Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Đại sứ Martin và ngày cuối cùng ở Sài Gòn vào 30 tháng 4 năm 1975

0 372

46 năm về trước, ngày 30/4/1975, hàng ngàn người Mỹ, quan chức, quân nhân Việt Nam Cộng Hòa cùng với thường dân di tản khỏi Sài Gòn. Trong số những người cuối cùng rời Sài gòn trong chiến dịch mệnh danh là Gió Lốc – Operation Frequent Wind, có vị Đại sứ cuối cùng của Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam: Đại sứ Graham Martin.

Chiến dịch Gió Lốc do Thủy quân Lục chiến Mỹ thực hiện, được xúc tiến vào giờ thứ 25 của cuộc chiến, diễn ra giữa cơn hoảng loạn, trong nỗi tuyệt vọng và kinh hoàng của người dân miền Nam trước viễn ảnh đen tối là nếu không rời Sài Gòn, họ sẽ rơi lại sau bức màn sắt của một chế độ cộng sản. Đa số những người vào được khuôn viên tòa đại sứ là những quân dân cán chính Việt Nam ít nhiều có liên hệ với người Mỹ và thân nhân của những người này.

Chiến dịch Gió Lốc cũng được thực hiện trong khi vị đại sứ cuối cùng của Mỹ tại Việt Nam nhất định từ chối bước lên máy bay di tản, và cố tìm cách kéo dài thời gian để có thể sơ tán càng nhiều người miền Nam chừng nào hay chừng ấy, bất chấp sự hối thúc và cả lệnh trực tiếp từ Phòng Bầu dục, Tòa Bạch Ốc.

Phi công lái trực thăng sơ tán Đại sứ Martin

Tháng tư năm 1975, Gerry Berry là viên phi công của Thủy quân Lục chiến Mỹ đã đáp chiếc trực thăng Sea Knight lên nóc Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Sứ mạng của chàng phi công trẻ là sơ tán ông đại sứ.

Ông kể lại với báo Des Moines Register:

“Tôi đáp máy bay và nói ‘tôi đến đây để sơ tán ông đại sứ’, một người trả lời, ‘Được, nhưng ông ấy chưa sẵn sàng’… Thế rồi họ đẩy nhiều người Việt và công dân các nước khác lên đầy chiếc trực thăng của tôi rồi bảo, anh đi đi!”

Người tị nạn miền Nam Việt Nam trên một hàng không mẫu hạm Mỹ trong chiến dịch di tản Gió Lốc – Operation Frequent Wind khởi sự ngày 29/4/1975.

Trong suốt 18 tiếng đồng hồ tiếp theo, Berry và 70 phi công Thủy quân Lục chiến, Hải quân và Air America bay liên tục từ tòa đại sứ tới các tàu hải quân neo ở ngoài khơi, vận chuyển tổng cộng 7000 nhân viên tòa đại sứ, công dân nước ngoài và công dân Nam Việt Nam tới nơi an toàn.

“Rất nhiều người là phụ nữ, trẻ em. Họ chỉ được mang theo một túi nhỏ, không ai được mang theo vali.”

Chiếc trực thăng thông thường chỉ chở 25 quân nhân với trang thiết bị và súng ống, chất đầy từ 60 tới 75 người mỗi chuyến.

Berry không biết ông đã giải cứu bao nhiều người khỏi Sài Gòn, nhưng ông bay ít nhất 14 chuyến.

“Không ai có thì giờ đếm cả,” ông nói.

‘Kẻ thù đang tới gần’

“Kẻ thù đang tới gần hơn – họ chỉ còn cách có vài dặm bên ngoài thành phố,” Berry nói. Nhưng Đại sứ Graham Martin nhất định không xuất hiện.

“Hình như ông tin rằng sẽ có một thỏa thuận giờ chót, và bằng cách nào đó sẽ giữ lại được Sài Gòn. Cho nên ông chờ cho tới phút chót.”

Berry là phi công đầu tiên đáp xuống nóc tòa đại sứ chiều hôm 29/4/75, nhưng mỗi lần anh đáp xuống lại sau khi sơ tán một đợt, ông Martin vẫn không chịu ra mặt.

