Việt Nam Cộng Hòa và Sài Gòn sụp đổ 30/4/1975 – The fall of South Vietnam – P13
Việt Nam Cộng Hòa và Sài Gòn sụp đổ 30/4/1975 – The fall of South Vietnam – P13
Tổng Thống Thiệu rất muốn cứu vãn tình thế tuy nhiên ông đã không thể và thực sự là ông cũng không thể làm điều gì khác. Quân đội VNCH đã có nhiều cải tổ từ sau Hiệp Định Paris được ký kết. Tuy nhiên, sau khi tổng thống Nixon từ chức, mọi việc đã không diễn ra suông sẽ. Tổng thống Nixon là người mà VNCH tin tưởng sẽ khiến Hà Nội chùn bước khi muốn xâm chiếm miền Nam và thực sự đã nhiều lần Nixon đã cảnh báo cứng rắn với Hà Nội về việc này. Tuy nhiên, sau khi Nixon từ chức vào ngày 8 tháng 8 năm 1974, lời hứa “bảo vệ miền Nam” trước sự xâm chiếm của Hà Nội đã trở nên vô nghĩa . Quốc Hội Mỹ đã không còn muốn cuộc chiến Việt Nam tiếp tục nữa
Sau khi mất Buôn Ma Thuột, nhiều người đánh giá quân đội VNCH vẫn có khả năng kháng cự khi họ vẫn còn phần lớn các đơn vị quân đội vẫn chưa tham chiến và còn nguyên vẹn và giúp được việc tránh cho Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ – Sài Gòn sụp đổ – The fall of South Vietnam . Vùng II Chiến Thuật vẫn còn sư đoàn 22 bộ binh và 1 số đơn vị tương đương 2 sư đoàn. Tuy nhiên, như đã nói, quân đội VNCH sẽ không thể kháng cự khi đạn dược, xăng dầu, … mọi thứ gần như đã cạn kiệt
Chương IV
Vùng Cao Nguyên
Hai ngày sau buổi bàn bạc lịch sử ở Dinh Độc Lập, tổng thống Thiệu đã cho biết muốn gặp tướng Phạm Văn Phú – tư lệnh Quân Đoàn II ở Tổng Hành Dinh ở Pleiku để nắm rõ tình hình. Lúc này thì quân Bắc Việt đã chiếm Ban Mê Thuột và mọi nỗ lực tái chiếm đều không thành công. Pleiku đang chịu sức ép rất lớn khi quân Bắc Việt liên tục pháo kích vào đây. Cho rằng Pleikeu quá nguy hiểm để gặp mặt, tướng Phú đề nghị tổng thống Thiệu gặp ở Cam Ranh và cuộc họp mặt đã diễn ra ngày 14 tháng 3
Đi cùng tổng thống Thiệu đến Cam Ranh bao gồm thủ tướng Trần Thiện Khiêm, trung tướng Đặng Văn Quang và tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên . Tại buổi họp, tướng Phú đã trình bày vắn tắt tình hình ở Vùng II , tình hình quân sự phía Bắc Việt và VNCH. Tướng Phú không giấu giếm tình thế khá bi đát cho phía VNCH. Các trục đường chính của Vùng II Chiến Thuật bao gồm Quốc Lộ 14, 19, 21 đã bị cắt đứt . Quốc Lộ 19 nối liền vùng Cao Nguyên và vùng biển Quy Nhơn đã bị sư đoàn 3 Bắc Việt cắt tại Bình Khê. Sư đoàn 22 bộ binh dưới quyền của chuẩn tướng Phan Đình Niệm đã không thể đánh thông đường 19. Tại Pleiku, đã có nhiều cuộc đụng trận diễn ra khi quân Bắc Việt đã bắt đầu tấn công Pleiku ở hướng Đông và Tây. Tình thế Pleiku đang dưới áp lực rất lớn. Các cuộc tái bố trí lực lượng rất khó thực hiện bằng đường bộ
Sau khi tướng Phú trình bày, tổng thống Thiệu đã hỏi 1 câu đơn giản và then chốt nhất rằng liệu tướng Phú có thể tái chiếm Ban Mê Thuột ?. Tướng Phú đã không trả lời thẳng mà chỉ xin quân tăng viện. Tổng thống Thiệu hỏi tướng Viên liệu còn quân trừ bị để tăng viện cho tướng Phú hay không. Tuy hỏi nhưng tổng thống Thiệu đã biết rất rõ vì đơn vị trừ bị cuối cùng là Liên Đoàn 7 Biệt Động Quân đã được tăng viện cho tướng Phú khi vùng II bắt đầu có dấu hiệu quân Bắc Việt tấn công . Hiện tại, VNCH không còn bất cứ đơn vị trừ bị nào
Lực lượng trừ bị cũng là vấn đề nghiêm trọng của VNCH trong toàn bộ cuộc chiến ở Việt Nam. Quân Bắc Việt đã nắm rõ yếu điểm này và liên tục gia tăng các cuộc tấn công nhằm bào mòn lực lượng VNCH. Quân đội VNCH chỉ có 2 đơn vị trừ bị chính đó là sư đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến và sư đoàn Nhảy Dù. Cả 2 đơn vị này đều bị trói chặt vào vùng I Chiến Thuật từ trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972. Đầu năm 1975, tổng thống Thiệu rút sư đoàn Nhảy Dù về Sài Gòn và thay thế bằng lử đoàn 468 TQLC mới thành lập và 1 Liên Đoàn Biệt Động Quân để thay thế vị trí sư đoàn Dù. Tuy nhiên, sư đoàn Dù cũng không được rảnh ngày nào, ngay khi được lệnh rời vùng I Chiến Thuật, lữ đoàn 3 Nhảy Dù đã được lệnh chuyển đến Khánh Dương ở vùng II để đánh thông đường QL 21 bị cắt đứt. Các cuộc chiến diễn ra ác liệt ở đây và lữ đoàn 3 Dù đã không thể được rút về Sài Gòn như dự kiến
Vào thời điểm dầu sôi lửa bỏng này, quân đội VNCH không có 1 đơn vị trừ bị nào khác để tăng viện tướng Phú. Tổng thống Thiệu bước đến tấm bảng bản đồ . Tổng thống Thiệu phát thảo các khu vực quan trọng cần giữ. Ông cũng chỉ thị cho tướng Phú rằng Ban Mê Thuột quan trọng hơn cả Pleiku và Kontum cộng lại. Ông yêu cầu tướng Phú bằng mọi giá cần tái chiếm Ban Mê Thuột
Tổng thống Thiệu hỏi kế hoạch điều động binh sĩ của tướng Phú. Tướng Phú cho biết đường đi của Quốc Lộ 19 hướng từ Pleiku về vùng duyên hải đã bị cắt đứt hoàn toàn và sư đoàn 22 hiện vẫn chưa thể đánh thông được tuyến đường này. Quốc Lộ 14 nối Pleiku xuống Ban Mê Thuột đã bị cắt ở đoạn Thuần Mẫn phía Bắc của Ban Mê Thuột . Tướng Phú đề nghị sử dụng tỉnh lộ 7B nằm cách Pleiku khoảng 38km về phía Nam chạy theo hướng Đông Nam xuyên qua Hậu Bổn (Cheo Reo) và đi về Tuy Hoà . Tuyến đường này rất xấu và rất ít dùng nên ít người biết . Tuyến đường này có 1 cây cầu bắt qua sông Ba và cây cầu này đã bị quân Bắc Việt phá hư từ rất lâu trước đó. Tướng Phú cho rằng sử dụng tuyến đường này sẽ gây bất ngờ cho quân Bắc Việt và đề nghị được hỗ trợ phương tiện để băng qua sông Ba. Tướng Viên hứa sẽ cung cấp các phương tiện dã chiến để vượt sông
Việc di chuyển đội quân với quy mô Quân Đoàn để vượt đoạn đường 250km xuyên qua rừng núi, cao nguyên, … là việc rất khó khăn . Yếu tố bất ngờ chỉ đạt được nếu di chuyển nhanh và không bị cản trở . Quân Bắc Việt lại đang hiện diện khắp nơi ở vùng Cao Nguyên và có khả năng xuất hiện ở bất cứ ở đây để chận đánh. Đội hình di chuyển quân lớn như thế đòi hỏi lực lượng đi đầu cần được yểm trợ để vượt qua những sự đánh chận, lực lượng đi cuối để chống lại sự truy đuổi và lực lượng ở giữa cũng cần sự bảo vệ .
Tướng Viên nhắc lại tướng Phú về việc quân Pháp đã trả giá rất lớn khi rút quân khỏi Lạng Sơn năm 1947, 2 đội quân của đại tá Le Page và Charlton khi rút khỏi Cao Bằng vào năm 1950 cũng bị phục kích và thiệt hại nặng và gần nhất là Binh Đoàn 100 Pháp khi rút quân đã bị phục kích và gần như bị xoá xổ trên Quốc Lộ 19 khu vực đèo An Khê vào tháng 6 năm 1954
Khi buổi họp gần đi đến kết thúc, với giọng khẩn thiết, tướng Phú đề nghị thuộc cấp của ông là đại tá Phạm Duy Tất – chỉ huy lực lượng Biệt Động Quân ở vùng II được thăng chức Chuẩn Tướng do những đóng góp trong suốt thời gian vừa qua. Tướng Viên cho biết ông cũng được báo cáo rằng đại tá Tất là 1 sĩ quan có năng lực. Tuy nhiên do là sĩ quan ở phạm vi khu vực nên uy tín của ông chưa nổi bật ngoài vùng II. Do đó tướng Viên cho rằng để dễ thuyết phục hơn nên chờ đại tá Tất có thêm 1 số công trạng trên chiến trường. Tổng thống Thiệu cũng đồng ý với đề xuất của tướng Viên . Tuy nhiên, tướng Phú vẫn tiếp tục van nài và tổng thống Thiệu cuối cùng đồng ý.
Sau khi được thăng chức Chuẩn Tướng, tướng Phạm Duy Tất được tướng Phú đề bạt làm chỉ huy cuộc chuyển quân. Có lẽ lúc này tướng Phú tin cậy nhất chính là chuẩn tướng Phạm văn Tất. Tướng Phú có 2 cấp phó là chuẩn tướng Trần Văn Cẩm và chuẩn tướng Lê Văn Thân . Tuy nhiên cả 2 tướng này đều không được giao nhiệm vụ cụ thể trong việc chuyển quân này ngoại trừ tướng Cẩm được giao nhiệm vụ Tổng Giám Sát cuộc chuyển quân hay cuộc triệt thoái khỏi Cao Nguyên này . P 87
Xem từ đầu : Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975 – Sài gòn sụp đổ ngày 30/4/1975 – The fall of South Vietnam April 30th 1975 – P1
Xem lại : Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975 – Sài Gòn sụp đổ ngày 30/4/1975 – The fall of South Vietnam on April 30th 1975 – P12
Xem tiếp : Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ ngày 30/4/1975 – Sài Gòn sụp đổ ngày 30/4/1975 – The fall of South Vietnam on April 30th 1975 – P14
dbltxl
zolk7a
gdh4a1
lyf2bi
52urx8