Quân đội Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam – Chinese Army in the Vietnam War – P2
Theo lời của Mao Trạch Đông – Mao Zedong – chủ tịch Trung Quốc , nhiệm vụ của Quân đội Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam – Chinese Army in the Vietnam War là “giúp Việt Nam và chống Mỹ”
Trong cuộc chiến Việt Nam, quân đội Trung Quốc đã phụ trách các đội pháo phòng không AAA, xây dựng và sửa chữa cầu đường, xây dựng các tuyến phòng thủ bờ biển, bảo vệ tuyến đường mòn Hồ Chí Minh, lắp ráp và bảo vệ các nhà máy, các đường ống dẫn dầu, …. Việc này cần huy động đến 23 sư đoàn và 95 trung đoàn độc lập
Ngày 18 tháng 9 năm 1968, đơn vị Trung Quốc đầu tiên đặt chân đến Lào bao gồm một số đơn vị phòng không AAA và các nhóm công binh với tổng quân số 26.000 quân. Trong 5 năm sau đó, Trung Quốc đã gửi thêm 5 sư đoàn bao gồm các đơn vị phòng không, xây dựng cầu đường, vận tải, các trạm thông tin, … trên dọc tuyến đường mòn Hồ Chí Minh
Việc Trung Quốc can thiệp vào chiến tranh Việt Nam, hỗ trợ và gửi quân vào miền Bắc Việt Nam, chống lại cuộc ném bom Sấm Rền và giúp củng cố chính quyền Hà Nội đã khiến Hà Nội yên tâm và liên tiếp gửi các sư đoàn chính quy vào tham chiến ở miền Nam Việt Nam
Mặc dù các nhà sử học về chiến tranh Việt Nam đề cập nhiều về việc Trung Quốc hỗ trợ Hà Nội trong việc tác chiến phòng không và xây dựng, sửa chữa cầu đường, cơ sở hạ tầng, … Tuy nhiên, chưa có ai có cơ hội tiếp cận các tài liệu để có có các số liệu chính xác về những đóng góp của Trung Quốc
Năm 1970, quân đội Trung Quốc bắt đầu rút quân khỏi Việt Nam. Đến tháng 8 năm 1973, khi binh sĩ Trung Quốc cuối cùng rời khỏi Việt Nam, đã có 1.715 binh sĩ Trung Quốc chết ở Việt Nam và hơn 6.400 người bị thương . Cùng lúc đó, có 269 người bị chết ở Lào và hơn 1.200 người bị thương . Các binh sĩ tử trận đều được chôn cất tại chổ và điều này gây trở ngại rất lớn cho gia đình các binh sĩ tử trận
Sau năm 1964, Trung Quốc gia tăng viện trợ cho miền Bắc Việt Nam. Từ năm 1965-1973, Trung Quốc đã viện trợ khoảng 60 tỉ NDT ~ 20 tỉ Usd bao gồm tên lửa phòng không SAM, đạn dược, trang thiết bị vận tải, liên lạc, xăng dầu, thuốc men, …
Vào năm 1967, tuy Liên Xô là quốc gia đứng đầu khối Soviet nhưng Trung Quốc lại là quốc gia hỗ trợ nhiều nhất khi chiếm đến 44.8% tổng viện trợ quốc tế cho chính quyền Hà Nội.
Từ năm 1965-1973, Trung Quốc cũng viện trợ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam bằng cách gửi hàng viện trợ thông qua tuyến đường mòn Hồ Chí Minh
Trong việc tiếp cận chiến tranh, đường lối của Trung Quốc khá giống Liên Xô và Việt Nam. Đó là đảng lãnh đạo,tuyên truyền chính trị, giáo dục lý tưởng , tổng động viên và giấu kín mọi hoạt động quân sự. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt đó là lực lượng Nga ở Bắc Việt nghiêng về tâm lý, hỏa lực và sự cơ động. Còn Trung Quốc nghiêng về chiến lược phòng thủ chủ động. Còn Bắc Việt đẩy mạnh tác chiến du kích và chiến tranh tổng lực toàn dân
Sau khi thành lập quốc gia Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa năm 1949, Mao Trạch Đông đã tiến hành cải cách quân đội Trung Quốc PLA thành 2 thành phần : lực lượng phòng ngự – defensive force – nhằm đẩy lùi sự xâm lược nước ngoài trong cuộc chiến toàn cầu và lực lượng an ninh – security force – nhằm chống các mối đe dọa từ bên trong ảnh hưởng đến chế độ
Cuộc chiến Triều Tiên được xem là cơ hội để Trung Quốc thử nghiệm học thuyết mới về phòng thủ chủ động. Việc Trung Quốc tham chiến trong cuộc chiến Triều Tiên đã giúp Bắc Triều Tiên tránh sụp đổ và giữ được biên giới Trung Quốc – Triều Tiên
Chiến lược phòng thủ chủ động của Mao Trạch Đông được đánh giá như ngăn chận kẻ địch từ ngoài ngõ cũng được nhiều tướng lĩnh trong quân đội Trung Quốc đánh giá là lý do tham chiến của quân đội Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam – Chinese Army in the Vietnam War . Họ cho rằng đây cũng là sự sáng tạo của nhà quân sự nổi tiếng Tôn Tử – Sunzi : “Chiến thắng trong cuộc chiến phòng thủ là không cần chiến đấu với quân thù trên lãnh thổ của chúng ta”
Xem lại từ đầu : Quân đội Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam – Chinese Army in the Vietnam War – P1
Xem lại : Quân đội Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam – Chinese Army in the Vietnam War – P1
Xem tiếp : Quân đội Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam – Chinese Army in the Vietnam War – P3