“Phải ghi công ông ấy,” Berry nói. “Ông ấy chưa đưa được hết người của ông đi di tán, và biết đã sắp sửa hết giờ, cho nên ông tìm cách kéo dài tối đa cuộc di tản bằng trực thăng.”

Cuộc tản cư bằng phi cơ dân sự khởi sự từ tháng Ba, đã chấm dứt ngày hôm trước, khi phi trường Tân Sơn Nhất bị pháo kích.

Cuộc sơ tán tiếp tục qua đêm, và mưa gió càng gây khó khăn hơn cho các chuyến bay.

“Đám đông chờ được sơ tán vẫn đông, không ai có thì giờ nghỉ ngơi ngoại trừ đây đó 10 phút chờ đổ xăng và uống vội một tách cà phê, ăn một quả táo, thế thôi.”

Cuối cùng, độ 3 giờ sáng, Berry bay trở lại tòa đại sứ lần cuối cùng, nơi mà các binh sĩ Thủy quân Lục chiến trên nóc tòa nhà lại sắp sửa đẩy một đợt người khác lên máy bay.

Anh nói:

“Nói với ông đại sứ… chiếc trực thăng này sẽ không rời khỏi nóc tòa đại sứ cho tới khi nào ông đại sứ lên máy bay,” Berry gằn giọng, “Tổng thống nói đây là lúc phải đi!”

Hai phút sau, Đại sứ Martin đã có mặt trên chiếc trực thăng, trực chỉ hàng không mẫu hạm USS Blue Ridge.

Chiếc trực thăng có ký hiệu Lady Ace 09 do Đại úy Jerry Berry điều khiển, đưa Đại sứ Graham Martin ra tàu USS Blue Ridge vào lúc 4h58 phút.

Một khi Đại sứ Martin rời Sài Gòn, cuộc di tản chính thức chấm dứt.

Những người lính Mỹ cuối cùng ở Việt Nam

Sau khi chiếc máy bay trực thăng trên đó có Đại sứ Graham Martin cất cánh từ nóc Tòa đại sứ Mỹ, 11 binh sĩ Mỹ bị bỏ lại để giữ an ninh. Họ phải chờ đợi suốt một giờ. Thời gian 1 tiếng ấy dài như ‘vô tận’, ông Steve Schuller nói vói phóng viên Kenton Robinson của tờ báo The Day ở New London, bang Connecticut vào năm 2005.

Lúc đó là sáng sớm ngày 30/4/1975 và trời hãy còn tối. James Kean, viên chỉ huy toán lính Mỹ kẹt lại, nói:

“Chúng ta có hai sự lựa chọn: Một là tìm cách thoát thân bằng cách trèo từ nóc xuống bên hông tòa nhà này, hoặc chúng ta có thể ở đây tử thủ, đây sẽ là Alamo của năm 1975.”

Tất cả 11 binh sĩ đều đồng ý ở lại tử thủ.

“Mặc kệ, tất cả chúng ta sẽ cùng chết ở đây. Mọi người hãy chuẩn bị. Rồi ra sao thì ra.”

Sau này, người chỉ huy báo cáo trong một phúc trình rằng đã 4 ngày rồi các quân nhân này chưa được chợp mắt.

Khi tưởng như chờ đợi đã mỏi mòn, thì phi công Berry và hai chiếc trực thăng khác quay lại để di tản những quân nhân TQLC còn lại cuối cùng. Chiếc trực thăng cuối cùng cất cánh vào lúc 7h53 sáng ngày 30/4.

44 năm sau, Berry, nước mắt lưng tròng, kể lại với tờ Des Moines Register:

“Chúng tôi đã sơ tán được hết những binh sĩ Mỹ cuối cùng ra khỏi Sài gòn, nhưng hãy còn hàng ngàn người Việt trong khuôn viên tòa đại sứ đang chờ được sơ tán.”

Thành phố Sài Gòn mất tên trong cùng ngày.

Theo một bài viết của ông Walter J. Boyne, cựu Giám đốc Bảo tàng Hàng không và Không gian ở thủ đô Washington, đăng trên tạp chí Air Force ngày 1/4/2000, thì còn lại từ 250 tới 400 người Việt Nam đã được hứa sơ tán, bị bỏ lại, trong “hành động phản bội cuối cùng.”

Đoạn kết

Cuộc di tản được coi như đoạn kết chính thức của chiến tranh Việt Nam, mặc dù tới ngày 7/5 Tổng thống Gerald Ford mới ký văn kiện pháp lý chính thức chấm dứt sự can dự của Mỹ tại Việt Nam.

Chiếc trực thăng CH-46 Sea Knight là chiếc trực thăng đã bốc Đại sứ Graham Martin ra khỏi đại sứ quán Hoa Kỳ ở Sài Gòn vào sáng sớm ngày 30/4/1975 trong chiến dịch Gió Lốc, đang được trưng bày tại Viện bảo tàng Hàng không Flying Leatherneck tại Trạm không quân Thủy quân lục chiến Miramar, ở San Diego, bang California. Viện bảo tàng này là nơi triển lãm và chứa các hiện vật liên quan đến lịch sử và di sản của Hàng không Thủy quân lục chiến Mỹ, nơi có bộ sưu tập máy bay lịch sử lớn nhất Hoa Kỳ. Bộ sưu tập và viện bảo tàng Flying Leatherneck trực thuộc Viện Bảo tàng Quốc gia của Thủy quân Lục chiến Mỹ.

Sơ lược tiểu sử Đại sứ Graham Martin

Graham A. Martin ra đời ngày 22/9/1912 tại bang North Carolina, ông tốt nghiệp đại học Wake Forest năm 1932. Một thời gian ngắn, ông làm báo và là phóng viên tại Washignton DC cho nhiều tờ báo miền Nam. Năm 1941, ông gia nhập quân đoàn Không quân với cấp bậc Trung úy, sau thăng cấp lên Đại tá. Ông từng là sĩ quan tình báo trong Thế chiến II. Chuyển sang ngành Ngoại giao vào năm 1947, ông từng phục vụ tại Paris trong 8 năm, bổ nhiệm làm Thứ trưởng Ngoại giao năm 1959, Phụ tá đặc biệt cho đại sứ Dillon, sau đó Đại diện của Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác ở Geneve. Năm 1963, ông được bổ nhiệm vào chức Đại sứ Hoa Kỳ tại Thái Lan cho tới năm 1967.

Nhưng ông được nhắc đến nhiều nhất trong cương vị đại sứ Mỹ cuối cùng tại Việt Nam (1973-1975). Ông bị một số nhà phân tích chỉ trích là đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của tình hình miền Nam Việt Nam trong giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến, và chính vì vậy, đã để mất quá nhiều thời giờ quý báu trước khi đồng ý tiến hành chiến dịch di tản khỏi Sài Gòn, khi hàng ngàn binh sĩ Mỹ, quan chức Việt Nam Cộng Hòa, và người Việt làm việc cho chính phủ Mỹ bị bỏ lại. Ông mạnh mẽ bênh vực các quyết định của ông, và một số người cho rằng Đại sứ Martin đã bất chấp nguy hiểm tới bản thân, kéo dài cuộc di tản để cứu càng nhiều người càng tốt.

Đại sứ Graham Martin và phu nhân có hai ái nữ, Janet Martin Tantensapya và Nancy Lane, và một quý tử, Michael, 4 cháu nội ngoại. Nhưng ngoài ra ông còn có một người con nuôi, Trung úy Không quân TQLC Glenn Dill Mann tử trận trên chiến trường Việt Nam vào năm 1965, thời ông Martin làm đại sứ Hoa Kỳ tại Thái Lan. Bàn làm việc của Đại sứ Martin tại tòa đại sứ Sài Gòn luôn luôn trưng một tấm ảnh của người con nuôi quá cố, Trung úy Glenn Mann (1940-1965). Một số chuyên gia an ninh Mỹ phân tích rằng sự mất mát lớn này đã khiến Đại sứ Martin khó chấp nhận thất bại trong chiến tranh Việt Nam.

Đại sứ Graham Martin qua đời tại bệnh viện Forsythe ở Winston-Salem, bang North Carolina, vì bệnh tim vào năm 1990 ở tuổi 77. Ông được đưa tới nơi yên nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang quân đội Arlington, gần thủ đô Washington.

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex