Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Trận đánh Khe Sanh – Battle of Khe Sanh 1968 – P14

0 409

Với rừng pháo cao xạ của quân Giải Phóng chung quanh căn cứ Khe Sanh, không quân Mỹ đã sáng chế kỹ thuật LAPES nhằm giảm rủi ro cho các máy bay vận tải khi tiếp tế chiến trường Khe Sanh – Battle of Khe Sanh

Kỹ thuật LAPES hay còn gọi là kỹ thuật Bung Dù Tầm Thấp – Low Altitude Parachure Extraction ( LAPES ) đã được dùng trước đó trên một số phi trường vào năm 1967. Kỹ thuật này cho phép các máy bay C-130 Hercules có thể thả hàng xuống mà không cần hạ cánh. Khi áp dụng kỹ thuật này, các máy bay C-130 sẽ tiến vào phi trường từ phía Đông, sau đó hạ cánh cửa phía sau và chuẩn bị sẵn các kiện hàng được lắp trên các bệ gỗ có lắp dù. Trước khi chạm đất, các phi công sẽ giữ cho độ cơ chỉ đủ nâng máy bay cách mặt đất khoảng 1.5m . Khi máy bay bắt đầu lướt trên đường băng, các phi công sẽ bấm nút và thả các kiện hàng này . Các kiện hàng này sẽ trượt dài trên đường băng và bung các cánh dù để giảm tốc độ. Các máy bay sẽ lập tức lấy tốc độ và vọt lên cao để tránh pháo cao xạ . Các binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến sẽ dùng xe nâng, tiến ra phi đạo để thu gom các kiện hàng

Trong trận đánh Khe Sanh – Battle of Khe Sanh, Một số phi công có kinh nghiệm, có thể thả các kiện hàng và chúng dồn lại nhau trong khoảng 25m2. Trong một số trường hợp, các dù không bung ra và các kiện hàng trượt dài trên đường băng và phải tốn công thu gom. Đã có trường hợp, 1 kiện hàng nặng 8 tấn, do không bung được dù đã trượt dài đến cuối đường băng phía Tây, đâm sầm vào phòng ăn ở đây và đè chết 3 Thủy Quân Lục Chiến

Một kỹ thuật khác gọi là hệ thống Bung Dù Gần Mặt Đất – Ground Proximity Extraction System (GPES) nhưng ít hơn so với kỹ thuật LAPES . Đã có 15 chuyến bay sử dụng kỹ thuật GPES so với 52 chuyến bay sử dụng LAPES . Với kỹ thuật GPES, khi các máy bay lướt với tốc độ chậm trên đường băng, các phi công sẽ cố gắng đi vào các dây cable hãm đà giống như các dây hãm đà trên hàng không mẫu hạm. Khi đó, các móc sẽ được móc vào các kiện hàng và các kiện hàng được thả ra. Với kỹ thuật này, các kiện hàng sẽ được thả và gom tập trung lại với nhau

Vấn đề khó khăn chính là các Thũy Quân Lục Chiến rất khó lắp đặt chính xác các đường dây hãm đà trên đường băng do phải liên tục di chuyển để tránh pháo kích. Sau những trở ngại ban đầu, kỹ thuật này đã được ứng dụng rất tốt. Một kiện hàng với 300 quả trứng đã được thả êm xui mà không có quả nào bị bể

Tuy nhiên, trong trận đánh Khe Sanh, phần lớn thời gian khu vực căn cứ Khe Sanh bị sương mù che phủ ở tầm thấp nên hạn chế sử dụng các kỹ thuật LAPES lẫn GPES. Phần lớn tiếp tế vẫn dựa vào cách thả dù. Các phi công máy bay C-130 dựa vào Đài Kiểm Soát Không Lưu của Thủy Quân Lục Chiến – Marine Air Traffic Control Unit (MATCU) ở căn cứ Khe Sanh. Các Nhân Viên Điều Khiển Không Lưu ở đài này sẽ hướng dẫn máy bay bay đến khu vực gần đường băng phía Đông. Nhân Viên Điều Khiển Không Lưu sẽ ra lệnh : “Chuẩn bị, Chuẩn bị, Đánh dấu” . Khi đến Lệnh “Đánh Dấu”, các phi công sẽ nhấn nút tắt đồng hồ, kích hoạt hệ thống Dẫn Đường Doppler. Hệ thống sẽ chuyển sang bay theo hướng đã định trước và duy trì độ cao ở khoảng 1.500m-1.800m và máy bay sẽ bay đến khu vực thả dù phía Tây khu Đỏ – Red Sector. Đồng sẽ bắt đầu đếm đến 20-26 giây tùy sức gió. Các phi công sẽ chuyển máy bay sang hướng 8 độ và thả 16 kiện dù chứa 15 tấn hàng tiếp tế xuống khu vực thả rộng khoảng 300m2. Tất cả đều được tính toán chính xác và xác suất dù rơi chệch mục tiêu chỉ khoảng 95m-133m

Trực thăng đổ bộ các binh sĩ trong trận đánh Khe Sanh trong chiến tranh Việt Nam - UH-1 Huey gave supports in Battle of Khe Sanh - Siege of Khe Sanh 1968 in Vietnam war
Trực thăng đổ bộ các binh sĩ trong trận đánh Khe Sanh trong chiến tranh Việt Nam – UH-1 Huey gave supports in Battle of Khe Sanh – Siege of Khe Sanh 1968 in Vietnam war

Trong một vài trường hợp, dù bị lệch và kiện hàng rơi ra xa khu vực bãi thả. TQLC Mỹ sẽ dùng pháo để pháo kích phá hủy kiện hàng để tránh rơi vào tay quân Giải Phóng. Trong suốt trận chiến Khe Sanh, Không Quân Mỹ đã thả 496 đợt tiếp tế bằng dù xuống căn cứ Khe Sanh

Có những sai sốt về số lượng hàng tiếp tế đã được cung cấp cho căn cứ Khe Sanh. Kho lưu trữ của Không Quân Mỹ đã ghi nhận rằng trong số 14.356 tấn hàng đã cung cấp trong trận đánh Khe Sanh, Không Quân Mỹ đã cung cấp 12.430 tấn. Trong đó có 8.120 tấn thả bằng dù và 4.310 tấn cung cấp bằng máy bay đáp tại đường băng . Phía Thủy Quân Lục Chiến Mỹ cũng ghi nhận việc đã dùng trực thăng để tiếp tế 4.661 tấn cho các ngọn đồi tiền đồn . Các hàng hóa này được bốc đi từ căn cứ Đông Hà và trực tiếp đưa đến các tiền đồn không thông qua căn cứ Khe Sanh 

Mặc dù tiếp tế bằng dù đủ để cung cấp lương thực và đạn dược. Vẫn có vài thứ phải trao và nhận một cách riêng lẽ. Đó là đón thương binh, đạn loại đặc biệt, những hàng dễ vỡ, … mà không thể thả bằng dù. Với việc các máy bay C-130 không thể đáp xuống, nhiệm vụ này được giao cho các máy bay C-123 Provider của Phi Đoàn Biệt Kích 315 – 315Th Commando Wing và phi đoàn MAG-16, MAG-36 trực thăng. Các trực thăng có thể nhanh chóng đáp xuống , thả hàng, đón thương binh, … ngay cả ở vùng có hệ thống cao xạ dày đặc. Tuy nhiên, sức chở của trực thăng lại hạn chế

Các máy bay vận tải C-123 Provider nhỏ hơn máy bay C-130 nhưng rất nhanh nhẹn, vững chãi và đặc biệt là chỉ đòi hỏi đường băng dài 400m so với đường băng dài 1.300m đang có tại Khe Sanh . Các máy bay C-123 có thể nhanh chóng đáp xuống, cất cánh và xoay đầu bay về bất chấp các vụ pháo kích liên tiếp vào đường băng Khe Sanh. Tuy nhiên máy bay C-123 cũng gặp nhiều nguy hiểm khi đi vào vùng trời Khe Sanh. Ngày 6 tháng 3, một chiếc C-123 bị bắn rơi và đâm sầm xuống đất. Trên máy bay có 43 binh sĩ TQLC, 1 binh sĩ Hải Quân, 4 binh sĩ Không Quân , tất cả đều thiệt mạng

Sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến những chiến công của các phi đoàn trực thăng MAG-36 và MAG-16 . Các phi công của các phi đoàn này thường xuyên bay ra bay vào các trận địa để tiếp tế lương thực, vũ khí, tải thương, vận chuyển binh sĩ, … Các trực thăng cũng đối mặt các nguy cơ giống như máy bay cánh cố định , đó là trần bay thấp và lưới phòng không dày đặc của quân Giải Phóng. Thế nhưng, sự nguy hiểm đối với trực thăng lại cao hơn gấp bội do trực thăng có tốc độ thấp và dễ bị bắn hạ hơn . Phi đoàn MAG-36 hoạt động từ các căn cứ ở Quảng Trị và Đông Hà trong khi căn cứ chính là ở Phú Bài . Các trực thăng chủ yếu là UH-1 Huey, trực thăng CH-46 và trực thăng CH-34. Các phi công đã bay hàng giờ bay ngày cũng như đêm để tiếp tế cho Thủy Quân Lục Chiến ở căn cứ Khe Sanh và các tiền đồn. Phi đoàn MAG-16 đóng ở Đà Nẵng chủ yếu sử dụng các trực thăng CH-53 có tải trọng lớn hơn cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong việc tiếp tế cho Khe Sanh

Xem từ đầu : Trận đánh Khe Sanh 1968Battle of Khe Sanh 1968Siege of Khe Sanh 1968 – P1

Xem lại : Trận đánh Khe SanhBattle of Khe Sanh 1968Siege of Khe Sanh 1968– P13

Xem tiếp : Trận đánh Khe SanhBattle of Khe Sanh 1968Siege of Khe Sanh 1968– P15

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex