Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Hồ sơ mật Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt Nam – The Pentagon Papers – P4

0 288

Hồ sơ mật Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt NamThe Pentagon Papers about Vietnam war – Phần 4

Lúc này không có dấu hiệu nào cho thấy mối bận tâm của Washington trước những sự kiện đang diễn ra nhanh chóng ở Đông Dương. Vào giữa tháng 8, các lực lượng kháng chiến của Việt Minh, dưới quyền của Hồ Chí Minh, đã cướp chính quyền ở Hà Nội, và ngay sau đó yêu cầu Hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Ngày 2/9, tại Hà Nội, Hồ Chí Minh đã tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH). VNDCCH cai trị với tư cách là chính phủ dân sự duy nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong thời gian khoảng 20 ngày. Ngày 23/9/1945, với sự hiểu biết của Tư lệnh Anh ở Sài Gòn, quân Pháp đã lật đổ chế độ VNDCCH và tuyên bố khôi phục lại chính quyền của Pháp ở Nam Kỳ. Chiến tranh du kích nổ ra khắp Sài Gòn. Mặc dù các đại diện cơ quan OSS của Mỹ có mặt ở cả Hà Nội và Sài Gòn và có vẻ như ủng hộ Việt Minh, nhưng Hoa Kỳ không có quan điểm chính thức nào liên quan đến VNDCCH, hoặc các hành động của Pháp và Anh ở miền Nam Việt Nam. Vào tháng 10 năm 1945, Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố như sau:

“Hoa Kỳ không có ý phản đối việc tái lập quyền kiểm soát của Pháp ở Đông Dương và không có tuyên bố chính thức nào từ Chính phủ Mỹ để chất vấn, dù chỉ là ngụ ý chủ quyền của Pháp đối với Đông Dương. Tuy nhiên, chính sách của Mỹ không phải là hỗ trợ người Pháp thiết lập lại quyền kiểm soát của họ đối với Đông Dương bằng vũ lực và Mỹ sẽ vui lòng nhìn Pháp kiểm soát Đông Dương nếu người dân Đông Dương đồng ý để Pháp làm vậy trong tương lai.”

Pháp gửi đến Mỹ những tuyên bố mong muốn chấm dứt sớm các hành động thù địch, trấn an Mỹ là Pháp sẽ cởi mở và cải cách cho khác với trước (khác với thực dân Pháp trước thế chiến II). Vào tháng 11, Jean Chauvel, Tổng thư ký của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp, đã nói với Đại sứ Mỹ rằng:

Khi rắc rối với người An Nam nổ ra, de Gaulle đã được Phái bộ Pháp tại Ấn Độ thúc giục đưa ra một tuyên bố nào đó thông báo ý định của Pháp sẽ áp dụng một chính sách tiến bộ mang lại cho người bản xứ nhiều quyền hạn, trách nhiệm hơn và có đại diện của người bản xứ trong chính phủ. De Gaulle đã cân nhắc ý tưởng này nhưng bác bỏ nó bởi vì tình trạng hỗn loạn đang diễn ra ở Đông Dương. Ông cho rằng không có chính sách nào có thể thực hiện khi chính quyền Pháp ở Đông Dương chưa ổn định. Hơn nữa, de Gaulle và Bộ trưởng Ngoại giao cho rằng tình hình hiện nay vẫn còn rất rối và họ có quá ít thông tin thực sự đáng tin cậy về bức tranh toàn cảnh Đông Dương, nên những kế hoạch và ý định mà họ đã đưa ra trước đây có thể phải được xem xét thật kỹ lưỡng theo diễn biến xảy ra.

Mặc dù thực tế là người Pháp không cảm thấy rằng họ chưa thể đưa ra bất kỳ tuyên bố chung nào vạch ra các kế hoạch cụ thể trong tương lai cho Đông Dương, Chanvel nói rằng họ hy vọng “rất sớm” để đi vào hoạt động với một vài lĩnh vực, bao gồm việc bầu cử địa phương sẽ được thiết kế để trao quyền nhiều hơn và tiếng nói lớn hơn trong các sự vụ cho người bản xứ. Ông nói điều này sẽ là một dấu hiệu cho biết sự chân thành của Pháp hơn hẳn bất kỳ tuyên bố chính sách nào… Người Pháp hy vọng sẽ sớm đàm phán một thỏa thuận với Quốc vương Campuchia, điều này sẽ dẫn đến việc trao trách nhiệm và quyền hạn lớn hơn nhiều cho người Campuchia. Ông đặc biệt đề cập rằng sẽ có nhiều người bản xứ hơn được nắm quyền hành chính, và cũng hy vọng rằng các cuộc bầu cử địa phương có thể sớm được tổ chức. Ông nói người Pháp cũng có ý định làm tương tự như quy trình ở Lào khi tình hình ở Campuchia cho phép, và cuối cùng là ở Nam Kỳ và Bắc Kỳ. Khi trật tự được lập lại trên toàn Đông Dương và các thỏa thuận đã đạt được với từng quốc gia riêng lẻ, Chauvel cho biết người Pháp có ý định đưa kết quả của các thỏa thuận riêng biệt này vào một chương trình chung cho toàn Đông Dương.

Hồ sơ mật Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt NamThe Pentagon Papers cho biết từ mùa thu 1945 đến mùa thu 1946, Mỹ nhận được một loạt thư tín từ Hồ Chí Minh mô tả tình trạng thảm khốc ở Việt Nam, viện dẫn các nguyên tắc được công bố trong Hiến chương Đại Tây Dương và trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc, và cầu xin Mỹ công nhận nền độc lập của VNDCCH, hoặc – như một biện pháp cuối cùng – để Liên Hiệp Quốc tạm quản Việt Nam. Nhưng Hoa Kỳ không có hành động gì theo yêu cầu của Hồ, và cũng không có ý định viện trợ cho Pháp. Ngày 15/1/1946, Bộ trưởng Chiến tranh được Bộ Ngoại giao khuyến cáo rằng Mỹ “cấm sử dụng tàu thuyền hoặc máy bay mang cờ Mỹ để vận chuyển quân đội của bất kỳ quốc tịch nào cập bến hoặc rời đi từ hai nơi Đông Ấn và Đông Dương, và cũng không được đem đạn được, khí tài quân sự đến hai khu vực này”. Tuy nhiên, Anh đã giúp Pháp đưa thêm quân đến Đông Dương. Anh thoả thuận song phương với Pháp là sẽ để Pháp sau này đảm nhận trách nhiệm chiếm đóng Đông Dương sau khi Anh giải giáp phát xít Nhật, hiệp ước này được kí ngày 9/10/1945, Anh “công nhận đầy đủ các quyền của Pháp” ở Đông Dương. Quân đội Pháp bắt đầu đến Sài Gòn tháng đó, và sau đó được Anh chuyển giao cho khoảng 800 chiếc xe jeep và xe tải (mà Anh có được từ viện trợ Lend-Lease của Mỹ). Tổng thống Truman đã chấp thuận sự chuyển giao này với lý do việc loại bỏ thiết bị là không thể thực hiện được.

Cuộc giao tranh giữa Pháp và người Việt Nam bắt đầu ở miền nam ngày 23/9/1945, Pháp cướp lại chính quyền, lan rộng từ Sài Gòn ra khắp Nam Kỳ, và đến phía nam Trung Kỳ. Đến cuối tháng 1/1946, mọi thứ hoàn toàn giao lại cho Pháp, vì lúc đó Anh đã rút hết quân ra khỏi Việt Nam. Ngày 4/3/1946, Đô đốc Mountbatten (Anh) loại bỏ Đông Dương ra khỏi danh sách những vùng lãnh thổ thuộc Bộ Chỉ huy Đông Nam Á của phe Đồng minh, do đó chuyển giao toàn bộ quyền kiểm soát cho Pháp. Từ sở chỉ huy của Pháp, qua Đài phát thanh Sài Gòn, phát ra thông báo rằng một chiến dịch quân sự “quét sạch” đang được tiến hành, nhưng việc bình định hầu như đã hoàn tất. Bên cạnh các tin báo thắng lợi của Pháp vẫn còn xen kẽ những tin tức như:

Ngày 20/3/1946:

Các nhóm chống Pháp vẫn còn đánh phá các khu vực phía nam Sài Gòn. Các nhóm này khá lớn, có những nhóm đến cả ngàn người. Lực lượng của các nhóm này rải rác trong các làng mạc. Một số đã chuyển ra bắc, trên đường đi họ cố phá vỡ giao thông ở Cà Mau, phía đông bắc Ba Tri và khu vực phía nam Nha Trang. Một số nhóm khác thì đang ẩn náu khu vực phía nam Chợ Lớn và phía bắc Bãi Sậy,…

Ngày 21/3/1946:

Một thông cáo sau do Cao ủy Đông Dương ban hành sáng nay: “Các hoạt động nổi dậy gia tăng ở khu vực Biên Hòa, trên cả hai bờ sông Đồng Nai. Một đoàn xe Pháp đã bị trúng mìn ở khúc đường giữa Biên Hòa và Tân Uyên, bởi những người chống Pháp”

“Tại khu vực phía tây bắc Sài Gòn, những tên cướp biển đã bị bắt trong quá trình truy quét. Trong số những kẻ bị bắt có 5 lính đào ngũ người Nhật. Xác chết của 3 người Nhật, trong đó có một sĩ quan, được tìm thấy tại hiện trường.”

“Một biệt đội Pháp đã bị phục kích tại (San Jay), phía nam Trung Kỳ. Tuy nhiên, biệt đội này đã hoàn thành nhiệm vụ. Dọc theo con đường ven biển có vài cuộc tấn công của một số phe phái chống Pháp.”

Bạo lực đã giảm bớt ở miền nam Việt Nam phần nào khi các cuộc đàm phán giữa Pháp-VNDCCH tiến hành vào mùa xuân năm 1946, nhưng trong lúc đó, các lực lượng Pháp chuyển sang đối đầu sâu hơn với những người chống Pháp ở miền bắc. Tháng 2/1946, một lực lượng đặc nhiệm Pháp chuẩn bị đổ bộ vào Hải Phòng, nhưng bị ngăn laị bởi tác động ngoại giao. Một hiệp định Pháp-Trung ngày 28 /2/1946 quy định rằng chính quyền Tưởng Giới Thạch sẽ chuyển giao trách nhiệm của họ ở Bắc Đông Dương cho Pháp vào ngày 31/3/1946.

Hiệp định Sơ Bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946 giữa Hồ Chí Minh, Vũ Hồng Khanh và Sainteny - Agreement on the Independence of Vietnam on March, 1946
Hiệp định Sơ Bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946 giữa Hồ Chí Minh, Vũ Hồng Khanh và Sainteny – Agreement on the Independence of Vietnam on March, 1946

Ngày 6/3/1946, một hiệp định giữa Pháp và VNDCCH được kí kết và được gọi là Hiệp Định Sơ Bộ với các điều khoản sau:

1. Chính phủ Pháp công nhận Cộng Hoà Việt Nam là một quốc gia tự do trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Trong đó liên quan đến việc thống nhất ba miền [Nam Kỳ, Trung Kỳ , Bắc Kỳ], Chính phủ Pháp cam kết sẽ chấp thuận các quyết định từ việc trưng cầu ý dân.

2. Chính phủ Việt Nam tuyên bố sẵn sàng đón chào thân thiện Quân đội Pháp khi, phù hợp với các thỏa thuận quốc tế, và quân Pháp đến để thay quân Tưởng sau khi giải giáp phát xít. Một Thỏa thuận bổ sung, được đính kèm với Hiệp định Sơ bộ này, sẽ thiết lập các biện pháp chuyển giao (thay đổi giữa quân Tưởng và quân Pháp) trong quá trình thực hiện.

3. Các quy định được xây dựng ở trên sẽ ngay lập tức có hiệu lực, ngay sau khi các bên kí kết. Hai bên ký kết sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn các hành vi thù địch, duy trì quân đội ở đúng vị trí của mình và tạo ra bầu không khí thuận lợi cần thiết để mở ra các cuộc đàm phán hữu nghị và chân thành. Các cuộc đàm phán tiếp theo sau đó nhằm để giải quyết:

a. quan hệ ngoại giao của Việt Nam với nước ngoài
b. bộ luật tương lai của Đông Dương
c. Các lợi ích, kinh tế và văn hóa của Pháp tại Việt Nam.

Hà Nội, Sài Gòn hoặc Paris có thể được chọn làm nơi diễn ra hội nghị.

Văn bản được biên soạn tại Hà Nội, ngày 6/3/1946
Người ký phía Pháp: Sainteny
Người ký phía Việt Minh: Hồ Chí Minh và Vũ Hồng Khanh

Các lực lượng Pháp nhanh chóng thực hiện đặc quyền của họ, tiếp quản Hà Nội vào ngày 18/3/1946, và các cuộc đàm phán mở ra tại Hội nghị Đà Lạt vào tháng 4.

Do đó, kể từ ngày 10/4/1946, sự chiếm đóng của quân đồng minh ở Đông Dương chính thức kết thúc, và quân Pháp đã có mặt ở tất cả các thành phố lớn của Việt Nam. Từ bây giờ trở đi, những gì liên can đến Việt Nam thì Mỹ sẽ thoả thuận với Pháp.

Chú thích thêm :

Có vấn đề nhạy cảm là các tài liệu chính thống ghi là trong hiệp định Sơ Bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946, phía Việt Nam là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Tuy nhiên, trong tài liệu tiếng Pháp và tài liệu tiếng Anh dịch sang thì dùng chữ “the Republic of Vietnam” có thể dịch là Cộng Hòa Việt Nam.

Về vai trò của Sainteny : khi đó là Ủy Viên Cộng Hòa và dưới quyền của Cao uỷ toàn Đông Dương (trước năm 1945 gọi là Toàn Quyền Đông Dương) khi đó là D’Argenlieu . Chức Cao Ủy – Haut Commisariat là dưới cấp bộ trưởng

(Bản dịch của Nam Đào do Admin chientranhvietnam chỉnh sửa và bổ sung)

Xem từ đầu : Hồ sơ mật Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt NamThe Pentagon Papers – P1

Xem lại : Hồ sơ mật Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt NamThe Pentagon Papers – P3

Xem tiếp : Hồ sơ mật Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt NamThe Pentagon Papers – P5

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex