Khi Đồng Minh Tháo Chạy : Nguyễn Tiến Hưng – P3
Khi đồng minh tháo chạy là cuốn sách xuất bản năm 2005 của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Giáo sư Kinh tế tại trường Đại học Howard. Cựu Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
Phần 3 của Khi đồng minh tháo chạy
Vì đã quen với lề lối làm việc ở Mỹ trong nhiều năm trước khi trở về nước giúp tái thiết nền kinh tế, chúng tôi đã luôn luôn mang theo cuốn sổ tay nho nhỏ màu vàng mỗi khi đi họp để ghi chú diễn tiến buổi họp. Kèm theo là những nhận xét hay cảm nghĩ của riêng mình vào ngay lúc đó, viết trong ngoặc. Ở Sài Gòn, những cuộc họp gồm có các buổi giữa cấp lãnh đạo tối cao, các bu ổi họp giữa Tổng Thống Thiệu và giới chức Hoa Kỳ. Tại Washington là các buổi họp với một số viên chức cao cấp tại Bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc Phòng, và một số Nghị Sĩ, Dân Biểu tại Quốc Hội Hoa Kỳ.
Ngoài ra, tôi có ghi lại nhữ ng cuộc đàm thoại, những chỉ thị cũng như tâm tư, cảm xúc của Tổng Thống Thiệu trong nhiều bữa ăn một mình với ông, hay trong những lúc thư giãn nhấm nháp ly rượu vào buổi chiều tối.
Một phần của những ghi chép đó được dùng trong cuốn sách này. Nhằm bổ sung phần ghi chép, chúng tôi đã cố nghiên cứu thêm trong thời gian qua để tìm hiểu sâu rộng hơn về những diễn tiến đưa tới sự sụp đổ mau lẹ của Miền Nam và cuộc di tản tiếp theo.
Trong phần nghiên cứu và trích dẫn thêm, ngoài nhữ ng tài liệu nội bộ, chúng tôi còn dựa vào hồi ký đã được xuất bản của các nhân vật chính yếu tham gia vào lịch sử của thời gian này (như các Tổng Thố ng Nixon, Ford, Ngoại Trưởng Kissinger, Phụ Tá Ehrlichman, Haldeman, Phụ Tá Báo Chí Nessen), và sách của một số tác giả uy tín (như các ông Butler, Hersh và hai anh em ông Kalb). Chúng tôi ghi nhận và cám ơn các tác giả và các nhà xuất bản (xem phần ‘’Sách tham khảo’’).
Về những tài liệu nội bộ, quý nhất là tập hồ sơ tối mật về bang giao Việt-Mỹ dưới thời hai Tổng Thống Richard Nixon và Gerald Ford. Đầu tháng Ba, 1975, Tổng Thống Thiệu có cho chúng tôi xem một vài lá thư, rồi một tháng sau, ông đã trao phó toàn bộ văn kiện. Thật là một may mắn mà hồ sơ đó đã được cứu vãn cho lịch sử. Mang nó theo khi bước chân lên chiếc máy bay Pan Am đi Washington ngày 15.4 trong công tác cuối cùng cho Việt Nam Cộng Hòa, chúng tôi hết sức lo âu. Lo là vì về phía Mỹ, Bộ Ngoại Giao đang chối đi là không có cam kết gì bí mật hết. Tài liệu này đã được giấu kín, kín đến độ chính Tổng Thống Ford cũng như ở trong bóng tối. Mãi tới sau khi Huế bị bỏ ngỏ và Đà Nẵng đã di tản, ông mới được đọc vài bức thư trong số những văn kiện tối mật của Tổng Thống Nixon gửi Tổng Thống Thiệu. Và việc ông Ford đọc được là do chính chúng tôi khởi xướng.
Cái trớ trêu là vào nh ững ngày giờ cuối cùng, giữa Dinh Độc Lập và Tòa Bạch Ốc đã chẳng còn có đường dây nào để liên lạc, trao đổi?
Nguyên thủy, tôi chỉ là một Giáo Sư Kinh Tế Học, rồi làm Tổng Trưởng Kế Hoạch, có ngờ đâu lịch sử lại đưa đẩy vào cái thế phải chạy loanh quanh để đi tìm ‘’người đưa thư’’ (là Tướng Fred Weyand) cho Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa. Cái khó vào lúc đó là làm sao chuyển được thư của một Tổng Thống Mỹ này tới tay một Tổng Thống Mỹ khác mà không qua Bộ Ngoại Giao? Sau này, Nghị Sĩ Henry ‘’Scoop’’ Jackson (Dân Chủ, Tiểu Bang Washington) đã phải phàn nàn rằng: ‘’Thật là lố bịch và nguy hiểm khi Quốc Hội và nhân dân Hoa Kỳ phải nhờ vào quan chức ngoại quốc ( ông Hưng) mới biết được những văn kiện tối quan trọng này’’ (xem Chương 17).
Rồi tới những bức thư cầu cứu cuối cùng của Quốc Hội Việt Nam gửi Quốc Hội Hoa Kỳ: Chắc đã bị ‘’thất lạc’’ rồi? Cho tới nay, không có một dấu vết gì là chúng đã đến tay Quốc Hội. Làm sao có thể hiểu được là guồng máy ngoại giao của một đại cường quốc như Hoa Kỳ lại trở nên lạ lùng như vậy?
Khi đọc được ba trong số những bức thư của Tổng Thống Nixon gửi Tổng Thống Thiệu, Tổng Thống Ford đã xúc động, sau đó ông ra phi trường đón tiếp lớp trẻ mồ côi Việt Nam vừa được chở tới San Francisco. Tay bồng một em bé, ông bước xuống máy bay, có chiều âu yếm. Và từ giây phút này có lẽ ông đã thay đổi thái độ về vấn đề tỵ nạn. Ông còn xin thêm quân viện cho Việt Nam Cộng Hòa, dù biết r ằng đã quá muộn. Trước đấy, sau cuộc rút lui cam go của Quân Đoàn II và cuộc di tản kinh hoàng từ Đà Nẵng, ông Ford vẫn bình chân như vại, đi Palm Springs đánh gôn. Năm 1985 khi chúng tôi phỏng vấn và đưa ông Ford đọc lại mấy bức thư của Tổng Thống Nixon, ông vẫn còn tỏ vẻ ngậm ngùi: ‘’Không còn một nghi ngờ nào hết, đây là những lời cam kết hết sức quyết liệt’’ (Well, there is no doubt these were very categoncal commitments). Tổng Thống Ford nhận xét như vậy là chính xác. Tuy nhiên, nghe như đãi bôi vì kể cả sau khi ông được biết như trên, ông vẫn để cho Ngoại Trưởng kiêm Cố Vấn củ a ông che giấu Quốc Hội và nhân dân Hoa Kỳ. Vào ngày cuối cùng, trong m ột cuộc họp báo, chúng tôi quyết tâm phơi bầy cho công luận những cam kết vô cùng quyết liệt ấy với mục đích yêu cầu cho một triệu người Việt được tỵ nạn. Cấp lãnh đạo hành pháp cũng như lập pháp Hoa Kỳ đã rất ngạc nhiên về những tiết lộ này. Sau đó, rõ ràng có sự thay đổi thái độ về vấn đề chấp nhận đoàn người tỵ nạn. Và chúng tôi đã có dịp được đóng góp thêm cho việc sắp xếp các trại cũng như việc xuất trại, tìm công ăn việc làm cho đoàn người tỵ nạn đợt đầu. Ngoài những tài liệu mật về bang giao Việt- Mỹ, tác giả đã đàm đạo với Đại Sứ Martin, sau khi ông về hưu. Ông là Đại Sứ Mỹ cuối cùng ở Miền Nam và là người đã bị bắt buộc phải thi hành mệnh lệnh tháo chạy. Bản thân chúng tôi đã gặp ông nhiều lần để tìm hiểu những gì đã xảy ra bên trong Tòa Đại Sứ trước khi chiếc trực thăng Lay Ace 09 mang lệnh Tổng Thống đến bốc ông đi. Ông cho biết một số những diễn tiến quan trọng lúc con thuyền Miền Nam nghiêng ngửa sắp chìm đắm. Ông còn cung cấp một số tài liệu quý giá cho lịch sử. Trong những tài liệu này, phải kể tới bức thư Tổng Thống Dương Văn Minh yêu cầu Mỹ rút khỏi Việt Nam. Ngoài ra, còn một số mật điện trao đổi hết sức quan trọng giữa ông và Kissinger vào lúc những ngày giờ cuối.
Đại Sứ Martin cho hay là ông muốn chờ một thời điểm thuận tiện để sẽ ‘’nói lên lời cuối cùng’’ về những mánh lới, những thủ đoạn đâm sau lưng của một vài chính trị gia tại Washington. Ông rất muốn bình lu ận thêm về một nguy cơ thực sự có mà chính ông đã giúp tránh né được. Đó là suýt nữa có đụng độ lớn giữa mấy Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến Mỹ với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vào giờ chót. Nó có thể đưa tới chỗ đổ vỡ hoàn toàn. Và trong tình huống ấy, sau hai mươi năm kề vai sát cánh, Việt Nam Cộng Hòa lại trở thành kẻ thù của Hoa Kỳ? Nếu như vậy thì số phận của mỗi người trong chúng ta đã ra sao?
Về phương diện cá nhân, ông Martin còn muốn viết về chuyến ra đi nhục nhã của chính bản thân ông. Ông cho rằng việc này đã làm tiêu hao biết bao nhiêu uy tín của nước Mỹ. Bộ Ngoại Giao dường như không để ý nhiều tới nhữ ng khổ tâm của ông, lại còn trừng phạt, cho ông ngồi chơi xơi nước tại Bộ trước khi về hưu. Và ông đã về hưu sớm hơn là đến kỳ hạn.
Theo chúng tôi được biết, Tổng Thống Thiệu cũng đã có ý định viết hồi ký. Thế nhưng cả hai người đều đã không đủ thời giờ để viết. Cả hai đều đã đi về nơi chín suối, mang theo bao nhiêu ngậm ngùi, chua xót. Một người thì ngậm ngùi, hổ thẹn cho tư cách của một đại quốc, một người thì ân hận, chua xót cho thân phận của một tiểu quốc.
Nhân ngày đánh dấu mười năm sụp đổ Miền Nam (30 tháng 4.1985), tờ New York Times đăng câu phê phán cuối cùng của Đại Sứ Martin: ‘’Rút cuộc, chúng ta chỉ lo tháo chạy. Ý chí dân tộc của Hoa Kỳ đã sụp đổ’’ (In the end, we simply cut and ran. The American national will have collapsed). Tôi xin mượn một phần câu ông nói làm đầu đề cho cuốn sách này.
Tác giả hoàn toàn không ở địa vị đủ cao cấp để nói lên lời cuối, nhưng nhờ một cơ duyên của lịch sử đã may mắn được gặp lại Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nhiều lần ở London và Boston để nghe và ghi lại nhữ ng lời cuối cùng của ông về cuộc chiến. Ngoài ra, còn được nghe những lời thổ lộ t ừ tâm huyết của vị Đại Sứ M ỹ cuối cùng tại Miền Nam, Graham Martin, trước khi ông qua đời. Ông còn căn dặn là chúng tôi nên viết lại những gì được nghe và được chứng kiến để đóng góp cho lịch sử… Cuốn sách này không đề cập tới toàn bộ những lý do đã dẫn tới sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa. Dĩ nhiên là trước thất bại, ta phải tự trách mình trước: ‘’tiên trách ký hậu trách nhân’’, hay ‘’mea culpa’’ (lỗi tại tôi). Về khía cạnh chính trị nội bộ của Miền Nam chẳng hạn, tác giả không đề cập tới những nguyên nhân mà các tác giả khác đã phân tích rất nhiều: Như sự chia rẽ nội bộ, tư cách và khả năng cấp lãnh đạo, tham nhũng, độc tài, hay những thái độ chống đối, thờ ơ, tránh né từ phía một vài thành phần nhân dân. Cũng không bình luận là lãnh vực quân sự, cả về chiến lược lẫn chiến thuật. Về những địa hạt này, tuy chúng tôi có được nghe nhi ều điều đáng buồn về các cấ p lãnh đạo chính yếu, nhưng không đủ khả năng, hiểu biết, và kinh nghiệm để nhận xét cho thấu đáo. Về phía Hoa Kỳ, tác giả cũng không đề cập nhiều tới những yếu tố khác như phong trào phản chiến, vai trò báo chí Mỹ, hay chiến thuật quân sự, những đề tài dã được phân tích khá rộng rãi.
Hy vọng rằng cuốn Khi Đồng Minh Tháo Chạy sẽ giúp độc giả có thêm được những dữ kiện mới và chính xác để tìm ra câu tr ả lời cho nhiều thắc mắc, nhiều uẩn khúc còn đeo đẳng, và qua dòng thời gian, vẫn chưa được sáng tỏ. Đây chỉ là một cố gắng thuật lại cho trung thực nhữ ng gì mình đã m ắt thấy tai nghe, và những gì đã tìm hiểu được để chia s ẻ với người đồng hương về một chương lịch sử quan trọng của đất nước, đồng thời đúc kết lại những bài học cho các thế hệ mai sau. Ngoài ra, nó cũng có thể cung cấp một số dữ kiện cho các nhà làm chính sách về bang giao với Mỹ của các Đồng Minh khác. Nh ờ đó, họ có thể hiểu rõ hơn về thể chế Dân Chủ cũng như về cơ cấu và khung cảnh chính trị tại Hoa Kỳ, chứ đừng nhìn vào Hoa Kỳ với cặp kính cận riêng của mình.
Chúng tôi đã chờ một thời gian khá dài mớ i bắt đầu viết cuốn sách này vì ba lý do: Thứ nhất, để hầu hết người Việt Nam chúng ta có thể nhìn lại giai đoạn lịch sử cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa một cách khách quan hơn, không bị quá nhiều tâm tình, hoàn cảnh cá nhân chi phối. Thứ hai, để chúng tôi có đầy đủ thời giờ nghiên cứu, phỏng vấn, suy gẫm cho thật sâu, thật kỹ và thứ ba, để cho chính tác giả bớt được cường độ xúc động trước khi viết, giúp cho tác phẩm được trung thực. Về điểm này, chúng tôi đã dẫn chứng tất cả những sự việc, hành động, lời nói bằng văn bản hoặc bằng những ghi chú về nguồn gốc sự kiện (footnotes).
Tuy nhiên, dù đã cố gắng hết sức, chúng tôi vẫn không thể tránh khỏi một số suy nghĩ hay ngôn từ có tính cách chủ quan. Về nhược điểm này, cũng như những sơ sót, lầm lẫn trong cuốn sách, tác giả tin vào sự thông cảm của độc giả.
* * *
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ tất cả những bạn bè xa gần đã khích lệ và hỗ trợ tác giả trong việc sưu tầm và soạn thảo cuốn sách này. Đặc biệt là: Hứa Chấn Minh, Chủ Tịch công ty Phụng Hoàng, người dã theo đuổi công việc của chúng tôi trong nhiều năm, và đã xuất bản cuốn sách này. Anh Chu Xuân Viên, người đã giúp nhuận sắc cuốn Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập, lại giúp sửa chữa thêm cuốn Khi Đồng Tháo Chạy. Bạn Tạ Văn Tài đã tận tâm đóng góp cho tôi nhiều ý kiến xây dựng, nhờ đó cuốn sách được xúc tích hơn. Các anh Trần Khánh Liễm, Thuần Trương, và Vũ Huy Hoàng đã chịu khó đọc bản thảo, thêm ý kiến và giúp nhuận sắc. Các bạn Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Văn Liêm, Đỗ Ngọc Hiển, Vũ Chính Trực, Lê Ái sẵn sàng tiếp tay, cho tôi những nhận xét, và gợi ý rất hữu ích. Bạn Nguyễn Xuân Nghĩa đã dành thì giờ đọc bản thảo cuối cùng, giúp sửa chữa, trình bày thêm phần khởi sắc. Bạn Nguyễn Thiện Cơ giúp sắp xếp về kỹ thuật, và phần danh mục (index). Bác Sĩ Phó Ngọc Văn, người luôn thúc đẩy tôi kiên tâm, và dù lúc còn nằm trên giường bệnh, cũng vẫn gọi điện thoại để khích lệ, đóng góp nhiều ý kiến. Các bạn Lê Văn và Virginia Lê, Đăng Khánh và Hương Hoa cũng như Vũ Văn Hoa, đã không ngơi cổ võ, làm tôi thêm hăng say trong việc sưu tầm và biên soạn.
Tôi xin thành thật cám ơn Jenold L. Schecter, Nguyên Chủ Bút Ngoại Giao của tạp chí Time, cựu Phụ Tá Giám Đốc Báo Chí Tòa Bạch Ốc, và Phát Ngôn Viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, đã cùng tôi viết cuốn The Palace File (1986), và đã giúp đỡ khích lệ tôi viết cuốn sách này.
Sau cùng tôi không thể không nhắc đến sự giúp biên soạn, sửa chữa, hy sinh của nhà tôi Therese N. Hưng và các anh, chị, em, con, và cháu, thuộc đại gia đình cụ ông cụ bà Cố Chánh Nguyễn Xuân Phi, luôn luôn nâng đỡ tinh thần tôi trong những giai đoạn thăng trầm của cuộc đời.
NGUYỄN TIẾN HƯNG
Xem lại : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P2
Xem tiếp : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P4