thuộc lực lượng xung kích Ô-rơ-gôn (Oregon) là một đơn vị cỡ sư đoàn, thành lập tháng 2 năm 1967 để tăng cường cho các đơn vị lính thuỷ đánh bộ ở Vùng 1 chiến thuật – và hai Lữ đoàn độc lập số 11, 198. Lực lượng gồm 11 tiểu đoàn bộ binh nhẹ, một thiết đoàn ky binh, sáu tiểu đoàn pháo binh (cỡ 105, 155, 175, 203mm), ba tiểu đoàn trực thăng công kích, hai đại đội trực thăng chi viện công kích. Quân số: từ 17.824 đến 19.200. Sở chỉ huy đóng tại Quảng Nam. Các đơn vị này có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. 

        Trong một cuộc càn quét kéo dài từ tháng 11 năm 1967 đến tháng 11 năm 1968 với tên gọi Uy-lơ Oa-lô-oa (Wheeler Wallowa), Lữ đoàn 11 do đại tá Hen-đơ-sơn chỉ huy thuộc sư đoàn 23 đã gây tội ác man rợ ở Sơn Mỹ ngày 16 tháng 3 năm 1968. 

        Sư đoàn bộ binh 23 rút khỏi Nam Việt Nam vào tháng 11 năm 1971.

        Tư lệnh Sư đoàn bộ binh số 23 từ năm 1967-1971: 

        – Thiếu tướng Kốt-tơ (Samuel W. Koster): 9-1967 đến 6-1968. 

        – Thiếu tướng Get-ty (Chales M. Gettys): 6-1968 đến 6-1989. 

        – Thiếu tướng Ram-sây (Loyd B. Ramsey): 6-1969 đến 3-1970. 

        – Thiếu tướng Mi-loi (Albert E. Milloy): 3 đến 11-1970. 

        – Thiếu tướng Ban-đuyn (James L. Baldwin): 11-1970 đến 7-1971. Thiếu tương Crâu-sân (Fredrik J. Kroesen): 7 đến 11-1971. 

       Sư đoàn bộ binh số 25 

        Sư đoàn bộ binh số 25 (25th Infantry Division – Sư đoàn Tia chớp nhiệt đới) thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1941 tại Ha-oai. Sư đoàn đã từng tham gia trong Chiến tranh thế giới thứ hai tại chiến trường tây nam Thái Bình Dương, chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). 

        Sư đoàn 25 đến Nam Việt Nam theo nhiều giai đoạn. Ngày 29 tháng 12 năm 1965, Lữ đoàn 3 là đơn vị đầu tiên của sư đoàn 25 đến Nam Việt Nam gồm 4.000 quân và 3.000 tấn trang bị, do đại tá Stau-tiu-ơ (Evrete A Stautuer) chỉ huy được cơ động bang đường không từ Ha-oai tới Plây Cu làm nhiệm vụ phối thuộc cho Sư đoàn bộ bính số 4 Mỹ. Ngày 18 tháng 1 năm 1966, Lữ đoàn 2 do đại tá Li-nut (Lynwood Johnson) chỉ huy được chuyên chở bằng tàu thuỷ đổ bộ lên đóng ở Củ Chi… Cũng trong thời gian này, do lực lượng sư đoàn bị thiếu hụt nên ngày 31 tháng 1 năm 1966, MACV buộc phải điều hai tiểu đoàn (4 thuộc Sư đoàn 9 và 4 thuộc Sư đoàn 23) từ A-lát-xca sang Ha-oai để tổ chức lại Lữ đoàn 1. Ngày 29 tháng 4 năm 1966, toàn bộ Lữ đoàn 1 và Bộ Tư lệnh Sư đoàn bộ binh 25 được chuyên chở bằng tàu sang Nam Việt Nam. Lữ đoàn 1 do đại tá To-lây (T.M.Torley) chỉ huy đóng ở Trảng Bàng. Như vậy, phải trong vòng hơn 4 tháng việc triển khai toàn bộ Sư đoàn bộ binh 25 Mỹ từ Ha-oai đến Nam Việt Nam mới hoàn thành. 

        Sư đoàn bộ binh số 25 đã tham gia nhiều chiến dịch lớn ở Nam Việt Nam, trong đó có chiến dịch Gian-xơn Xi-ty, Xê-đa Phôn và các chiến dịch tiến công sang Cam-pu-chia. Các đơn vị của Sư đoàn 25 rút khỏi Nam Việt Nam vào ngày 8 tháng 12 năm 1970. Riêng Lữ đoàn 2 còn ở lại Nam Việt Nam cho đến tháng 4 năm 1971.

        Tư lệnh Sư đoàn bộ binh số 25 từ năm 1966-1970: 

        – Thiếu tướng Uây-en (Fredrick C. Weyand): 3-1966 đến 3-1967. 

        – Thiếu tướng Tin-sơn (John C. F. Tillson III): 3 đến 8-1967. 

        – Thiếu tướng Mi-ơn (Fillmore K. Mearns): 8-1967 đến 8-1968. 

        – Thiếu tướng Uy-li-am-sơn (Ellis W. Williamson): 8-1968 đến 9-1969.

        – Thiếu tướng Baon (Edword Baultz): 9-1969 đến 12-1970. 

        Sư đoàn dù 101 

        Sư đoàn dù 101 (101st Airbome Division – Airmobile) là sư đoàn cơ động đường không của quân đội Mỹ, thành lập trong  Chiến tranh thế giới thứ hai (sư đoàn bộ binh sau đó chuyển thành sư đoàn dù), tham gia đổ bộ lên Noóc-man-di (1944) và một số cuộc hành binh khác của quân Đồng minh.

        Lữ đoàn đầu tiên của Sư đoàn dù 101 đến Nam Việt Nam vào ngày 29 tháng 7 năm 1965, tham gia tác chiến tại Vùng 2 chiến thuật. Các đơn vị còn lại của sư đoàn đến Nam Việt Nam vào ngày 19 tháng 11 năm 1967. Lực lượng của sư đoàn bao gồm mười tiểu đoàn bộ binh, một tiểu đoàn trinh sát đường không, năm tiểu đoàn pháo binh, một tiểu đoàn trực thăng mang rốc-két, ba tiểu đoàn trực thăng vũ trang. Quân số. 16.000 người. Sở chỉ huy sư đoàn đóng tại Biên Hoà thuộc Vùng 3 chiến thuật. 

        Cuối năm 1967, sư đoàn hoàn thành việc chuyển từ chiến thuật nhảy dù sang chiến thuật cơ động đường không, hoạt động chủ yếu ở Vùng 1 chiến thuật, trọng điểm là Thừa Thiên, Quảng Trị. Riêng Lữ đoàn 1 có thời gian hoạt động ở Phú Yên, Kon Tum thuộc Vùng 2 chiến thuật (7-1965 đến 2-1966). Đến năm 1968, toàn bộ sư đoàn được điều về phía bác Huế và ở lại Vùng 1 chiến thuật. 

        Trong hai năm 1970-1971, Sư đoàn dù 101 đã tham gia chiến dịch Giê-phơ-xơn Glê-mơn (Jefferson Glemon) – chiến dịch tác chiến bộ binh cuối cùng của quân Mỹ ở Nam Việt Nam. 

        Sư đoàn bắt đầu rút quân khỏi Nam Việt Nam vào tháng 12-1971 và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 năm 1972. Thương vong của sư đoàn trong chiến tranh Việt Nam khoảng 20.000 người, gấp hơn hai lần thương vong trong Chiến tranh thế giới thứ hai (9.328).

        Tư lệnh Sư đoàn dù 101 từ năm 1967-1972: 

        – Thiếu tướng Ba-san-ty (Onlinto M. Barsanti): 11-1967 đến 7-1968. 

        – Thiếu tướng Da-ít (Melvin Zais): 7-1968 đến 3-1969. 

        – Thiếu tướng Rai-tơ (John M. Wright): 3-1969 đến 3-1970. 

        – Thiếu tướng Hen-ne-sây (John J. Henessey): 3-1970 đến 1-1971. 

        – Thiếu tướng Tap-lây (Thomas M. Tarpley): 1-1971 đến 3-1972.

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex