Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Khi Đồng Minh Tháo Chạy – When the Allies ran away : Nguyễn Tiến Hưng – P25

0 461

Phần 25 : Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng – “When the Allies ran away ” book by Nguyen Tien Hung

Đi tìm những nguồn viện trợ khác

Làm sao bớt lệ thuộc? Ngay Trước mắt là cần có những nguồn tài chánh để thay thế phần nào cái túi viện trợ và chi tiêu của Mỹ đang dần dần bị thắt lại. Một điều may hiếm có: Trong thời chiến, do viện trợ dồi dào, Việt Nam Cộng Hòa không phải đi vay. Trong khi các nước hậu tiến khác nợ nần như chúa chổm, thì mức nợ nước ngoài của Việt Nam Cộng Hòa hầu như không đáng kể. Vì vậy, từ 1973 có thể đi vay Ngân Hàng Thế Giới và các quốc gia khác.

Gõ cửa Ngân Hàng Thế Giới

Đầu tiên, tôi nghĩ ngay đến Ngân Hàng Thế Giới và cho đây sẽ là nguồn chính. Tài trợ cho tái thiết là mục đích ban đầu của ngân hàng này mà tên thật là Ngân Hàng Tái Thiết và Phát Triển Thế Giới (International Bank For Reconstruction and Development, hay LBRD, còn gọi là World Bank). Nó được thành lập sau Thế Chiến II để giúp tái thiết các nước, đặc biệt là Âu Châu trong khuôn khổ K ế Hoạch Marshall. Vào năm 1974 thì Ngân Hàng Thế Giới đã cho các quốc gia hậu tiến vay một lượng tiền lớn.

Miền Nam chưa vay một xu nào dù đã là một thành viên kỳ cựu của Ngân Hàng Thế Giới từ năm 1956, ngoài ra lại có danh chính ngôn thuận: Vào thời điểm đó, Miền Nam đang bắt đầu công cuộc tái thiết nền kinh tế bị tàn phá vì một cuộc chiến kéo dài. Việt Nam Cộng Hòa đã cố không vay mượn gì của Ngân Hàng Thế Giới khi còn viện trợ Mỹ, để dành nguồn này cho lúc tái thiết.

Về phương diện cá nhân, tình cảm, lại còn một dữ kiện khác: Chủ Tịch Ngân Hàng Thế Giới là người quá quen thuộc với dân quân Miền Nam: Đó là cựu Tổng Trưởng Quốc Phòng Robert S. Mcnamara. Người ta nhớ nhiều lần ông hay phát âm trật: ‘’Vit Nam’’ (Vịt Nằm) thay vì ‘’Việt Nam’’. Tôi yêu cầu gặp ông để bàn về nhu cầu tái thiết và vai trò của Ngân Hàng Thế Giới. Mcnamara không còn dính dáng gì đến Việt Nam nữa, nhưng hy vọng ông còn chút ít tình cảm đối với nhân dân Miền Nam. Ông là người có trách nhiệm đem nửa triệu quân Mỹ vào Việt Nam và điều khiển việc leo thang chiến tranh. Chính ông là người đã cho trắc nghiệm chương trình khai quang bằng chất hóa học da cam (agent orange) ở Việt Nam, gây không biết bao tai hại! Cũng dưới thời này, chiến thắng của Quân Đội Hoa Kỳ được đo lường một cách hết sức máy móc, bằng xác địch quân và những bảng liệt kê vũ khí chiếm được. Sau bao nhiêu sai lầm, ông ngang nhiên bỏ cuộc. 

Vì cái dĩ vãng đó, tôi chắc lương tâm ông này còn chút dằn vặt. Gõ cửa Ngân Hàng Thế Giới qua ông thì chắc ăn rồi. Bước vào thang máy trụ sở Ngân Hàng Thế Giới, bấm lầu 12 để lên bàn giấy ông Chủ Tịch, tôi tính toán trong óc một số dự án tái thiết và hy vọng vào mức độ thông cảm của ông cựu Tổng Trưởng Quốc Phòng Mỹ.

Vừa ngồi xuống nói xong vài câu chào hỏi, Mcnamara bắt đầu ngay: ‘’Thưa ông Tổng Trưởng, tôi có thể làm gì để giúp được ông?’’ Vì nghĩ rằng Mcnamara có thể còn nhạy cảm không muốn nghe tới chiến tranh Việt Nam, nên tôi cũng cố tránh và chỉ coi ông như Chủ Tịch một cơ quan quốc tế mà Việt Nam Cộng Hòa là một thành viên kỳ cựu, để đề nghị vay một ngân khoản như những thành viên khác. Tôi trình bày tóm gọn nhu cầu tái thiết thời ‘’hậu chiến’’, và hỏi ý kiến ông về khả năng vay khoảng 50 triệu cho đợt đầu.

Nghe tôi nói xong, ông không đả động gì đến vấn đề kinh tế khó khăn mà Việt Nam Cộng Hòa đang gặp. Chậm rãi ông lại phàn nàn về việc Quốc Hội Hoa Kỳ không chịu tăng ngân khoản đóng góp cho Ngân Hàng Thế Giới: ‘’Tôi muốn giúp ‘’nước ông’’ lắm chứ , nhưng nếu Quốc Hội không chấp thuận ngân khoản cho Hiệp Hội Phát Triển Quốc Tế (IDA) thì tôi cũng đành chịu bó tay’’. IDA là một cơ quan của Ngân Hàng Thế Giới giúp các nước nghèo. Tôi nhắc ông rằng Việt Nam Cộng Hòa là một trong những thành viên kỳ cựu nhất của Ngân Hàng Thế Giới và chưa hề vay mượn đồng nào của cơ quan này trong gần 20 năm qua.

Tiếp tục trình bày, tôi còn tránh không nói tới việc xây dựng lại hạ tầng cơ sở bị tàn phá bởi chiến tranh và chỉ nói tới nhu cầu phát triển canh nông của Miền Nam. ‘’Vâng, vấn đề canh nông bao giờ cũng hấp dẫn đối với tôi’’. Mcnamara trả lời, ‘’Ngân Hàng đang có một vài dự án quan trọng về gạo Thần Nông’’. Nói xong, ông đứng dậy đi tới bàn giấy của ông, lấy một hộp pha lê đựng gạo mẫu thần nông rồi đưa cho tôi xem. ‘’Thưa ông, hiện nay, Việt Nam Cộng Hòa là quốc gia duy nhất trên thế giới cần đến chương trình tái thiết thời hậu chiến’’, tôi cứ tiếp tục đầu đề chính của buổi họp. Mcnamara lại quay về câu chuyện ‘’Thần Nông’’ và nói tới tiềm năng phong phú ở miền Nam. ‘’Chúng tôi đang cho trắc nghiệm phát triển loại lúa này, đây là lúa Thần Nông IR-3’’. Ông không nhìn tôi nữa mà cứ nhìn vào hộp gạo, bình luận về năng suất cao của gạo thần nông, điều kiện kỹ thuật trong việc trồng cấy và nông dân miền Đồng Bằng Cửu Long chắc sẽ thu hoạch được lợi tức cao nếu trồng được nhiều loại lúa này. Đến đây thì tôi đã thấy rõ thái độ của ông này rồi. ‘’Cám ơn ông Chủ Tịch, tôi đã nhìn thấy cả loại IR -8 rồi, còn tốt hơn IR-3’’. Thấy tôi không chú ý tới đề tài của mình nữa, ông ngừ ng và mời tôi uống ly cà phê để sẵn trên bàn. ‘’Cám ơn ông Chủ Tịch, tôi nghĩ trước hết chúng tôi còn phải giải quyết vấn đề ‘’hóa học da cam’’ (agent orange) trước khi có thể mở rộng diện tích canh tác lúa thần nông’’, tôi đứng dậy, chào ông và ra về. Xuống cầu thang máy, tôi thật chán nản, không hiểu tại sao Mcnamara lại có thể ‘’thờ ơ, lãnh đạm đến thế’’? Lúc này, chắc ông muốn quên hẳn Việt Nam đi và chỉ muốn dồn tiền bạc của Ngân Hàng Thế Giới vào những nước mà Mỹ đang còn o bế như Trung Cộng, Ấn Độ, Pakistan. Sau này tôi mới biết là dưới thời Tổng Thống Johnson, ông đã hăng say về chiến tranh Việt Nam để chiều ý Tổng Thống, với hy vọng được lên chức Chủ Tịch Ngân Hàng Thế Giới

Sau Ngân Hàng Thế Giới, Miền Nam nhìn vào nước ‘’Bảo hộ’’ cũ, cố hàn gắn mối giây liên lạc ngoại giao giữa hai nước đã bị sứt mẻ từ năm 1966. Pháp gửi ông Jean Marie Mérillon tới Sài Gòn nhận chứ Đại Sứ sau bảy năm cắt quãng. Ngoài ra để bày tỏ thiện chí và đánh dấu mối bang giao mới giữa hai nước, Pháp đề nghị cho Việt Nam Cộng Hòa vay một số tiền dài hạn với lãi suất thấp. Để tượng trưng cho một hình ảnh mới, chính phủ gửi một phái đoàn gồm toàn chuyên gia thượng hạng lại trẻ trung, sang Pháp, trong đó có Nguyễn Xuân Nghĩa, Lê Văn Phúc và một số anh em khác xuất thân từ các đại học lớn ngoại quốc, đày đủ kiến thức để thương thuyết với các quan chức cao cấp Pháp. Phái đoàn do tác giả hướng dẫn.

Tại Paris, chỉ sau một ngày làm việc đã nhận ra là thể thức viện trợ Pháp không có đơn giản. Tuy nói là chính phủ cho vay dài hạn và với lãi suất ưu đãi, nhưng luật lệ lại đòi là mỗi một đồng quan (franc) viện trợ của chính phủ phải kèm theo một đồng quan của ngân hàng tư, do Hiệp Hội Ngân Hàng COFACE điều hành. Mới nghe thì thấy có vẻ hợp lý vì có sự tham gia của lãnh vực tư. Nhưng có bắt tay vào việc mới thấy đây là một trở ngại lớn cho quốc gia nhận viện trợ. Trở ngại đó là: Tiền của chính phủ Pháp thì cho vay dài hạn và lãi suất thấp, nhưng tiền của các ngân hàng tư thì lại ngắn hạn và lãi suất cao. Tính ra thì ‘’phần tặng dữ’’ hay cho không (grant element) rất thấp.

Hết Phần 25 : Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng“When the Allies ran away” book by Nguyen Tien Hung

Xem lại từ đầu : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P1

Xem lại : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P24

Xem tiếp : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P26 

 

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex