Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Khi Đồng Minh Tháo Chạy : Nguyễn Tiến Hưng – P6

0 427

Phần 6 : Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng

Lá bài tẩy

Ba ngày trước cuộc bầu cử, áp lực của Johnson gia tăng. Ông gửi một thông điệp riêng cho ông Thiệu thúc giục ‘’Chúng ta không nên bỏ nhau trong giờ phút nghiêm trọng này’’.

Lá bài chót của ông Thiệu là bài diễn văn ông dự định đọc vào ngày Lễ Quốc Khánh, mồng một tháng 11, ngày lật đổ chính Phủ Ngô Đình Diệm (31 tháng 10, giờ Washington). Ông Thiệu dự định đọc diễn văn trong một phiên họp Lưỡng Viện Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa vào mồng một tháng 11. Buổi chiều hôm trước, nhân dịp lễ Quốc Khánh, ông mở một tiệc tiếp tân khoản đãi Ngoại Giao Đoàn tại Dinh Độc Lập. Nhớ lại buổi đó, ông kể chúng tôi nghe hồi 1977: ‘’Không thấy ông già Bunker nói chuyện với ai hết, mà cứ đến chỗ tôi nói về bài diễn văn tôi sắp đọc ngày mai’’. Bunker hỏi nhiều lần là ‘’mọi việc êm xuôi cả chứ, thưa Tổng Thống?’’. Tôi trả lời ‘’Cố nhiên, cố nhiên, mọi việc đều êm xuôi’’.

Bunker lấy làm hài lòng và nâng ly chúc tụng tự do cho Việt Nam Cộng Hòa. Ông báo cáo về Washington là ông Thiệu sẽ tuyên bố trong bài diễn văn đọc trước Quốc Hội (vào hôm sau, mồng 1.11) là Việt Nam Cộng Hòa sẽ tham gia các cuộc Hòa Đàm Paris. Riêng ông Thiệu thì đã dùng mọi cách để giấu cho kín nội dung bài diễn văn: Ông tự viết lấy bản thảo, rồi cho ba người thư ký khác nhau đánh máy, mỗi người đánh một số trang chẳng theo thứ tự nào để không người nào có thể đọc được tất cả bài diễn văn. Họ lại phải ở luôn trong Dinh hôm đó, không được đi đâu. [19]

Sáng thứ Bảy, 1.11.1968, một buổi sáng êm ả ở Sài Gòn, khí trời khô ráo và dễ chịu vì mùa mưa vừa hết. Ông Thiệu kể lại là trên đường từ Dinh Độc Lập tới Quốc Hội, ông hết sức lo ngại, có thể ông sẽ bị CIA ám sát nếu Johnson và Humphrey biết trước được là ông sắp sửa phản phé và bác bỏ kế hoạch hòa bình của Hoa Kỳ, ngầm phá hoại cơ hội thắng cử của Humphrey. ‘’Và nếu họ muốn ám sát tôi thì cũng dễ thôi. Rồi sau đó cứ đổ cho việt cộng hoặc là do ‘’âm Mưu đảo chính’’ là xong’’, ông Thiệu kể lại. Nếu tình hình ở Miền Nam trở nên rối ren thì lại càng dễ bề biện minh cho việc ngưng oanh tạc và khởi sự đàm phán với Bắc Việt. Ông Thiệu cũng biết rằng một khi ông đã tới được Tòa Nhà Quốc Hội và đọc diễn văn công khai loan báo quyết định của mình rồi thì hết phải lo. Ông sẽ tránh được những thảm họa có thể xảy ra nếu như người Mỹ quyết định lật đổ ông.

Ngồi sừng sững ngay hàng ghế đầu trong Quốc Hội, Đại Sứ Bunker có vẻ thoải mái và luôn tủm tỉm cười, sau cả tháng giằng co với phía Việt Nam Cộng Hòa. Khi ông Thiệu tới, máy quay phim của ba hệ thống truyền hình Mỹ đều hướng vào ông và cử tọa đồng loạt đứng dậy vỗ tay.

‘’Này công dân ơi, Quốc gia đến ngày giải phóng…’’. Mọi người nghiêm chỉnh chào Quốc Kỳ.

Khi bắt đầu nói, ông Thiệu tỏ vẻ xúc động rõ rệt, nhưng cương quyết. Sau phần mở đầu ngắn ngủi, ông cất cao tiếng nói. Bằng một giọng đanh và sắc, ông đòi Bắc Việt trực tiếp đàm phán với Việt Nam Cộng Hòa. Việt cộng sẽ chỉ tham gia như một phần của phái bộ Bắc Việt mà thôi. Nhấn mạnh từng chữ, ông nói: ‘’Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa rất tiếc là không thể tham dự những cuộc hòa đàm sơ bộ hiện nay tại Paris’’.

Cả Quốc Hội nghe đến đó đều đồng loạt đứng dậy vỗ tay thật lâu. Đèn chiếu và máy quay phim bỗng đổ dồn về phía Bunker. Sau này, ông Thiệu kể lại: ‘’Tôi còn nhìn thấy rõ là Bunker lúc ấy cố làm ra vẻ bình tĩnh mà không được. Ông toát cả mồ hôi ra. Nhìn gương mặt ông, tôi không khỏi ái ngại, nhưng tôi không thể làm gì khác hơn được. Tôi không thể chấp nhận tình trạng có thể đưa mình tới chỗ liên hiệp với cộng sản’’ [20]. Bài diễn văn của ông Thiệu kéo dài 27 phút và bị những tràng pháo tay làm gián đoạn mười tám lần. Quyết định này của ông đã là một tin quan trọng

Bài diễn văn ngày Quốc Khánh năm 1968 của ông Thiệu là một nước cờ then chốt từ một mưu lược do chính Nixon thúc đẩy.

Tờ Washington Post đăng tít hàng đầu: ‘’NAM VIỆT NAM TẨY CHAY HÒA

ĐÀM NGÀY 6 THÁNG 11’’, và phần tin tức của bài báo ghi rằng: ‘’Hậu quả hành động của Thiệu là làm người ta nghi ngờ về những nước cờ của Mỹ nhằm mở cuộc thương thuyết với cộng sản để chấm dứt chiến tranh’’. Ngày bầu cử Tổng Thống là thứ Ba, mùng 5.11.1968. Như Sử Gia nổi tiếng Theodore White đã nhận định trong cuốn ‘’Việc tạo dựng nên ngôi vị Tổng Thống’’ (The making of the Presidency, 1968):

Giả như hòa bình đã hiển nhiên như một sự thực trong ba ngày chót của cuộc bầu cử năm 1968, thì Hubert Humphrey có thể đã đắc cử, có thể ông ta đã là một Tổng Thống thiểu số, nhưng dù sao cũng là Tổng Thống. Thế nhưng, qua những xáo trộn của ba ngày chót đó, người ta thấy rằng vụ ngưng ném bom bắt đầu sáng Thứ Sáu, chắc không thể nào làm ngưng được máu người Mỹ vẫn đổ ở Á Châu và dư luận quần chúng đang thuận lợi cho Humphrey, bỗng nhiên lại ngả về phía Nixon.

Nixon thắng cử chỉ có 43.4% tổng số phiếu toàn quốc, so với 42.7% cho Humphrey, hơn nhau chỉ nửa triệu phiếu. Nếu tính cho tròn theo phương pháp thống kê thì mỗi người được bằng nhau là 43%. Dư luận cho rằng ‘’nếu như ngày bầu cử nhằm vào Thứ Bảy hay Chủ nhật (tức là ngay sau ngày ngư ng oanh tạc), thì có thể Nixon đã thua. Nhưng giá như ngày bầu cử được tổ chức một tuần lễ muộn hơn nữa, thì Nixon có thể còn thắng từ một triệu đến hơn năm triệu lá phiếu’’ . Sau này, chính Tổng Thống Johnson đã xác định trong cuốn hồi ký của ông ‘’The Vantage Point’’ rằng: ‘’Ngày 1.11.1968, sau khi cho hay là sẽ đi dự Hiệp định Paris, nhà lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa lại quyết định không tham dự. Tôi tin chắc rằng sự việc đó đã làm cho ông Humphrey thất cử’’. 

Vắt chanh bỏ vỏ.

Nếu như tin ông Nixon thắng cử có làm ông Thiệu hài lòng đôi chút thì nó cũng chỉ là trong chốc lát. Đại Sứ Bunker và cả Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vô cùng bực tức về ông. Ông Thiệu cũng cảm thấy rằng mình đã hơi quá tay. Ngày 12.11.1968, Tổng Trưởng Quốc Phòng Clark Clifford công khai cảnh cáo ông Thiệu rằng nếu ông không tham dự Hòa Đàm Paris, Hoa Kỳ sẽ hành động một mình và không cần đến ông. Tờ New York Times thuật lại việc ông Clifford đã không đè nén được sự nổi giận của ông về việc ông Thiệu đã chống lại cuộc đàm phán vào giây phút chót.

Sài Gòn, lời cảnh cáo của Clifford lại được giải thích là Johnson đang nổi sùng với ông Thiệu và có thể quyết định lật đổ ông. Ông Thiệu kể lại: ‘’Nếu Johnson lật đổ tôi trước khi Nixon nhậm chức, thì cái đó hẳn là một giải pháp êm đẹp nhất cho Nixon: Ông ta sẽ khỏi phải đích thân lật đổ tôi. Tôi đâu có căn cứ chính sách của tôi vào một cá nhân duy nhất, mà vào chính sách của Hoa Kỳ. Tôi biết chính sách của Hoa Kỳ là thương lượng để đạt được một chính phủ liên hiệp ở miền Nam, chứ không phải thắng lợi quân sự. Tôi không bao giờ có ảo tưởng là chính sách Nixon nhằm giúp Miền Nam thắng Miền Bắc về mặt quân sự’’.

Sau này, khi lên truyền hình đọc bài diễn văn từ chức vào ngày 22.4.1975, ông Thiệu còn nhắc lại rằng: ‘’Vào những ngày vô cùng khó khăn năm 1968, áp lực của Mỹ đè lên chúng ta không phải là nhỏ?’’

Việc ông Thiệu lo ngại về đảo chính sau khi Nixon đắc cử cũng không hẳn là không có lý do. Tác giả Seymour Hersh trong cuốn ‘’The Price of power’’, sau khi đúc kết các tài liệu về vụ này cho hay rằng sau cuộc bầu cử 1968, chính ông Kissinger đã báo động cho phía Nixon về mưu đồ của Clark Clifford và cảnh cáo: ‘’Nếu ông Thiệu chịu chung một số phận với ông Diệm thì tất cả các dân tộc trên thế giới sẽ nghĩ rằng làm kẻ thù của Mỹ có thể là nguy hiểm, chứ làm bạn với Mỹ chắc chắn là chết’’. 

Một tuần lễ sau khi bầu cử, ngày 11.11.1968, Nixon tuy đã thắng nhưng chưa chính thức nhậm chức (ngày 20.1.1969 mới đăng quang) đã tới thăm Johnson tại Bạch Cung và được hướng dẫn về chính sách đối ngoại. Cuối phiên họp, khi bàn về Việt Nam, Nixon tuyên bố: ‘’Chính phủ Johnson không những có thể hành động nhân danh chính quyền hiện nay mà còn nhân danh cả toàn quốc, và như thế có nghĩa là nhân danh cả chính quyền (của Nixon) sắp tới nữa’’. Khi tin này được công bố, báo chí lập tức giải thích câu phát biểu của Nixon là chính Tổng Thống tân cử cũng đã bắt đầu ‘’làm áp lực’’ đối với ông Thiệu. 

Và đúng như vậy, chỉ vài ngày sau khi Nixon thắng cử, Cố Vấn của Nixon là Mitchell đã điện thoại yêu cầu bà Chennault nói với ông Thiệu là ‘’nên tham dự ngay các cuộc hòa đàm ở Paris’’. Bà vô cùng tức giận, cho rằng Nixon đã phản bội. Bà còn nhớ trước ngày bầu cử, Mitchell đã gọi các cuộc hòa đàm ở Paris là ‘’giả mạo’’, xúi ông Thiệu đừng tham dự, lúc nào cũng giục ‘’hãy cố thử’’ (please hold on!) mà bây giờ lại trở mặt, cho việc gửi đại diện tham dự là quan trọng.

Thế nhưng, Nixon đã lên lưng ngựa rồi, bây giờ đâu còn cần ai nữa! ‘’Đường ta, ta cứ đi’’, Nixon trực chỉ phóng tới đích. 

Kissinger, ông là ai?

New York là thành phố ‘’không bao giờ ngủ’’. Từng dẫy cao ốc chọc trời. Đường phố rộng thênh thang, xe cộ chạy như mắc cửi. Mỗi khi phải đi băng qua phố những chỗ không đèn báo hiệu là cả một vấn đề khó khăn. Nếu vì lý do gì lại phải đợi có ai đi qua để cùng theo thì lại càng mất thời giờ. Uy thế mà cậu bé Heinz luôn luôn làm như vậy. Mới lớn lên mà đã rất cẩn thận. Mỗi khi phải qua phố, cậu luôn chờ xem có đám trẻ nào đi qua thì mới theo sau.

Cậu bé di cư từ làng Bavaria. Đầu Thế chiến thứ hai nhiều người gốc Do Thái từ nước Đức sang tìm tự do tại Hoa Kỳ, trong đó có gia đình cậu Henry Kissinger. Tên thật của cậu là Heinz Alfred Kissinger. Heinz đổi ra Henry từ khi sang Mỹ. Sinh trưởng ở làng Bavaria, thuộc vùng Furth ngày 27 tháng Năm, 1923. Lên bảy, làng cậu đã bị đám thanh niên theo Hitler quấy nhiễu. Heinz và các bạn trẻ Do Thái bị trẻ con trong làng đánh đập thường xuyên . Cậu sợ đến nỗi là dù đã tới đất của Nữ Thần Tự Do rồi mà vẫn luôn luôn nhút nhát, lúc nào cũng giữ thế thủ.

Gia đình cậu được di cư sang Mỹ vào tháng Tám, 1933. Thoát chết, vì chỉ ba tháng sau đó, trong một đêm gọi là ‘’Đêm pha lê’’ (Crystal Night), đoàn ‘’Thanh niên Hitler’’ cùng quân đội đã ào ạt t ấn công một cách man rợ vào cư dân Do Thái khắp nước Đức. Trong số 3.000 dân Do Thái ở vùng Furth, chỉ còn đếm được có 70 người lúc chiến tranh kết thúc năm 1945. 

Tới Mỹ, gia đình cậu Henry cư ngụ tại New York, sinh hoạt bình thường như những gia đình di cư khác. Ngay từ lúc còn học trung học, Henry đã tỏ ra là một học sinh xuất sắc.

Tiến Sĩ Kissinger

Trưởng thành, Kissinger đi quân d ịch và nhập trại huấn luyện ở Tiểu Bang North Carolina vào tháng Hai, năm 1943. Tới tháng Sáu cùng năm ông được nhập tịch, trở thành công dân Hoa Kỳ. Sau khi giải ngũ, Kissinger được nhận vào Đại Học Harvard. Và đỗ Tiến Sĩ với điểm ưu hạng. Vừa học giỏi, Kissinger lại được một Giáo Sư nổi tiếng là William Elliott đỡ đầu. Ông Elliott cho Kissinger đảm nhiệm chương trình ‘’Hội thảo chuyên đề quốc tế Harvard’’ (Harvard International Seminar). Chương trình này được tổ chức vào mỗi mùa hè để các chính khách, học giả từ các nước tới trao đổi về các vấn đề quan trọng. Đây là cơ hội quý giá cho Kissinger gặp nhiều yếu nhân từ khắp nơi. Và ông bắt đầu được biết đến từ lúc đó. 

Năm 1957, ông cho xuất bản cuốn sách ‘’ khí nguyên tử và chính sách ngoại giao’’ (Nuclear Weapons and Foreign Policy), một cuốn sách được liệt vào hàng bán chạy nhất năm đó. Cuốn này phản ảnh tư tưởng của ông về sự xung đột liên tục trên thế giới giữa phe bả o thủ và phe cách mạng. Nhưng làm sao tránh được một cuộc chiến tranh nguyên tử toàn diện giữa Hoa Kỳ và Nga Xô ?. Ông đề nghị một chính sách ‘’chiến tranh nguyên tử giới hạn’’ để theo đuổi một mục đích cũng giới hạn. Đọc cuốn sách này, Nixon và đồ đệ của ông đã rất khâm phục. 

Tags : Khi đồng minh tháo chạy, sách Khi đồng minh tháo chạy, Khi đồng minh tháo chạy của Nguyễn Tiến Hưng, sách Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng

Xem lại từ đầu : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P1

Xem lại : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P5

Xem tiếp : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P7

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex