Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Chiến tranh biên giới Việt Trung 1979 và Nguyên nhân – China Sino Vietnam war – P2

0 824

Các tài liệu chính thức về Chiến tranh biên giới Việt Trung 1979 hay còn gọi là – Sino Vietnam war – China Vietnam war đến nay đều chưa được hai bên giải mật

Theo nhà sử học Nguyễn Ngọc Minh, từ 1974 tới tháng 1/1979, trước khi diễn ra chiến tranh Việt Nam – Trung Quốc, phía Bắc Kinh đã gây ra 4.563 vụ xâm lấn biên giới, gây hận thù dân tộc (1974: 179 vụ; 1975: 294 vụ; 1976: 812 vụ; 1977: 873 vụ; 1978: 2175 vụ; 1979: trước ngày 17/2/1979, 230 vụ). Tài liệu của Huỳnh Văn Trình cho biết: năm 1974 – 179 vụ, trong đó có vụ rất nghiêm trọng xảy ra vào 01/6/1974 (500 lính và dân binh Trung Quốc bao vây chiến sĩ biên phòng Việt Nam suốt 24 giờ ở Phia Un (Trà Lĩnh – Cao Bằng) và vào 16/6/1974 (gây ẩu đả ở khu vực Phai Luông – Sóc Giang, Cao Bằng; dùng hàng ngàn người gây nên trận “mưa đá” làm hàng chục dân Việt Nam bị trọng thương); năm 1975 – 294 vụ (gấp đôi năm 1974); năm 1976 – 812 vụ (gấp 4 lần năm 1974), trong đó 10 lần dùng lực lượng từ 1000 đến 3000 người bao vây chiến sĩ biên phòng, 3 lần cướp giật vũ khí, gây xô xát … làm cho số bị thương của Việt Nam lên đến 300 người; năm 1977 – 873 vụ, trong đó 25 lần dùng lực lượng đông người với hung khí  (búa, xà beng, súng cao su bắn tên sắt) và hành vi côn đồ gây thương tích cho 413 người Việt Nam, bắt đi 17 người (trong đó 15 chiến sĩ biên phòng); năm 1978 – 2175 vụ (gần gấp 3 lần năm 1977) với 24 vụ nổ súng làm chết và bị thương 72 dân và chiến sĩ biên phòng Việt Nam.

Tài liệu của Trung Quốc cho rằng “từ năm 1975 đến 16 tháng 2 năm 1979, trước ngày trước khi diễn ra Chiến tranh biên giới Việt Trung 1979 hay còn gọi là Sino Vietnam warChina Vietnam war mà phía Trung Quốc buộc phải thực hiện hành động đánh trả để tự vệ, nhà cầm quyền Việt Nam liên tục gây ra khiêu khích vũ trang và liên tiếp gây ra các sự kiện xâm lược với số vụ ngày càng tăng. Số liệu các sự việc đó như sau: năm 1975: 439 vụ; năm 1976: 986 vụ; năm 1977: 572 vụ; năm 1978: 1108 vụ; năm 1979 (tính đến ngày 16 tháng 2 năm 1979): 129 vụ.”

Khó có thể đánh giá con số nào là chính xác và sự thực ai là bên gây hấn, nước nhỏ hay nước lớn, do các tài liệu chính thức chưa được giải mật. Song một điều hiển nhiên chúng chứng minh tình hình biên giới đã căng thẳng gấp nhiều lần so với trước và đã xảy ra trước khi quân tình nguyện Việt Nam tiến sang Campuchia.

Vấn đề người Hoa cũng bị cuốn hút vào trò chơi chính trị, gây bất ổn trên biên giới. Nguyên nhân chính là sự khác biệt trong chính sách của hai nước đối với bộ phân dân cư này. Trung Quốc coi đó là Hoa kiều ở Việt Nam còn Việt Nam thì có chính sách coi đó là người Việt gốc Hoa, một bộ phận trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Do những nguyên nhân lịch sử đến năm 1954, Hoa kiều cư trú tại Việt Nam ước chừng hơn 1,5 triệu người, trong đó khoảng 80% Hoa kiều tập trung ở miền Nam Việt Nam. Chỉ tính số người Hoa sinh sống ở Sài Gòn và Chợ Lớn đã chiếm khoảng trên 50% tổng số Hoa kiều ở Việt Nam. Hoa kiều ở miền Bắc có khoảng 300 ngàn người, phần lớn tập trung ở tỉnh Quảng Ninh 180 ngàn người, thành phố Hải Phòng hơn 50 ngàn người, và Hà Nội.

Năm 1955, Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thỏa thuận là người Hoa ở miền Bắc là do Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo và dần dần chuyển thành công dân Việt Nam. Trong vòng 20 năm (1955-1975), người Hoa ở miền Bắc được hưởng quyền lợi và làm nghĩa vụ như công dân Việt Nam. Còn người Hoa ở miền Nam, từ năm 1956 dưới chính quyền Ngô Đình Diệm, đã vào quốc tịch Việt Nam để được hưởng nhiều điều kiện dễ dàng trong việc làm ăn sinh sống.

Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, Chính phủ và nhân dân Việt Nam tiếp tục nghiêm chỉnh thực hiện sự thỏa thuận năm 1955 giữa hai đảng về người Hoa ở miền Bắc, đồng thời tôn trọng thực tế lịch sử về người Việt gốc Hoa ở miền Nam, coi người Hoa ở cả hai miền là một bộ phận trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Người Việt gốc Hoa ở Việt Nam đã sát cánh cùng các dân tộc anh em khác và có nhiều đóng góp trong cuộc đấu tranh chống Mỹ và xây dựng CNXH ở miền Bắc.

Việt Nam đề xuất đàm phán vì vấn đề người Hoa rất dễ giải quyết trên tinh thần những người đã vào quốc tịch Việt Nam, đã là một bộ phận người Việt gốc Hoa, được hưởng mọi quyền lợi và nghĩa vụ của công dân Việt Nam yên tâm ở lại, có một cuộc sống bình thường, không lo lắng, cùng với toàn thể cộng đồng dân tộc Việt Nam chung tay xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và cuộc sống hạnh phúc, phồn vinh cho chính họ. Những người đã vào quốc tịch Việt Nam và những người chưa vào quốc tịch Việt Nam nay muốn rời Việt Nam sẽ được cho phép bởi chính quyền Việt Nam sau khi họ thực hiện đầy đủ các thủ tục xuất cảnh và được phép mang theo đầy đủ tài sản. Những người không phải quốc tịch Việt Nam mong muốn ở lại Việt Nam sẽ được đối xử như những người nước ngoài định cư khác.

Ngược lại, phía Trung Quốc phủ nhận thực tế lịch sử về những người Việt gốc Hoa ờ miền nam Việt Nam đã vào quốc tịch Nam Việt Nam, cho rằng chính sách của chính quyền Ngô Đình Diệm bắt người Hoa vào quốc tịch Việt Nam là phản động. Bắc Kinh cho rằng vấn đề người Hoa ở miền Nam Việt Nam, chiếm 90% người Hoa ở Việt Nam phải được giải quyết bằng tham vấn hai bên sau khi Việt Nam thống nhất.

Trong khi hai bên chưa thống nhất thì người Việt gốc Hoa tại Nam Việt Nam dù đã vào quốc tịch Việt Nam từ 1956 vẫn được coi là kiều dân Trung Quốc. Bắc Kinh đã triển khai lập các tổ chức “Hoa kiều hòa bình liên hiệp hội”, “Hoa kiều tiến bộ”, “Hoa kiều cứu vong hội”, “Đoàn thanh niên chủ nghĩa Mac – Lenin”, “Hội học sinh Hoa kiều yêu nước”, “Mặt trận thống nhất Hoa kiều”..,v.v.. mà không có sự đồng ý của Hà Nội. Các tổ chức này tuyên truyền, nhập khẩu cách mạng văn hóa. Sau năm 1972, khi Trung-Mỹ bắt tay, người Việt Nam cảm thấy cuộc chiến đấu chống Mỹ của mình bị phản bội nên bắt đầu nhìn nhận những tổ chức này dưới con mắt ngờ vực. Các tổ chức này đã có những hoạt động chống lại các chính sách của chính quyền, chống lệnh đăng ký nghĩa vụ quân sự, chống việc đi xây dựng vùng kinh tế mới, kích động tâm lý huyết thống trong người Việt gốc Hoa, khơi lên phong trào đòi trở lại quốc tịch Trung Quốc.

Sau năm 1975, một số chi bộ Hoa Kiều ở Sài Gòn Chợ Lớn còn có vũ trang. Để đối phó với sức ép chiến tranh biên giới Tây Nam, Việt Nam siết chặt chính sách một quốc tịch. Các hoạt động in tiền giả, đầu cơ tích trữ, nâng giá hàng trong một bộ phận tư sản mại bản, phá kế hoạch ổn định và phát triển kinh tế của các cơ quan Nhà nước ở miền Nam là nguyên nhân Việt Nam tiến hành cuộc “cải tạo tư sản công thương nghiệp” năm 1978. Nó tác động đến hàng loạt các nhà tư sản trong đó có nhiều người Việt gốc Hoa. Truyền thông Trung Quốc vu cáo Việt Nam “xua đuổi, bài xích, khủng bố người Hoa”, gây ra vấn đề “nạn kiều” cưỡng bức người Hoa ở Việt Nam ồ ạt di cư đi Trung Quốc. Hai tàu của Trung Quốc có tên Minh Hoa (Minghua) và Trường Lý (Changli) không có phép của Việt Nam đã được đưa ngay vào cảng Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh để đón người nhập cư và gây áp lực với chính quyền sở tại. Việt Nam cáo buộc Trung Quốc kích động quần chúng người Việt gốc Hoa đang làm ăn yên ổn ở Việt Nam một tâm trạng hoang mang, lo sợ chiến tranh sắp nổ ra, một tâm lý nghi ngờ, thậm chí thù ghét người Việt Nam, khiến họ ồ ạt kéo đi Trung Quốc. Đây là động thái gây xáo trộn về chính trị, xã hội, kinh tế ở Việt Nam, như họ đã làm ở một số nước Đông Nam châu Á và Nam Á trước kia, đồng thời kích động dư luận Trung Quốc, chuẩn bị sẵn sàng “đạo quân thứ năm” cho việc tiến hành xâm lược Việt Nam trong bước sau. 

Xem lại : Chiến tranh biên giới Việt Trung 1979 – Sino Vietnam war 1979China Vietnam war 1979 – P1

Xem tiếp : Chiến tranh biên giới Việt Trung 1979 – Sino Vietnam war 1979China Vietnam war 1979 – P3

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex