Sài Gòn : Từ ngừng bắn đến đầu hàng – Cease-fire to capitulation in Vietnam war – P2
Sài Gòn : Từ ngừng bắn đến đầu hàng – From cease-fire to capitulation in Vietnam war – P2
Bắc Việt mở đầu chiến dịch Nguyễn Huệ ở vùng I Chiến Thuật với 3 sư đoàn. Nhưng trong suốt cuộc chiến, lực lượng đã được tăng cường đến 8 sư đoàn. Ngoài ra còn có 5 trung đoàn độc lập, 3 trung đoàn thiết giáp, 7 trung đoàn pháo binh. Ngoài ra còn có các đơn vị pháo dã chiến, phòng không, công binh, đặc công, …
Đối mặt với lực lượng này là 5 sư đoàn VNCH và 1 liên đoàn Biệt Động Quân và các đơn vị Biệt Động Quân biên phòng và địa phương quân. Mỗi liên đoàn Biệt Động Quân bao gồm 3 tiểu đoàn. Mỗi tiểu đoàn có 600 người, quân số ít hơn tiểu đoàn bộ binh . Các tiểu đoàn Biệt Động Quân biên phòng chủ yếu là người dân tộc thiểu số ở các địa phương vùng biên giới, được huấn luyện để phòng thủ làng xóm, buôn làng trong khu vực, quân số mỗi đơn vị tiểu đoàn chỉ bao gồm 460 người
Lực lượng địa phương bao gồm Địa Phương Quân và Dân Vệ . Lực lượng địa phương và dân vệ là những người dân được huấn luyện và vũ trang để phòng thủ ở địa phương. Địa phương quân được tổ chức thành đại đội và tiểu đoàn do tỉnh tưởng chỉ huy. Lực lượng Dân Vệ được tổ chức thành trung đội do cấp huyện, cấp xã chỉ huy
Trong tháng 11 năm 1972, 2 lữ đoàn TQLC VNCH được sự yểm trợ của Không Quân Mỹ đã cố gắng tấn công dọc theo bờ biển theo đường tỉnh lộ 560 để chiếm bờ sông phía Nam của sông Cửa Việt . Thời tiết xấu khiến việc Không yểm bị hạn chế, 2 lữ đoàn TQLC gặp sự chống cự mãnh liệt của Quân Bắc Việt với sư đoàn 325 cùng với trung đoàn 101 và trung đoàn 48 của sư đoàn 320. Các đơn vị này được sự yểm trợ của trung đoàn 164 pháo binh với các khẩu pháo 130mm của Liên Xô cung cấp. Ngoài các lực lượng trên, quân Bắc Việt còn có trung đoàn 27 và trung đoàn 31 của mặt trận B-5
Trong khi TQLC giữ Quảng Trị và tấn công lên mặt Bắc thì sư đoàn Nhảy Dù tấn công về hướng Tây Nam theo dòng sông Thạch Hãn hướng theo căn cứ Anne và căn cứ Babara và rừng Hải Lăng. Khu này bị tái chiếm vào tháng 11 năm 1972 . Đến tháng 12, cuộc tấn công này bị trì trệ do mưa dầm khiến các cuộc không yểm bị trì hoãn. Hướng tấn công về phía Nam của Quảng Trị của sư đoàn Nhảy Dù gặp sự chống cự của sư đoàn 312 và trung đoàn 95 thuộc sư đoàn 325 Bắc Việt . Đến cuối năm 1972, có đến 4 sư đoàn Bắc Việt bao gồm sư đoàn 304, 312, 320, 325 cùng 2 trung đoàn độc lập 27 và 31 thuộc mặt trận B-5 đóng quân ở khu vực Cửa Việt và dọc sông Thạch Hãn . Còn có một sư đoàn Bắc Việt sau chiến dịch Nguyễn Huệ đã quay về Bắc là sư đoàn 308 để tái bổ sung và đóng vai trò tổng trừ bị
Ngoài sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến và sư đoàn Nhảy Dù, Quân Đoàn I còn có đơn vị khác là sư đoàn 1 Bộ Binh. Cũng giống như sư đoàn 22 của Quân Đoàn II, sư đoàn 1 bộ binh là một sư đoàn bộ binh mạnh với 4 trung đoàn bao gồm trung đoàn 1,3, 54, 56. Mỗi trung đoàn có 4 tiểu đoàn trong khi các sư đoàn bộ binh thông thường khác có 3 trung đoàn và mỗi trung đoàn có 3 tiểu đoàn.
Sư đoàn 1 bộ binh VNCH phòng thủ dọc đèo Hải Vân và hỗ trợ lực lượng địa phương để phòng thủ Huế. Đối mặt trực tiếp sư đoàn này là sư đoàn 324 Bắc Việt với 3 trung đoàn 29, 803, 812 . Ngoài ra còn có trung đoàn 5 và trung đoàn 6 độc lập Bắc Việt đóng ở phía Tây Nam Huế . Ngoài ra còn có các tiểu đoàn du kích địa phương đóng ở Phú Lộc
Việc triển khai sư đoàn 1 Bộ Binh vào cuối năm 1972 như sau : trung đoàn 3 giữ căn cứ T-Bone và phía Đông, phía Nam của Sông Bồ. Ở phía Nam, trung đoàn 1 giữ căn cứ Veghel và căn cứ Bastoge và tuyến đường 547 đi đến Huế. Trung đoàn 51 giữ Phú Bài và tuần tra dọc QL 1 ở phía Nam đèo Hải Vân. Trung đoàn 54 giữ các ngọn đồi phía Nam và Tây Nam của Phú Bài và Phú Lộc
Sư đoàn 3 bộ binh VNCH vốn bị thiệt hại nặng trong chiến dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972 và vẫn còn đang trong quá trình tái huấn luyện và bổ sung. Sư đoàn này chịu trách nhiệm phòng thủ khu vực quan trọng phía Nam và Tây Nam của Đà Nẵng. Đây là khu vực thuộc thị trấn Đức Dục và thung lũng Quế Sơn là những nơi ác liệt nhất trong Mùa Hè Đỏ Lửa . Quân Bắc Việt thường xuyên đụng trận với quân VNCH ở đây nhằm chiếm giữ khu vực có thể từ đây đặt các dàn rocket và pháo dã chiến để có thể pháo kích và tấn công uy hiếp Đà Nẵng . Khu vực thung lũng Quế Sơn có địa hình rất phức tạp giúp cho quân Bắc Việt có thể lẫn tránh dễ dàng. Đây cũng là khu vực với nhiều mây thấp và sương mù nên các cuộc không kích của không quân thường không có có hiệu quả
Đối mặt với sư đoàn 3 là sư đoàn 711 Bắc Việt với 3 trung đoàn : 31, 38 và 270 . Ngoài ra còn có trung đoàn thiếp giáp – pháo binh 572 của Quân Khu 5. Trung đoàn 5 độc lập bị thiệt hại nặng trong chiến dịch Nguyễn Huệ nên đã bị giải tán và lấy binh sĩ bổ sung cho cho sư đoàn 711
Sư đoàn 3 VNCH phòng thủ khu vực giữa Quảng Nam và Quảng Tín, 2 tỉnh này bao quanh thung lũng Quế Sơn. Mặc dù sư đoàn 3 vẫn giữ được căn cứ Ross ở giữa Quế Sơn nhưng không thể giữ được đường giao thông với thị trấn Hiệp Đức. Cuối năm 1972, trung đoàn 31 Bắc Việt đang ở phía Tây Nam căn cứ Ross và trung đoàn 270 đang ở gần tuyến đường 536 đã băng qua thung lũng Quế Sơn để tiến về Nam theo đường núi Ông Gai. Tại đây, các đơn vị Bắc Việt đã đụng trận nặng với trung đoàn 2 thuộc sư đoàn 3 VNCH
Các tù binh bắt được và các binh sĩ đào ngũ của Bắc Việt đã tiết lộ cho biết tinh thần của sư đoàn 711 Bắc Việt đã xuống rất thấp . Bệnh tật và các thương vong trong chiến trận đã khiến lực lượng của sư đoàn 711 hao mòn nặng nề chẳng hạn các tiểu đoàn thuộc trung đoàn 270 chỉ còn quân số chưa đến 200 người . Điều này được chứng thực trong năm 1973 khi sư đoàn 711 bị giải tán và cải danh thành sư đoàn 2 còn trung đoàn 270 bị giải tán hoàn toàn để lấy binh sĩ bù đắp cho các đơn vị khác
Ở phía Nam của tỉnh Quảng Tín và tỉnh Quảng Ngãi là khu vực thuộc sư đoàn 2 Bộ Binh VNCH . Trong giai đoạn tháng 8 đến tháng 12 năm 1972, sư đoàn 2 Bộ Binh đã liên tiếp giao tranh với sư đoàn 3 Bắc Việt ở các khu vực Tiên Phước, Mộ Đức và Đức Phổ là các khu vực trọng yếu nằm trên QL 1 . Đối mặt với sư đoàn 2 là sư đoàn 3 Bắc Việt còn có tên sư đoàn 3 Sao Vàng với các trung đoàn 1, 52 và 141 từ căn cứ ở phía Bắc tỉnh Bình Định
Sư đoàn 2 Bắc Việt hay còn gọi là sư đoàn Quảng Đà vốn trong tình trạng tồi tệ . Trong tháng 4 và tháng 5 năm 1972, sư đoàn này đã liên tiếp giao chiến với các đơn vị VNCH ở khu vực tỉnh Kontum và đã chịu tổn thất rất nặng. Tháng 6 năm 1972, sư đoàn này di chuyển đến tỉnh Quảng Ngãi là nơi ít chịu các cuộc tấn công hơn để nghỉ ngơi tái bổ sung . Khi đặt chân đến Quảng Ngãi, sư đoàn này chỉ còn chưa đến 50% nhân lực. Nhưng khi đến Quảng Ngãi chưa bao lâu, quân đội VNCH liên tục tung ra các đợt hành quân, cùng lúc đó, các đợt ném bom bằng B-52 đã khiến sư đoàn này tổn thất đến hơn 1/3 lượng binh sĩ khiến quy mô của sư đoàn này chỉ còn tương đương 1 trung đoàn
Trước tình trạng sư đoàn 2 Bắc Việt suy yếu trầm trọng, Bắc Việt đã liên tục bổ sung và tăng viện cho sư đoàn này và giao nhiệm vụ chốt chặn đường QL 1 phía Nam tỉnh Quảng Ngãi và chiếm cảng Sa Huỳnh. Đến cuối năm 1972, việc giao thông trên QL 1 phía Nam tỉnh Quảng Ngãi vẫn là điều khá nguy hiểm
Xem lại : Sài Gòn : Từ ngừng bắn đến đầu hàng – Cease-fire to capitulation in Vietnam war – P1
Xem tiếp : Sài Gòn : Từ ngừng bắn đến đầu hàng – Cease-fire to capitulation in Vietnam war – P3
Sài Gòn từ ngừng bắn đến đầu hàng – From cease-fire to capitulation in Vietnam war