Trận Ia Đrăng – Ia Drang Battle năm 1965
Trận Ia Đrăng – trận Ia Drang hay Ia Drang Battle là một trong những trận lớn trong Chiến tranh Việt Nam giữa liên quân Quân lực Việt Nam Cộng hòa – Quân đội Hoa Kỳ và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam
Trận đánh Ia Drang bao gồm 2 trận đụng độ: trận đụng độ thứ nhất xảy ra trong ba ngày từ 14 tháng 11 tới 16 tháng 11 năm 1965 tại bãi đáp X-Ray ngay chân rặng núi Chu Prông 25 cây số Tây Plei Me trận đụng độ thứ nhì xảy ra vào ngày 17 tháng 11 tại bãi đáp Albany, nằm gần mạn phía Nam của sông Ia Drang. Tên trận đánh lấy theo tên của sông Đrăng chảy qua thung lũng phía tây bắc của Plei Me, nơi đó trận đánh diễn ra. “Ia” có nghĩa là “sông” trong tiếng người Thượng.
Tháng 9 năm 1965, Bộ chỉ huy quân Mỹ đã điều Sư đoàn Không Kỵ số 1 lên án ngữ ở An Khê (Gia Lai), ngăn chặn QĐNDVN hỗ trợ QGP, cắt Tây Nguyên cùng với đồng bằng ven biển. Quân VNCH thành lập biệt khu 24 gồm 2 tỉnh Kon Tum – Gia Lai và chuyển giao nhiệm vụ tác chiến chủ yếu ở Tây Nguyên cho quân Mỹ để thực hiện kế hoạch “tìm và diệt” trong chiến lược Chiến tranh cục bộ.
Ngày 12 tháng 11, Lữ đoàn 3 Air Cavalry nhận được lệnh tiến công vào chân rặng núi Chu Prông. Đây là một phần trong chuỗi trận đánh Pleime. Ngày 13 tháng 11, Đại tá Brown gặp Trung tá Moore và bàn kế hoạch, Moore chú ý đến ngôi sao đỏ và hỏi đó là ý nghĩa gì, đại tá Brown cho biết đó là nơi tình nghi quân đội Nhân Dân Việt Nam lặp căn cứ nhưng thông tin không rõ ràng vì từ trước đến nay chỉ có vài đơn vị thám báo trinh sát đặt chân đến và Moore đã quyết định sẽ đổ bộ xuống nơi này
Diễn biến trận đánh Ia Đrăng – Ia Drang Battle
Lúc 10h48 ngày 14 tháng 11 năm 1965, tiểu đoàn 1 kỵ binh của lính Mỹ đã đổ bộ Đại đội B của đại úy John Herren với nhóm chỉ huy tiểu đoàn bao gồm thiếu tá Moore xuống bãi đáp mang tên LZ X-Ray và sau đó bắt được 1 binh sĩ đào ngũ thuộc trung đoàn 33 của quân đội Việt Nam. Người này tiết lộ hiện đang có 3 tiểu đoàn chính quy của quân đội Việt Nam với quân số khoảng 1.600 người trong khu vực. và sau khi tiến quân 200m đã đụng trận với tiểu đoàn 9 trung đoàn 66 của quân đội Nhân dân Việt Nam. Đợt không vận kế tiếp vào lúc 11h20 mang theo các binh sĩ còn lại của đại đội B và 1 phần của đại đội A. 5 phút tiếp theo, đợt không vận thứ 3 mang theo 2 trung đội của Đại Đội A
Lúc 12h15, đại đội B báo cáo đang bị tấn công dữ dội và trung đội 2 của trung úy Henry Herrick bị bao vây và xin cứu viện, các chỉ huy trung đội là lần lượt trung úy Henry Herrick, trung sĩ Palmer và Robert Stokes tử trận, người kế nhiệm là trung sĩ Savage đã gọi pháo binh bắn vòng quanh các vị trí phòng thủ của trung đội. Đến lúc này, trung đội đã có 8 binh sĩ chết và 13 bị thương
Trung tá Moore đã gọi không quân và pháo binh cứu viện để ngăn quân đội Nhân dân Việt Nam tràn vào vị trí của tiểu đoàn
Đến 15h15, Trung tá Moore yêu cầu đại đội A và Đại đội B đang phòng ngự khu vực lòng suối phía Nam di tản thương binh và giải vây cho trung đội 2. Cả 2 đại đội đều liên tiếp đụng trận với quân giải phóng và đều chịu nhiều tổn thất và chỉ có 2 binh sĩ bị thương được di tản do các phi công trực thăng tản thương phải hoãn các chuyến bay do áp lực của súng phòng không và lính Mỹ đã phải dùng trực thăng tấn công Huey để có thể áp chế súng phòng không để nhanh chóng đáp xuống tải thương binh và cất cánh ngay
Đại úy Edwards của đại đội C đã yêu cầu Đại đội D mở rộng phạm vi phòng ngự ở hướng Đông Nam của bãi đáp . Lúc 15h20, các phần còn lại của tiểu đoàn được không vận đến và tiểu đoàn có thể tổ chức phòng thủ xung quanh vị trí bãi đáp
Lúc 17h chiều, 1 đại đội của tiều đoàn 2 không kỵ được chuyển đến tăng cường cho tiểu đoàn 1. Tổng kết trận đánh, Đại đội B chịu 47 thương vong bao gồm 1 sĩ quan, đại đội A chịu 34 thương vong với 3 sĩ quan, đại đội C có 4 thương vong.
Đến đêm, quân đội Mỹ tổ chức phòng ngự, các vị trí súng máy M60 thường được bố trí ở tuyến phòng thủ để hỗ trợ hỏa lực đã được yêu cầu không được khai hỏa trừ khi có lệnh để tránh bị lộ vị trí. Trung đội 2 của trung sĩ Savage đã chịu đựng 3 cuộc tấn công liên tục và giữ vững được vị trí nhờ pháo binh yểm trợ liên tục
Ngày thứ 2 : Ngày 15 tháng 11
Lúc 6h sáng, quân đội Nhân Dân Việt Nam tấn công dữ dội, nhiều sĩ quan của đại đội C, đại đội D thương vong, tiểu đoàn đang bị tấn công từ 2 hướng. Phòng tuyến bị nguy nhập và trung tá Moore đã chuyển mật mã “Mũi tên gãy” – “Broken Arrow” cho chỉ huy tiền phương là trung tướng Charlie W. Hastings. Mật mã có nghĩa là đơn vị đang bị tấn công và có nguy cơ bị tràn ngập. Trung tướng Charlie W. Hastings đã cho mọi phương tiện không quân cất cánh để hỗ trợ. Lúc 7h55, trung tá Moore ra lệnh ném lựu đạn khói màu để không quân nhận ra tuyến phòng thủ . Các phi công đã phải tấn công rất sát vị trí quân Mỹ để hỗ trợ, 2 chiếc F-100 Super Sabre đã thả bom nhầm vào vị trí làm chết và bị thương 1 số lính Mỹ, phóng viên chiến trường Jor Galloway đã ghi nhận lại nhiều hình ảnh thảm khốc của trận đánh và cho biết lính Mỹ chết tại bãi đáp LZ XRay là 80 người và 124 bị thương. Toàn trận đánh có 234 lính Mỹ tử trận
Lúc 8h, tiểu đoàn 2 đã lập bãi đáp LZ Victor cách bãi đáp LZ Xray 3.5Km về hướng Đông Nam và đã âm thầm di chuyển bằng đường bộ đến ứng cứu tiểu đoàn 1 ở bãi đáp mà các chỉ huy của quân đội Nhân Dân Việt Nam không hề hay biết
Đến 10h, Trung tá Col. Tully đã tổ chức và cứu được trung đội 2 bị cô lập trước đó. Với sự yểm trợ của pháo binh mở dọn đường. đơn vị cứu đã giải vây cho Trung đội 2, trung đội này bị tổn thất nặng nề với 9 tử trận và 13 mất tích
Đến chiều 16h, máy bay B-52 đến thả bom ở tọa độ YA 8702 cách bãi đáp LX 7km về hướng Tây là nơi đóng quân của trung đoàn 32 quân đội Nhân dân Việt Nam. Lúc này phòng thủ bãi đáp LX gồm có tiểu đoàn 1 của trung tá Moore đã bị thiệt hại nặng, 1 đại đội của tiểu đoàn 2 và 1 đại đội của tiểu đoàn 5. Các thương binh và người chết được tổ chức di tản, những người còn lại củng cố vị trí phòng ngự
Lúc 20h40, máy bay B-52 lại đánh tiếp lần 2 vào các tọa độ YA 830050, YA 850050, YA 843000 sau đó chuyển sang tọa độ YV 890980, YV 910980, YV 890950, YV 910950
Ngày 3 – 16 tháng 11
Lúc 4h22 sáng, quân đội Nhân Dân Việt Nam tổ chức tấn công dữ dội vào vị trí đại đội B do đại úy Diduryk chỉ huy và liên tục tổ chức 4 lần tấn công vào vị trí của đơn vị này. Máy bay gunship C-123 Provider liên tục thả pháo sáng và bắn yểm trợ kết hợp pháo binh bắn không ngừng nghỉ
10h30 sáng, tiểu đoàn 1 của lữ đoàn 7 kỵ binh rút lui khỏi chiến trường, thay thế bằng tiểu đoàn của của lữ đoàn 7 và tiểu đoàn 2 của lữ đoàn 5
Phía Mỹ thông báo có thi thể của 635 binh sĩ quân đội Nhân dân Việt Nam ở xung quanh trận địa, họ dự đoán có thêm 1.215 binh sĩ tử trận do pháo binh và không quân, 6 người bị bắt làm tù binh, 6 vũ khí cộng đồng và 135 vũ khí cá nhân bị tịch thu, 60-100 vũ khí khác bị phá hủy
16h25, máy bay B-52 tiếp tục oanh tạc các tọa độ YV 932985, YV 936996, YA 898005, YA 898019