Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Mùa hè đỏ lửa năm 1972 – Easter Offensive 1972 hay chiến dịch Nguyễn Huệ – P16

0 599

Trong Chiến Dịch Xuân Hè 1972 – Chiến Dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Easter Offensive 1972, không quân và hải quân Mỹ đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc yểm trợ hỏa lực và đặc biệt là các phi vụ oanh tạc bằng máy bay B-52

Hệ thống phòng không của quân Bắc Việt cũng gia tăng mạnh mẽ. Thoạt đầu, các dàn tên lửa SAM được phát hiện phía bắc giới tuyến 17. Sau khi đánh chiếm Quảng Trị, các dàn tên lửa SAM được phát hiện ở đoạn đường 9 và các khu vực gần Cam Lộ. Với sự che chắn của các dàn phòng không bằng pháo cao xạ và tên lửa SAM-2 dày đặc, quân Bắc Việt đã tiến xuống đến tuyến phòng thủ sông Mỹ Chánh 

Trong tháng 5, việc phối hợp không quân đã được dễ dàng hơn do Trung Tâm Hành Quân của Không Quân thuộc Quân Đoàn I được dời xuống Huế . Ở đây cũng đang có Trung Tâm Phối Hợp Hỏa Lực do đó sự phối hợp được chặt chẽ, kịp thời và chính xác hơn. Sự sắp xếp hệ thống tác chiến và phối hợp hoạt động của không quân đã làm gia tăng các phi tuần xuất kích lên đến gần 6.000 phi xuất trong tháng 5. Các vị trí pháo binh của quân Bắc Việt, đặc biệt là các khẩu pháo 130mm và các dàn rocket 122mm đã bị thiệt hại nặng nề, phần lớn là do các phi vụ oanh kích sử dụng bom điều khiển bằng laser và bom điều khiển bằng radar kết hợp sử dụng không ảnh

Về hải pháo, vào cuối tháng 3, hải quân Mỹ chỉ có 2 khu trục hạm là USS Straus và USS Buchanan vốn đang hoạt động ngoài khơi Vùng I Chiến Thuật. Khi Chiến Dịch Xuân Hè 1972 – Chiến Dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Easter Offensive 1972 bùng nổ, các chiến hạm chung quanh đều kéo về để yểm trợ cho sư đoàn 3 Bộ Binh . Mức độ yểm trợ bằng hải pháo ngày càng tăng và đến tháng 6, đã có 38 khu trục hạm, tiểu hạm, tàu tuần tra, … và 2 tuần dương hạm tập trung ở đây để thay nhau yểm trợ. Tuy nhiên, do giới hạn của tầm bắn nên các mục tiêu nằm xa ở phía Tây Quốc Lộ 1 sẽ do các máy bay oanh kích, còn các mục tiêu gần bờ biển và quốc Lộ 1 sẽ do hải quân yểm trợ. 

Hải pháo đã yểm trợ hiệu quả cho các cuộc tấn công của Thủy Quân Lục Chiến do đơn vị này tác chiến trong tầm bắn của hải pháo. Ưu điểm lớn nhất của hải pháo là có thể yểm trợ trong mọi điều kiện thời tiết. Mức dao động của các cuộc yểm trợ là từ 1.000 – 7.000 quả đạn mỗi ngày. Để yểm trợ tác xạ, các nhóm quan sát và điểu chỉnh hỏa lực pháo binh được tăng cường đến các đơn vị bộ binh, Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, … để có thể liên lạc và điều chỉnh tác xạ chính xác

Sự phối hợp giữa không quân, hải quân của Mỹ và VNCH lúc đầu gặp khó khăn . Nhưng sau khi thành lập trung tâm kiểm soát và yểm trợ hỏa lực, việc phối hợp đã nhịp nhàng và kịp thời hơn rất nhiều, góp phần vào sự thành công của Quân Đoàn I

CHƯƠNG IV : PHÒNG THỦ KONTUM

Vùng cao nguyên chiếm phần lớn diện tích ở Vùng II Chiến Thuật nằm tiếp giáp phía Nam của Vùng I Chiến Thuật. Khu vực này nhiều đồi núi, rừng cây dày đặc còn có tên gọi là Cao Nguyên Trung Phần  – Central Highlands . Khu vực này trải dài, địa hình khúc khuỷu và thấp dần khi tiến ra vùng đồng bằng duyên hải ở phía Đông. Vùng II Chiến Thuật cũng là khu vực có diện tích lớn nhất trong 4 vùng chiến thuật và chiếm khoảng gần 50% diện tích của miền Nam Việt Nam. Đây cũng là khu vực có dân cư ít nhất với khoảng 3 triệu dân, trong đó khoảng 1/5 là người Thượng

Vùng II Chiến Thuật trong chiến Dịch Xuân Hè 1972 hay chiến dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 trong chiến tranh Việt Nam - South Vietnam Military Region 2 in Easter Offensive 1972 in Vietnam war
Vùng II Chiến Thuật trong chiến Dịch Xuân Hè 1972 hay chiến dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 trong chiến tranh Việt Nam – South Vietnam Military Region 2 in Easter Offensive 1972 in Vietnam war

Khu vực dân cư đông nhất là các khu vực đồng bằng duyên hải nơi có tuyến Quốc Lộ chạy qua, nối liền các thành phố lớn như Qui Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang, Cam Ranh, Phan Rang, Phan Thiết . Từ bờ biển, có 2 đường chính đi lên vùng cao nguyên. Đó là Quốc Lộ 19 từ Qui Nhơn lên Pleiku và Kontum. Xa hơn về phía Nam là đường 21 từ Nha Trang lên Ban Mê Thuột là thành phố của cao nguyên Đắk Lắk. Cả hai đường này đều là đường huyết mạch để nối liền đồng bằng và cao nguyên. Chạy từ Bắc xuống Nam của vùng 2 là đường Quốc Lộ 14, xuất phát từ gần Hội An ở vùng I, chạy xuyên qua Kontum, Pleiku và Ban Mê Thuột. Do tuyến đường 14 thường xuyên bị quân Giải Phóng cắt đứt nên ít khi nào việc lưu thông trên Quốc Lộ 14 được thông suốt. Phía Nam của cao nguyên Đắk Lắk là cao nguyên Di Linh, nơi có thành phố Đà Lạt và được nối liền với Biên Hòa, Sài Gòn bằng đường quốc lộ 20

Thời tiết trong khu vực ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động quân sự của cả 2 phía. Từ tháng 2 đến tháng 4, là mùa khô, ít hoặc gần như không mưa là thời điểm quân Việt Cộng và Bắc Việt hoạt động mạnh nhất. Các thời điểm còn lại thường xuyên có mưa nhiệt đới gió mùa nên vận chuyển tiếp liệu khó khăn nên mức độ hoạt động quân sự thường rất thấp

Đầu năm 1972, gần như phần lớn quân Mỹ đã rời khỏi Vùng II , chỉ còn 1 số ít đơn vị hậu cần còn đóng quân tại Quy Nhơn, Cam Ranh. Hai sư đoàn Đại Hàn vẫn còn ở lại , một sư đoàn đóng ở An Khê – Quy Nhơn, một sư đoàn đóng ở Tuy Hòa – Ninh Hòa. Tuy nhiên, tinh thần chiến đấu của các đơn vị Đại Hàn đã xuống thấp do chuẩn bị rút quân về Hàn Quốc. Do đó, phần lớn nhiệm vụ chiến đấu đều phụ thuộc vào binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Cũng như các khu vực khác, các hoạt động quân sự trong Vùng II Chiến Thuật đều do binh sĩ VNCH kết hợp với các cố vấn Mỹ kèm các yểm trợ quân sự Mỹ còn ở lại

Chủ lực của quân đội VNCH của Vùng II bao gồm 2 sư đoàn và 1 liên đoàn Biệt Động Quân : Sư đoàn 22 bộ binh với 4 trung đoàn 40, 41, 42, 47 dưới quyền của đại tá Lê Đức Đạt. Đại tá Đạt xuất thân là sĩ quan thiết giáp và từng đảm nhiệm chức tỉnh trưởng, sẽ phụ trách phía Bắc của Vùng II. Trọng tâm sẽ là 2 tỉnh Kontum và Bình Định. Sư đoàn 23 bộ binh dưới quyền của đại tá Lý Tòng Bá cũng xuất thân là sĩ quan thiết giáp bao gồm 3 trung đoàn : 44, 45 và 53 sẽ đặt tổng hành dinh ở Ban Mê Thuột và chịu trách nhiệm phía Nam của vùng II. Dọc theo biên giới phía Tây sẽ là 11 tiểu đoàn Biệt Động Quân Biên Phòng, đóng quân ở các trại đặc biệt, căn cứ đặc biệt từ Dak Pet, Ben Het ở phía Bắc cho đến Đức Lập ở tỉnh Quảng Đức phía Nam. Tư lệnh Vùng II Chiến Thuật là trung tướng Ngô Dzu

Tổng Hành Dinh của Quân Đoàn II đặt tại Pleiku, ngoài lực lượng cơ hữu, Quân Đoàn II còn thường xuyên nhận được sự tăng cường binh sĩ từ lực lượng Tổng Trừ Bị là Nhảy Dù và Biệt Động Quân khi tình thế chiến trường đòi hỏi

Từ mùa thu năm 1971, các tin tức tình báo cho thấy, quân Bắc Việt đang chuẩn bị cho cuộc đánh lớn ở Vùng Cao Nguyên và sẽ diễn ra vào mua khô năm 1972. Các tù binh cũng như các binh sĩ chiêu hồi cho biết, một lực lượng lớn quân Bắc Việt đã tập trung ở phía Bắc tỉnh Kontum và các căn cứ dọc biên giới Việt Nam – Campuchia, Việt Nam – Lào. Kế hoạch sẽ là đánh chiếm các căn cứ đặc biệt và các căn cứ hỏa lực dọc biên giới và sau đó sẽ tiến đánh các trung tâm thành phố lớn như Kontum, Pleiku. Kèm theo đó cũng ghi nhận các sự gia tăng hoạt động ở khu vực duyên hải, đặc biệt là phía bắc tỉnh Bình Định nơi Việt Cộng đã thiết lập nhiều vùng giải phóng. Nếu quân Giải Phóng kết hợp tấn công, nguy cơ đường 19 sẽ bị cắt đứt và vùng Cao Nguyên và đồng bằng sẽ bị chia cắt làm đôi

Xem lại từ đầu : Chiến dịch Xuân Hè 1972Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972Mùa hè đỏ lửa 1972Easter Offensive 1972 – P1

Xem lại : Chiến dịch Xuân Hè 1972Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972Mùa hè đỏ lửa 1972Easter Offensive 1972 – P15

Xem tiếp : Chiến dịch Xuân Hè 1972Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972Mùa hè đỏ lửa 1972Easter Offensive 1972 – P17

 

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex