Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Mùa hè đỏ lửa năm 1972 – chiến dịch Xuân Hè – Easter Offensive 1972 – P17

0 827

Trước khi Chiến Dịch Xuân Hè 1972 – Chiến Dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Easter Offensive 1972 diễn ra, bộ tư lệnh quân Đoàn 2 cùng cố vấn trưởng là John P. Vann đã cho tăng cường phòng thủ cho khu vực Kontum và Tân Cảnh

Ngay từ đầu, các thông tin tình báo cho thấy có vẽ quân Giải Phóng sẽ tiến hành cuộc tấn công vào thời gian “Đông Xuân”. Lực lượng quân Giải Phóng sẽ bao gồm sư doàn 320, sư doàn 2 và các đơn vị trực thuộc mặt trận Tây Nguyên hay Mặt Trận B-3  . Các lực lượng này sẽ được yểm trợ bởi các đơn vị pháo binh và trung đoàn 203 thiết giáp . Đây cũng là lần đầu tiên quân Giải Phóng chính thức triển khai binh chủng thiết giáp ở đây mặc dù cuộc đụng độ đầu tiên đã là vào năm 1968 khi quân Giải Phóng dùng xe thiết giáp PT-76 tấn công làng Vây. Ở vùng duyên hải sẽ là nơi hoạt động của sư đoàn 3 Sao Vàng với sự tiếp xúc của lực lượng Việt Cộng địa phương. Cuối cùng, các tin tình báo cũng cho thấy, cuộc tiến công sẽ bao gồm nhiều giai đoạn mà giai đoạn đầu tiên sẽ vào khoảng cuối tháng 1 và đầu tháng 2 tức vào khoảng dịp Tết truyền thống

Đối diện với cuộc tấn công tiềm ẩn và hiện diện ngày càng rõ, cố vấn trưởng của quân đoàn 2 là John P. Vann đã ra lệnh tăng cường các cuộc tuần tra trinh sát bằng đường không và dọc biên giới. Các cuộc tuần tra tập trung ở khu vực 609 nơi Ngã Ba Biên giới và vùng thung lũng Plei Trap cách Kontum khoảng 55km về hướng Tây. Vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2, các báo cáo trinh sát cho thấy lượng lớn binh sĩ và vũ khí của quân Giải Phóng đã luân chuyển trong khu vực này. Các dấu vết bánh xích của xe thiết giáp với số lượng ít nhất 1 đại đội đã được phát hiển ở phía Đông khu vực 609. Các tài liệu thu được của quân Giải Phóng cũng cho thấy sư đoàn 320 đã di chuyển đến đây và có sự hiện diện số lượng lớn của rocket 122mm và pháo 130mm. Kết quả là các phi vụ ném bom bằng B-52 cùng phi cơ chiến thuật đã được huy động cùng với đó, thành phố Pleiku và Kontum đã được tăng cường phòng thủ

Tin tức tình báo về sự gia tăng mạnh mẽ của thiết giáp, pháo binh và quân Giải Phóng trên khu vực đã được tư lệnh Quân Đoàn 2 VNCH là tướng Ngô Dzu trao đổi liên tục với cố vấn John P. Vann. Cố vấn Vann là người được tướng Dzu hết hết nể trọng . Tướng Dzu đã cho tái bố trí các lực lượng, ông cho dời trung đoàn 47 thuộc sư đoàn 22 Bộ Binh cùng bộ hậu cứ của sư đoàn cùng Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn từ Bình Định lên khu vực Đắk Tô – Tân Cảnh. Tại đây cũng đã có 1 trung đoàn của sư đoàn 22 đã đóng quân trước đó là trung đoàn 42 hiện đang đóng quân gần giao lộ QL 14 và đường 512

Ngày 8 tháng 2, việc di chuyển quân được hoàn tất, chi đoàn 19 thiết giáp cũng được đưa đến tăng cường cho lực lượng thiết giáp cơ hữu của sư đoàn 22 là chi đoàn 14 thiết giáp đang đóng ở Tân Cảnh. Đại tá Lê Đức Đạt – tư lệnh sư đoàn 22 ra lệnh triển khai vài đơn vị thiết giáp đến căn cứ Ben Het nhằm ngăn chận đường tiến quân của các xe thiết giáp quân Giải Phóng

Để tăng cường phòng thủ cho Kontum, lữ đoàn 2 Nhảy Dù được đặt dưới quyền của Quân Đoàn 2, cũng được triển khai đóng ở các ngọn đồi được mệnh danh là Cao Điểm Hỏa Tiễn – Rocket Ridge. Các căn cứ hỏa lực này trải dài theo vòng cung từ Bắc xuống Nam che chắn phía Tây của Tân Cảnh và Kontum , án ngữ con đường 511 đi phía Tây , Quốc Lộ 14 . Tư Lệnh Quân Đoàn 2 cũng giao quyền chỉ huy hoạt động trong khu vực cho các thuộc cấp dưới quyền một cách rõ ràng và cụ thể. Khi đó, bộ chỉ huy sư đoàn 22 sẽ chịu trách nhiệm phòng thủ khu vực thị trấn Dakto bao gồm khu vực biên giới với các căn cứ vùng biên giới như căn cứ Ben Ret, căn cứ Dak Mot, căn cứ Dak Pek, căn cứ Dak Seang và căn cứ hỏa lực số 5 và số 6. Tỉnh trưởng Kontum sẽ chịu trách nhiệm phòng thủ thành phố Kontum, phụ tá Quân Đoàn kiêm trưởng Phòng Hành Quân của Quân Đoàn 2 là đại tá Lê Trung Tường sẽ phụ trách phòng thủ Pleiku

Cuộc tấn công đã không diễn ra như dự đoán, khu vực vùng II Chiến Thuật đã yên ã trong những ngày Tết. Dù vậy, các chứng cứ về sự gia tăng của quân Giải Phóng vẫn ngày càng nhiều, các cuộc oanh kích bằng B-52 vẫn diễn ra nhằm ngăn chận quân Giải Phóng ở hướng Tây Bắc của thị trấn Kontum

Quân Giải Phóng trong khi đó vẫn lẫn tránh các cuộc giao tranh mà tập trung tấn công các căn cứ nằm xa nhằm kéo dài thời gian để chọn thời cơ phát động chiến dịch lớn. Các tin tức tình báo và bộ Tham Mưu lại suy đoán khá trái ngược nhau. Trước đó, phần lớn các suy đoán đều cho rằng cuộc tấn công sẽ diễn ra trước ngày 21 tháng 2 là ngày tổng thống Nixon sẽ viếng thăm Trung Quốc nhằm làm giảm uy tín của tổng thống Mỹ. Dù vậy, các chính quyền trong khu vực đều báo cáo các hoạt động càng ngày càng nhiều của quân Giải Phóng trong khu vực 609 nhằm chuẩn bị cho cuộc tấn công lớn. Các hoạt động chuyển quân, vũ khí, … của quân Giải Phóng gặp nhiều khó khăn do các đợt dội bom của máy bay B-52 và các đợt oanh kích của máy bay chiến thuật. Khi tổng hợp các sự kiện, tất cả đều thấy rõ cuộc tấn công lớn sắp diễn ra là điều không tránh khỏi, tất cả chỉ còn là vấn đề thời gian

Việc tập trung quân ở vùng II Chiến Thuật đã được Bộ Tổng Tham Mưu ở Sài Gòn rất quan tâm. Với yêu cầu của Quân Đoàn 2, vào đầu tháng 3, Bộ Tổng Tham Mưu đã chuyển thêm lữ đoàn Nhảy Dù cuối cùng của sư đoàn Nhảy Dù vốn là đơn vị tổng trừ bị đến vùng II để tăng cường . Ngoài ra, bộ tư lệnh sư đoàn Nhảy Dù cũng được đưa đến nơi đây để phối hợp hoạt động. Với lực lượng được tăng cường, vào giữa tháng 3, Quân Đoàn 2 đã tổ chức các cuộc lùng sục ở phía Tây Bắc Kontum vào giữa tháng 3 để truy tìm các đơn vị quân Giải Phóng. Các cuộc giao tranh giữa quân VNCH với các đơn vị cỡ tiểu đoàn và liên tiểu đoàn của quân Giải Phóng thuộc sư đoàn 320 và sư đoàn 2 đã diễn ra ở khu vực Cao Điểm Hỏa Tiễn phía Bắc của Kontum, quân VNCH với sự yểm trợ của máy bay B-52 và máy bay chiến thuật đã gây thiệt hại nặng nề cho quân Giải Phóng.

Vào đầu tháng 4, quân Giải Phóng chủ mở cuộc tấn công vào các căn cứ hỏa lực ở khu vực Cao Điểm Hỏa Tiễn do lực lượng Nhảy Dù trấn thủ, cuộc tấn công bị đẩy lùi và quân Giải Phóng bị thiệt hại nặng. Các cuộc tấn công bị thất bại của quân Giải Phóng khiến bộ tư lệnh Quân Đoàn 2 nghi ngờ về khả năng của cuộc tấn công lớn sắp diễn ra. Họ cho rằng các cuộc oanh kích của máy bay B-52, các cuộc ném bom của máy bay chiến thuật và khả năng chiến đấu hiệu quả của các đơn vị VNCH đã làm trễ thời gian của chiến dịch lớn. Các tù binh Bắc Việt và những binh sĩ Giải Phóng đào ngũ đều xác nhận các tổn thất lớn về người và vũ khí mà quân Giải Phóng đã phải chịu vừa qua. Tuy nhiên, các binh sĩ này cũng tiết lộ, quân Giải Phóng vẫn đang gia tăng sự thâm nhập nhằm bù đắp các tổn thất cũng như để chuẩn bị cho chiến dịch lớn

Xem lại từ đầu : Chiến dịch Xuân Hè 1972Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972Mùa hè đỏ lửa 1972Easter Offensive 1972 – P1

Xem lại : Chiến dịch Xuân Hè 1972Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972Mùa hè đỏ lửa 1972Easter Offensive 1972 – P16

Xem lại : Chiến dịch Xuân Hè 1972Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972Mùa hè đỏ lửa 1972Easter Offensive 1972 – P16

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex