Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Trận An Lộc trong Mùa Hè Đỏ Lửa – Battle of An Loc in Easter Offensive 1972

0 1,198

Trận An Lộc trong Mùa Hè Đỏ Lửa – Battle of An Loc in Easter Offensive 1972 là trận đánh ở vùng III Chiến Thuật trong chiến dịch Xuân Hè hay còn gọi là chiến dịch Nguyễn Huệ hoặc Mùa Hè Đỏ Lửa trong chiến tranh Việt Nam

Đây là bản báo cáo sau trận đánh kéo dài từ ngày 5 tháng 4 năm 1972 đến ngày 26 tháng 6 năm 1972 do thiếu tướng Paul T. Ringenbach thuộc Bộ Chỉ Huy Không Quân Thái Bình Dương (PACAF) thực hiện. Bản cáo này được thực hiện theo đề án CHECO –  Project CHECO – Contemporary Historical Examination of Current Operations (Đánh giá lịch sử tạm thời của chiến dịch hiện tại) . Đề án này được thực hiện theo yêu cầu của Bộ Chỉ Huy Không Quân Thái Bình Dương nhằm đánh giá, xem xét một cách nghiêm túc các yếu tố lịch sử, các tài liệu, các học thuyết, các cách thức, … mà Không Quân Mỹ đang thực hiện để từ đó đánh giá sự hiệu quả của Không Quân Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương. Để dịch sát theo bản báo cáo nên có dùng những từ nhạy cảm như “Việt Cộng”, “Cộng Sản”, … mong đọc giả lượng thứ và xin giới thiệu cùng đọc giả

LỜI NÓI ĐẦU

Trận An LộcBattle of An Loc năm 1972 là cơ hội nghiên cứu kinh điển để chứng tỏ sự hiệu quả của Không Quân Chiến Thuật trong những năm vừa qua. Đó là dấu mốc trong chiến tranh Việt Nam khi Trung Ương Cục Miền Nam tự tin vào sức mạnh của mình đã tiến hành “Cuộc chiến tranh quy ước lần đầu tiên” bằng việc triển khai cuộc tấn công bộ binh được lực lượng thiết giáp và pháo binh yểm trợ. Không Lực 7 Hoa Kỳ đã bước vào cuộc chiến với chiến lược và chiến thuật cho cuộc vận dụng không quân trong trận đánh . Cả hai phía đều có kết quả trái ngược nhau. Không Quân Mỹ đã gặp phải những điều trở ngại nhưng chấp nhận điều chỉnh và đã thành công. Điều đó cho thấy cần những ý kiến có thể thay đổi uyển chuyển tùy theo tình huống để vận dụng những vũ khí khác nhau tùy theo chiến tranh quy ước hoặc chiến tranh Bất Quy Ước

Tác động trực tiếp đến cuộc chiến là đã làm chấm dứt cuộc tấn công và đã tiêu diệt các đơn vị Quân Giải Phóng tại mặt trận An Lộc thuộc vùng III Chiến Thuật. Theo tướng John W. Vogt – tư lệnh Không Lực 7, quân Việt Cộng / Bắc Việt đã không thể chịu nổi những tổn thất nên không thể tạo những mối đe dọa cho Sài Gòn. Họ cũng thất bại trong việc chiếm giữ một thị trấn thủ phủ của tỉnh lỵ để nhằm tạo hiệu ứng tâm lý mà điều này quan trọng hơn là chiến thắng về mặt quân sự. Việc tổn thất ở 3 sư đoàn thiện chiến đã báo tín hiệu cho sự chấm dứt những mối đe dọa ở Vùng III Chiến Thuật trong Mùa Xuân và Mùa Hè năm 1972

Ở miền Nam Việt Nam, cần lưu ý rằng nơi giao nhau của tỉnh Tây Ninh và Bình Long, vùng biên giới Campuchia đâm sâu vào hướng Nam và hướng Đông giống như những ngón tay thọc sâu vào vùng trung tâm tỉnh Bình Long. Thị trấn An Lộc là thủ phủ của tình Bình Long tuy nhỏ nhưng là đầu mối trung tâm về văn hóa lẫn quân sự do nằm án ngữ trên Quốc Lộ 13 . Đại Lộ này nằm trong vùng khí hậu mưa nhiệt đới từng có rất nhiều cọp và voi sinh sống. Trục đường này bắt nguồn từ biên giới Campuchia kéo dài đến Lộc Ninh sau đó đến An Lộc và đi thêm 76km về hướng Nam là đến Sài Gòn. Nằm rải rác hai bên đường này là những đồn điền cao su rộng lớn với diện tích đến 75.000ha và là nơi cung cấp những mủ cao su tốt nhất thế giới. Cao su cung cấp đến 1/3 tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam nhưng cũng là nơi những kẻ phục kích thường tổ chức mai phục trên con đường huyết mạch này

Xe tăng T-54 bị phá hủy trong trận An Lộc trong Mùa Hè Đỏ Lửa, chiến dịch Nguyễn Huệ, chiến dịch Xuân Hè trong chiến tranh Việt Nam - NVA T-54 tank was destroyed in battle of An Loc , Easter Offensive in Vietnam war
Xe tăng T-54 bị phá hủy trong trận An Lộc trong Mùa Hè Đỏ Lửa, chiến dịch Nguyễn Huệ, chiến dịch Xuân Hè trong chiến tranh Việt Nam – NVA T-54 tank was destroyed in battle of An Loc , Easter Offensive in Vietnam war

Tỉnh Bình Long nghĩa là con rồng bình yên. Tuy nhiên, nơi đây vào năm 1972 lại là nơi dữ dội, ác liệt khi Quân Giải Phóng tung ra chiến dịch Xuân Hè – Spring and Summer Offensive 1972 mà còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa. Từ nhiều tháng trước khi diễn ra chiến dịch Mùa Hè Đỏ Lửa, lực lượng Đồng Minh đã suy đoán một chuỗi các cuộc tấn công khắp Việt Nam. Một số tướng lĩnh tin rằng cuộc tấn công sẽ diễn ra vào khoảng thời gian Tết Âm Lịch tức tháng 2 năm 1972. Một số tướng lĩnh Việt Nam lại tin rằng cuộc tấn công sẽ vào khoảng tháng 3. Tuy nhiên, các chỉ huy đồng minh lẫn Nam Việt Nam đều tin rằng cuộc tấn công sắp diễn ra và mặt trận chính sẽ là Vùng I và Vùng II cùng 1 số cuộc tấn công sẽ diễn ra ở phía Tây Vùng III. Tất cả cùng thống nhất mở các cuộc tấn công vào các căn cứ, các khu vực đồn trú, kho tàng, … của quân Giải Phóng nhằm ngăn chận hoặc ít nhất là tiêu hao sức mạnh của kẻ địch. 

Các tin tình báo cho thấy Việt Cộng đã tập trung 3 sư đoàn là sư đoàn 5, 7, 9 về phía Bắc tỉnh Tây Ninh và tỉnh này cũng xuất hiện nhiều hoạt động tuyên truyền, thăm dò, … nên một số người tin rằng đây sẽ là mục tiêu chính. Các hoạt động sau đó cho thấy dù Tây Ninh là mục tiêu hợp lý nhưng lại chỉ là mục tiêu đánh lạc hướng còn mục tiêu chính là dọc quốc lộ 13 nối đến Sài Gòn. Các phân tích sau đây sẽ là các hoạt động quân sự diễn ra tại thị trấn An Lộc và các cuộc không ích nhằm ngăn chận quân Bắc Việt chiếm mục tiêu ở vùng III Chiến Thuật

CHƯƠNG I : NGÀY ĐẦU TIÊN

Đêm 31 tháng 3 rạng sáng ngày 1 tháng 4, các diễn biến quân sự ở Tây Ninh cho thấy quân Bắc Việt đã chọn đây là mục tiêu như các cuộc suy đoán trước đó. Các cuộc tấn công diễn ra ác liệt ở căn cứ hỏa lực Lac Long – FSB Lac Long cách Thiện Ngôn khoảng 11km về hướng Bắc và cách Tây Ninh khoảng 35km hướng Tây Bắc . Cuộc pháo kích với khoảng 600 quả đạn pháo và rocket đã giáng xuống nơi đây và sau đó là cuộc tấn công trên bộ. Lực lượng phòng thủ là các đơn vị thuộc trung đoàn 9, sư đoàn 5 Bộ Binh đã đẩy lùi cuộc tấn công và sáng hôm sau khoảng 161 thi thể quân Giải Phóng được tìm thấy. Kế hoạch của Trung Ương Cục  Miền Nam – Central Office for South Vietnam (COSVN) là khác rõ ràng, căn cứ Lạc Long án ngữ Quốc Lộ 22 để nối từ Quốc Lộ và Sài Gòn đi Tây Ninh. Nếu chiếm được căn cứ này, họ có thể đánh thẳng xuống Sài Gòn

Đêm ngày 1 rạng sáng ngày 2 tháng 4, tình hình quân sự ở Tây Ninh thêm trầm trọng, các cuộc tấn công ác liệt với xe tăng yểm trợ diễn ra tập trung ở căn cứ Lạc Long. Các cuộc không kích yểm trợ đã phá hủy 1 xe tăng ngay trước cổng căn cứ. Quân phòng thủ cho biết có 6 nhất 6 xe tăng của Quân Giải Phóng ở chung quanh. Đêm ngày 2 rạng 6 ngày 3, ba xe tăng quân Giải Phóng với lực lượng bộ binh đã mở cuộc tấn công mới với sự yểm trợ của trên 600 quả đạn pháo kích vào căn cứ Lạc Long. Cuộc tấn công đã xuyên thủ tuyến phòng thủ và các quân VNCH phải rút về phía Nam của căn cứ để tiếp tục chống trả nhưng sau đó áp lực quá nặng phải bỏ căn cứ và rút lui.

Sau khi mất căn cứ Lạc Long, khu vực chung quanh đều hoàn toàn không có chốt phòng thủ. Một số chỉ huy Việt Nam càng tin rằng Tây Ninh là mục tiêu chính. Lực lượng máy bay trinh sát Mỹ ở Việt Nam lúc này đã rất mỏng nên không thể trinh sát và nắm hết tình hình

Xem tiếp : Trận An Lộc trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972Battle of An Loc in Easter Offensive 1972 – P2

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex