Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Chiến dịch Campuchia – Cambodian Incursion Campaign 1970 – P7

0 771

Vào giữa tháng 4 năm 1970, tướng Abrams – tư lệnh quân đội Mỹ tại Việt Nam đã trao đổi với tướng Cao Văn Viên – Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội VNCH về kế hoạch mở chiến dịch Campuchia – Cambodian Incursion – Cambodian Campaign 

Điều gì sẽ xảy ra nếu quân đội Bắc Việt lật đổ chính quyền Lon Nol và thiết lập chính phủ mới thân Cộng hay đưa Sihanouk lên nắm quyền lại ?. Điều này chắc chắn sẽ gây rất nhiều khó khăn cho chính phủ Nam Việt Nam. Khi đó đường biên giới kéo dài gần 1.000km ở phía tây miền Nam Việt Nam sẽ trở thành hành lang thâm nhập để Bắc Việt tiếp tục đưa người và vũ khí từ Bắc vào Nam Việt Nam. Những năm trước đây, Bắc Việt nhanh chóng bổ sung tiếp tế cho các đơn vị chiến đấu ở miền Nam Việt Nam bị tổn thất và điều này sẽ được lập lại

Bây giờ là cơ hội để giúp chính quyền mới ở Campuchia có thể chống lại những nguy cơ từ Bắc Việt đó là sự hỗ trợ tổng lực về trang bị vũ khí và tài chính mà không cần tham chiến trực tiếp. Campuchia cần sự hỗ trợ và điều này sẽ mất khoảng thời gian dài. Campuchia không thể làm thay đổi cán cân tình thế theo chiều có lợi trong thời gian ngắn mà cần có thời gian thế nhưng thời gian là thứ Campuchia đang thiếu

Tình thế của Campuchia vào tháng 4 năm 1970 giống như miền Nam Việt Nam đã trải qua vào giai đoạn cuối năm 1964 đầu năm 1965. Thế nhưng điều khác biệt là miền Nam Việt Nam khi đó được sự trợ giúp của Mỹ và quân đội Mỹ đã tham chiến để hỗ trợ

Sự trợ giúp của quân đội Mỹ là một khả năng có thể . Thế nhưng học thuyết Nixon vốn đã trải qua những gì đã gặp ở Việt Nam sẽ không cho phép biến Campuchia thành Việt Nam thứ hai. Thêm vào đó, phong trào phản chiến ở Mỹ đã yêu cầu chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam và đưa quân Mỹ về nước. 

Trong hai khả năng trên thì đều không thể thực hiện được. Thế nhưng Mỹ không thể để quân Bắc Việt thản nhiên tung hoành ở Campuchia. Điều phù hợp nhất chính là sự can thiệp giới hạn do cuộc chiến ở Campuchia là cuộc chiến mở rộng ở Việt Nam. Quân Mỹ và quân đội Nam Việt Nam hoàn toàn có quyền truy đuổi quân Bắc Việt ngoài biên giới và trong tình huống cho phép, có thể tiêu diệt quân Bắc Việt, phá hủy các căn cứ, kho tàng, … nằm trên lãnh thổ Campuchia. Như thế, những nguy cơ tiềm ẩn về bùng phát chiến tranh ở hai quốc gia này sẽ được loại trừ. Thế nhưng, nếu chỉ đơn thuần quân miền Nam Việt Nam hoặc quân Mỹ thì sẽ không thể thực hiện được mà là sự kết hợp giữa quân miền Nam Việt Nam được sự hỗ trợ của hỏa lực Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, sự tham chiến của quân Mỹ sẽ thích hợp với chính sách đẩy mạnh và phát triển khả năng chiến đấu của quân đội Sài Gòn

Tuy nhiên, điều Mỹ quan tâm đó là nếu thất bại trong cuộc chiến ở Campuchia sẽ làm kế hoạch rút quân Mỹ khỏi Việt Nam thêm nhiều rủi ro. Mỹ đã lên kế hoạch rút thêm 150.000 quân khỏi Việt Nam cho đến thời điểm tháng 4 năm 1971. Để việc rút quân được thuận lợi cần giảm mức thương vong đến mức tối thiểu. Do đó, tốt nhất là tấn công Campuchia vào thời điểm này để làm giảm rủi ro về tổn thất trong tương lai. Cho đến thời điểm tháng 4 năm 1971, lực lượng quân Mỹ sẽ vẫn đủ để bảo vệ an toàn các căn cứ quân sự ở Việt Nam. Nếu quân địch vẫn an toàn và tiếp tục củng cố lực lượng vào thời điểm hiện tại, họ sẽ là nguy cơ lớn cho quân đội Mỹ vào năm sau mà không sợ bị trả đũa

Tướng Đỗ Cao Trí - tư lệnh Quân Đoàn III và cũng là chỉ huy Việt Nam của cuộc hành quân Campuchia hay chiến dịch Campuchia năm 1970 trong chiến tranh Việt Nam - General Do Cao Tri - ARVN commander in Cambodian Incursion - Cambodian Campaign 1970 in Vietnam war
Tướng Đỗ Cao Trí – tư lệnh Quân Đoàn III và cũng là chỉ huy Việt Nam của cuộc hành quân Campuchia hay chiến dịch Campuchia năm 1970 trong chiến tranh Việt Nam – General Do Cao Tri – ARVN commander in Cambodian Incursion – Cambodian Campaign 1970 in Vietnam war

Cuộc đột kích phối hợp

Việc phá hủy các hệ thống kho tàng của quân Bắc Việt trên lãnh thổ Campuchia từ lâu đã được quân Mỹ và chính phủ Sài Gòn nghiên cứu đến. Việc này đáng lẽ đã được thực hiện trước năm 1970. Tuy nhiên, các vấn đề chính trị đã không cho điều này được tiến hành, đặc biệt là trong huống khi đó Sihanouk vẫn còn tại vị

Vào giữa tháng 4, tướng Abrams – Tổng Chỉ Huy Lực Lượng Mỹ tại Việt Nam đã thảo luận về ý định của việc mở cuộc hành quân Campuchia hay chiến dịch CampuchiaCambodian IncursionCambodian Campaign với Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội VNCH là tướng Cao Văn Viên. Ngay sau đó, tướng Viên đã thảo luận điều này với tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Các thông tin về cuộc thảo luận và ý định về cuộc tấn công vào Campuchia được giữ kín và chỉ có cơ quan MACV – Phái Bộ Hỗ Trợ Quân Sự Mỹ tại Việt Nam cùng cơ quan Tham Mưu biết . Ngay cả Ban Tham Mưu cấp sư đoàn cũng không biết về kế hoạch này. Vài ngày sau, Bộ Tham Mưu của Quân Đoàn III nhận được lời yêu cầu miệng của tổng thống Thiệu rằng Quân Đoàn III sẽ phối hợp với quân Mỹ để tổ chức cuộc hành quân ở Campuchia. Các chỉ thị này sau đó được truyền đến tướng Đỗ Cao Trí – tư lệnh Quân Đoàn III . Ban Tham Mưu cũng không lập bất cứ kế hoạch nào hoặc bất cứ ý kiến gì đối với các bậc chỉ huy của Quân Đoàn III

Cuối tháng 4 năm 1970, tổng thống Thiệu gửi 1 Chỉ Thị Tối Mật đến Bộ Tổng Tham Mưu cho phép quân đội Việt Nam tiến hành các cuộc hành quân ở Campuchia. Chỉ Thị này sau đó được gửi đến các bậc chỉ huy của quân đội và một bản của chỉ thị này được đến cơ quan MACV để lấy ý kiến

Về mặt tổng quan, cuộc hành quân buộc phải tuân theo các điều khoản sau :

  1. Khu vực hành quân của quân đội Việt Nam Cộng Hòa sẽ dọc theo biên giới Campuchia và tùy theo vị trí sẽ đi sâu vào phía trong lãnh thổ Campuchia từ 40-60km. Khu vực này được gọi là Vùng Quan Tâm Chiến Thuật – Tactical Area of Interest (TAOI) . Trong khu vực này, các chỉ huy quân đội VNCH được phép phối hợp với quân đội Mỹ nhằm tổ chức các hoạt động quân sự để chống lại các căn cứ, hệ thống kho tàng, … của quân Bắc Việt. Các chỉ huy quân đội VNCH cũng được phép phối hợp với các chỉ huy quân đội Campuchia trong khu vực nhằm tiến hành các hoạt động quân sự phù hợp mối bang giao hai nước. Với các hoạt động ngoài khu vực TAOI, các chỉ huy VNCH cần xin chỉ thị từ Bộ Tổng Tham Mưu. Với các hoạt động liên quan đến các Quân Đoàn khác, các chỉ huy cần phối hợp với nhau và đệ trình kế hoạch hoạt động lên Bộ Tổng Tham Mưu
  2. Trong chiến dịch quân sự trên lãnh thổ Campuchia, quân đội VNCH được phép sử dụng các cảng biển, đường thủy, sân bay, … nhằm phục vụ chiến dịch quân sự
  3. Hải Quân Việt Nam sẽ tổ chức các cuộc tuần tra trong vịnh Siam và chịu trách nhiệm bảo vệ vùng biển thuộc lãnh thổ Nam Việt Nam. Hải Quân Việt Nam cũng sẽ phối hợp hoạt động với quân đội Campuchia trên các tuyến sông thuộc sông Mekong. Hải Quân Việt Nam cũng chịu trách nhiệm hỗ trợ tiếp tế cho Phnom Penh và xa nhất là đến khu vực Neak Luong. Hải Quân Campuchia sẽ chịu trách nhiệm từ Neak Luon đến Phnom Penh
  4. Không Quân Việt Nam sẽ hỗ trợ hỏa lực và yểm trợ các cuộc hành quân với các mệnh lệnh chỉ huy trực tiếp từ Bộ Tổng Tham Mưu
  5. Quân đoàn 3 sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ tu bổ và dọn đường trên QL 1 từ Gò Dầu Hạ đến Neak Luong. Từ Neak Luong đến phía Bắc sẽ do FANK phụ trách
  6. Vũ khí và đạn dược thu được của quân Bắc Việt sẽ được giao cho FANK để trang bị cho quân đội. Nếu lượng vũ khí quá lớn hoặc quá cồng kềnh không thể mang đi được sẽ được phá hủy nhưng lưu lại hình ảnh làm dữ liệu
  7. Khi hoạt động ở Campuchia, lực lượng Không Quân VNCH luôn phải chú ý đề phòng và bảo vệ thường dân Capuchia cũng như chùa chiềng, miếu thờ, ..Chỉ huy khu vực sẽ chịu trách nhiệm nếu có những vụ oanh kích nhằm hay những vụ tấn công do binh sĩ dưới quyền tiến hành hoặc xảy ra

Xem lại từ đầu : Chiến dịch Campuchia 1970Cambodian Incursion 1970Cambodian Campaign 1970 – P1

Xem lại : Chiến dịch Campuchia 1970Cambodian Incursion 1970Cambodian Campaign 1970 – P6

Xem tiếp : Chiến dịch Campuchia 1970Cambodian Incursion 1970Cambodian Campaign 1970 – P8

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex