Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Mùa hè đỏ lửa – chiến dịch Xuân Hè – Easter Offensive 1972 – P18

0 644

Mặt trận Kontum trong Chiến Dịch Xuân Hè 1972 – Chiến Dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Easter Offensive 1972 bùng nổ ngày 14 tháng 4 khi quân Giải Phóng tấn công đồi Charlie do tiểu đoàn 11 Nhảy Dù do thiếu tá Nguyễn Đình Bảo trấn thủ và là nguồn sáng tác của bài “Người ở lại Charlie” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh

Các báo cáo được thực hiện khi tại các vùng khác, quân Giải Phóng đã mở các cuộc tấn công và đã giành được các thắng lợi ban đầu. Bộ tư lệnh Quân Đoàn 2 hết sức lo lắng do một mình sư đoàn 22 chỉ với 2 trung đoàn tại Dakto sẽ không đủ chống chọi đòn tấn công của quân Giải Phóng. Tướng Ngô Dzu – tư lệnh Quân Đoàn 2 quyết định mang 2 trung đoàn còn lại của sư đoàn 22 đang đóng tại Bình Định để đưa lên Tân Cảnh dù biết rằng như thế sẽ khiến tỉnh Bình Định không còn đơn vị quân đội VNCH nào phòng thủ. Cố vấn John P. Vann đã thuyết phục tướng Ngô Dzu giữ 2 trung đoàn này ở lại Bình Định để phòng thủ vùng duyên hải. Để bù lại, sư đoàn 23 sẽ chuyển 1 số đơn vị từ Buôn Ma Thuột lên phía Nam của Kontum để sẵn sàng yểm trợ khi cần thiết. Kế hoạch này mang lại sư cân bằng hơn nhưng cũng chỉ làm giảm nhẹ chứ không làm tan được nỗi âu lo của Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn 2

Với tình hình như thế, phía Bắc Tây Nguyên chờ đợi cuộc tấn công của quân Giải Phóng mà đã nổ ra tại mặt  trận Quảng Trị – Huế và mặt trận An Lộc

Trận Tân Cảnh – Dakto

Cuối tuần lễ thứ 2, quân Giải Phóng đã bắt đầu bao vây khu vực Tân Cảnh – Dakto. Mặt trận Kontum trong Chiến Dịch Xuân Hè 1972 – Chiến Dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Easter Offensive 1972 nổ ra vào ngày 14 tháng 4 khi đồi Charlie nằm ở cực Bắc của dãy núi Cao Điểm Hỏa Tiễn – Rocket Ridge cách Tân Cảnh khoảng 10km hướng Tây Nam do tiểu đoàn 11 Nhảy Dù phòng thủ đã bị các đơn vị của sư đoàn 320 tấn công dữ dội. Quân Giải Phóng đã áp dụng phương thức truyền thống với khởi đầu là cuộc pháo kích dữ dội bằng pháo 105mm và 130mm kết hợp pháo không giật và súng cối các loại. Sau đó, quân Giải Phóng đã mở  2 cuộc tấn công bằng bộ binh. Mặc dù tiểu đoàn 11 Nhảy Dù đã chiến đấu dũng cảm, tuy nhiên với sức chênh lệch quân số quá lớn, đến đêm hôm sau, đơn vị này bị tràn ngập và phải di tản. Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã viết bài hát nổi tiếng “Người ở lại Charlie” để tưởng niệm tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 11 Nhảy Dù là thiếu tá Nguyễn Đình Bảo tử trận trong trận đánh này khi hầm của ông bị pháo quân Giải Phóng bắn sập hầm. Một tuần sau, căn cứ Delta nằm ở phía cực Nam của dãy núi Cao Điểm Hỏa Tiễn cũng do 1 tiểu đoàn Nhảy Dù  phòng thủ đã bị tràn ngập sau hơn 1 tuần hứng chịu pháo kích

Hai trung đoàn 42 và 47 của sư đoàn 22 cố gắng kiểm soát khu vực nhưng liên tục bị quân Giải Phóng chận đánh nên phải rút về Tân Cảnh. Bộ chỉ huy của sư đoàn 22 cũng thiếu quyết tâm trong việc tăng cường phòng thủ các ngọn đồi che chắn ở phía Tây nên sau khi bị mất, căn cứ Tân Cảnh cũng trở nên cô độc và dễ bị tấn công

Vào lúc này, bộ chỉ huy chiến thuật của sư đoàn dù cùng 1 lữ đoàn Nhảy Dù được lệnh rút về Sài Gòn để tăng cường cho mặt trận An Lộc. Vị trí của lữ đoàn này được bù đắp bằng liên đoàn 6 Biệt Động Quân và trung đoàn 53 của sư đoàn 23 Bộ Binh sẽ đảm trách khu vực tác chiến của sư đoàn Nhảy Dù. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 cũng di chuyển 1 số đơn vị pháo binh đang ở Dakto – Tân Cảnh về khu vực Diên Bình cách QL 14 khoảng 6km nằm ở phía Đông Nam nhằm tăng cường chiều sâu của tuyến phòng thủ

Tuyến phòng thủ của sư đoàn 22 ở Dakto – Tân Cảnh trong trận Kontum trở nên mỏng manh khi không còn cá điểm tựa phía Bắc và phía Đông. Các căn cứ còn lại của dãy Cao Điểm Hỏa Tiễn lại nằm xa về phía Nam và thuận lợi để phòng thủ Kontum hơn. Khu vực này chỉ có trung đoàn 47 chịu trách nhiệm phòng thủ Dakto II còn trung đoàn 42 vốn là đơn vị kém nhất của sư đoàn lãnh trách nhiệm phòng thủ Bộ Chỉ Huy sư đoàn 22 ở Tân Cảnh và các khu vực chung quanh. Trung đoàn 42 mới được triển khai đến Tân Cảnh vài tuần trước đó và đại tá Lê Đức Đạt – sư đoàn trưởng sư đoàn 22 đã muốn thay đơn vị này bằng đơn vị khác co sức chiến đấu tốt hơn nhưng thời gian không cho phép để hoán đổi đơn vị. Trong hai tuần qua, căn cứ Tân Cảnh bị pháo kích dữ dội với cường độ hơn 1.000 quả đạn / ngày. Đạn pháo rơi rất chính xác do được điều chỉnh tác xạ từ các điểm cao ở phía Bắc và phía Đông căn cứ

Ngày 23 tháng 4, sư đoàn 2 cùng các đơn vị thuộc Mặt Trận B3 của quân Giải Phóng mở cuộc tấn công dữ dội vào Tân Cảnh do trung đoàn 42 phòng thủ được sự yểm trợ của 1 pháo đội 105mm, 1 pháo đội 155mm, 1 chi đội xe tăng M41, 1 chi đội xe thiết giáp M113 và 1 đại đội công binh chiến đấu. Trong suốt cuộc tấn công, quân Giải Phóng đã sử dụng nhiều tên lửa chống tăng AT-3  Sagger có điều khiển và lần lượt phá hủy các xe tăng M41 đang phòng thủ trong cộng sự với độ chính xác cao. Quân VNCH lẫn các cố vấn Mỹ đều hoàn toàn bất ngờ trước loại vũ khí mới mẽ này lần đầu xuất trận nên không có biện pháp đối phó. Sau xe tăng, đến lượt các công sự, bunker, … cũng bị tên lửa AT-3 Sagger đánh sập. Lúc 10h30, hầm chỉ huy của sư đoàn 22 cũng bị bắn sập, nhiều bộ phận của bộ chỉ huy sư đoàn 22 phải di tản, Căn cứ mất chỉ huy đã trở nên náo loạn, phải tự tìm phương án phòng thủ

Đến trưa, các cố vấn Mỹ đã cố gắng thiết lập một tổng hành dinh mới cho sư đoàn 22 nhưng các sĩ quan của sư đoàn 22 đã xuống tinh thần , họ không chịu di chuyển đến tổng hành dinh mới mà cứ ở lại căn cứ cũ vốn đã bị hư hại nặng nề

Trưa hôm đó, quân VNCH cố gắng dùng pháo để phản pháo các nơi nghi ngờ đặt pháo của quân Giải Phóng. Từ vị trí chỉ huy mới, các cố vấn Mỹ cũng điều phối các đợt máy bay chiến thuật oanh kích theo yêu cầu của các cố vấn ở các trung đoàn bộ binh nhưng thời tiết xấu và lưới phòng không dày đặc khiến các cuộc oanh kích không hiệu quả. Buổi tối hôm đó, đặc công Giải Phóng đã làm nổ tung 1 kho đạn ở gần sân bay Tân Cảnh. Quân Giải Phóng cũng gia tăng các đợt pháo kích vào thị trấn. Khoảng 23h ngày 23 tháng 4, căn cứ Đắc Tô báo cáo quân Giải Phóng được sự yểm trợ của xe tăng đang tiến đánh từ hướng Tây. Một máy bay AC-130 Spectre được đưa đến yểm trợ, phi công báo cáo có 18 xe tăng quân Giải Phóng đang di chuyển. Máy bay AC-130 tấn công nhưng lưới phòng không dày đặc khiến cuộc tấn công gây thiệt hại không đáng kể.

Xem lại từ đầu : Chiến dịch Xuân Hè 1972Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972Mùa hè đỏ lửa 1972Easter Offensive 1972 – P1

Xem lại : Chiến dịch Xuân Hè 1972Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972Mùa hè đỏ lửa 1972Easter Offensive 1972 – P17

Xem tiếp: Chiến dịch Xuân Hè 1972Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972Mùa hè đỏ lửa 1972Easter Offensive 1972 – P19

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex