Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Nguyên nhân lính Mỹ đẩy trực thăng khỏi tàu sân bay xuống biển trong đợt di tản khỏi Sài Gòn tháng 4 năm 1975

0 2,487

Cảnh tượng lính Mỹ đẩy chiếc trực thăng trị giá 10 triệu Usd xuống biển khỏi tàu sân bay trong đợt di tản khỏi Sài Gòn vào tháng 4 năm 1975 được nhiều người lý giải đó là cảnh quân đội Mỹ trong cơn hoảng loạn nhưng sự thật đàng sau lại là câu chuyện khác. 

Vào năm 1973, quân đội Mỹ tiến hành rút khỏi miền Nam Việt Nam. Chính phủ Mỹ cũng đã lên kế hoạch rút cả những gia đình người Việt có mối quan hệ hôn nhân, thân nhân, … với binh sĩ Mỹ và những gia đình có người làm việc cho các cơ quan hành chính, căn cứ quân đội, … của người Mỹ với tổng con số lên đến hơn 1 triệu người.

Đến đầu tháng 3, sau khi mất tỉnh Phước Long và Buôn Ma Thuột. Quân đội Mỹ đã bắt đầu cho di tản 1 số những binh sĩ, người Mỹ không có nhiệm vụ hoặc nhiệm vụ không quan trọng. Đến đầu tháng 4, quân đội Mỹ bắt đầu tổ chức các cuộc di tản gấp rút hơn. Đến ngày 28 tháng 4, quân đội Mỹ tổ chức cuộc di tản bằng chiến dịch Gió Lốc – Operation Frequent Wind bằng đường hàng không nhưng do lúc này, quân Giải Phóng liên tục pháo kich sân bay Tân Sơn Nhất nên chỉ có thể di tản bằng trực thăng. Kế hoạch này được tiến hành bằng các cấp phát những địa điểm mà những người di tản có thể đến đó và được trực thăng bốc đi. Mật danh là “White Christmas” . Lúc này các gia đình người việt có thân nhân làm việc với các cơ quan Mỹ được ưu tiên và có trong danh sách di tản được ưu tiên trước nhưng càng về sau, tình thế càng hỗn loạn. Nhiều người cố gắng tràn vào trong sân Đại Sứ Quán Mỹ để cố leo lên các trực thăng đậu trên nóc tòa Đại Sức Quán để được di tản ra Hạm Đội 7

Trong các ngày 28, 29 và 30 tháng 4, tổng cộng có 81 chiếc trực thăng UH-1 được các trực thăng Gunship AH-1J SeaCobra hộ tống đã đưa ra Hạm Đội 7 khoảng 7.000 người bất kể là người có trong danh sách di tản hay không bao gồm 1.000 người Mỹ và 6.000 người Việt Nam. Lúc này trên các chiến hạm Mỹ, đã có rất nhiều trực thăng chở người ra và đậu trên bong tàu nên không còn chổ để đáp thêm. Nhiều phi công khi lái trực thăng đến đã được yêu cầu nhảy khỏi máy bay để rơi xuống biển và có tàu nhỏ ra cứu vào

Ngày 30 tháng 4, thiếu tá Lý Bửng có tài liệu thì lại ghi là thiếu tá Nguyễn Bứa, có tài liệu ghi là chiếc máy bay trinh sát cỡ nhỏ Cessna O-1E (số hiệu SU4981) hay còn gọi là L-19 chở theo vợ và 5 đứa con đã bay ra biển và tiến gần đến hạm đội 7. Ông không biết tiếng Anh và không thể dùng điện đàm trên máy bay để liên lạc với bên dưới. Khi đến gần tàu USS Midway, Trên boong đã kín chỗ , các thủy thủ trên tàu liên lạc bằng điện đài với ông để báo ông nhảy xuống biển và sẽ cho tàu ra cứu nhưng ông không hiểu họ nói gì. Ông cố gắng liên lạc với Midway bằng cách thả giấy xuống boong tàu. Lần thứ nhất ông ấy gắn mảnh ghi chú vào một con dao và quăng nó xuống boong, nhưng gió lại thổi nó rơi xuống biển. Ông ấy thử lại với một chiếc giày rồi một chùm chìa khóa nhưng tất cả đều rớt xuống biển. Chỉ đến khi ông ấy quấn mảnh ghi chú vào một khẩu súng lục thì nó mới rơi trúng boong. Vài dòng ngắn ghi bằng tiếng Anh dịch ra là như thế này:

“Các ông có thể di chuyển những chiếc trực thăng này sang một bên được không? Tôi có thể hạ cánh trên đường băng của tàu. Tôi có thể bay được thêm một tiếng nữa, chúng ta có đủ thời gian để di chuyển. Làm ơn cứu gia đình tôi với, Thiếu tá Lý Bửng, vợ và 5 con.”

Thế là mọi kế hoạch đáp xuống biển bị hủy bỏ vì người ta e rằng những người ngồi sau sẽ chìm cùng chiếc máy bay trước khi thuyền cứu hộ đến kịp. Thế là thuyền trưởng tàu L. C. Chambers bất chấp án binh treo trên đầu, ra một quyết định có lẽ là lần đầu tiên trong lịch sử quân đội Hoa Kỳ. Ông lệnh di dời những chiếc trực thăng, và những chiếc nào không thể nhanh chóng chuyển qua một chỗ khác an toàn hơn thì sẽ bị đẩy xuống biển. Ông kêu gọi mọi người góp sức và ngay lập tức nhiều thủy thủ trên tàu, bất kể cấp bậc, cùng tham gia đẩy xuống biển hàng chục chiếc trực thăng. Kết quả là có 45 chiếc trực thăng UH-1 và 1 chiếc CH-47 Chinook bị đẩy xuống biển. Tổng trị giá gần 10 triệu usd Mỹ và sau đó ông Bửng đã đáp thành công và ông là người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử đáp máy bay có cánh cố định xuống tàu sân bay Mỹ. Chiếc máy bay này hiện đang được trưng bày ở việt bảo tàng quốc gia hàng không hải quân ở Pensacola, Florida Mỹ – National Museum of Naval Aviation in Pensacola, Florida (USA)

Hình ảnh thiếu tá Lý Bửng VNCH lái chiếc L-19 Cessna O-1 Bird Dog số hiệu SU-4981 đáp máy bay đáp trên tàu sân bay USS Midway trong đợt di tản khỏi Sài Gòn tháng 4 năm 1975 trong chiến tranh Việt Nam - VNAF Major Buang lands his Cessna O-1 on USS Midway carrier during operation Frenquent Wind from Saigon in April 1975 in Vietnam war
Hình ảnh thiếu tá Lý Bửng VNCH lái chiếc L-19 Cessna O-1 Bird Dog số hiệu SU-4981 đáp máy bay đáp trên tàu sân bay USS Midway trong đợt di tản khỏi Sài Gòn tháng 4 năm 1975 trong chiến tranh Việt Nam – VNAF Major Buang lands his Cessna O-1 on USS Midway carrier during operation Frenquent Wind from Saigon in April 1975 in Vietnam war

Hôm ấy trời có mưa, boong tàu trơn ướt và có gió. Chiếc L-19 không được thiết kế để đáp trên hàng không mẫu hạm. Phi công Việt Nam cũng chưa bao giờ được huấn luyện để đáp lên tàu sân bay, vì Việt Nam đâu có tàu sân bay. Nhưng kết quả thật có hậu, dù chỉ một lần thử và không được sai sót, thiếu tá Bửng thành công đáp máy bay xuống tàu. Ông cùng vợ con đáp xuống tàu Midway trong sự kinh ngạc tiếng vỗ tay hoan hô của những người trên tàu.

Cảnh tượng và hình ảnh lính Mỹ đẩy những chiếc trực thăng xuống biển khỏi tàu sân bay trong đợt di tản khỏi Sài Gòn năm 1975 và cảnh tượng các người dân đua tranh lên máy bay trực thăng trên nóc tòa Đại Sức Mỹ được xem là những hình ảnh tiêu biểu trong cảnh tượng Sài Gòn sụp đổ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975

Gia đình Lý Bửng sau đó đã định cư ở Mỹ. Viên thuyền trưởng Chambers, người đã bỏ 10 triệu usd trang thiết bị quân sự để cứu sống 7 người Việt cũng không bị kỷ luật quân đội. Ông Chambers và ông Bửng thỉnh thoảng vẫn gặp nhau. Năm 2014, khi gặp lại nhau và trả lời cuộc phỏng vấn rằng ông Chambers được nhiều người Việt tôn là người hùng khi trực tiếp cứu hàng ngàn người Việt và đã dũng cảm đẩy những chiếc trực thăng xuống biển để cứu gia đình ông Bửng, ông muốn cộng đồng người Việt làm gì cho ông? Ông Chambers hóm hỉnh trả lời: Chỉ cần có thêm nhiều nhà hàng Việt Nam với những món ăn Việt thật ngon quanh khu tôi sống là đủ.

Cựu thiếu tá Lý Bửng (phải) cùng ông Larry Chambers (thứ 2 từ trái sang) vào năm 2014, người đã giữ chức thuyền trưởng tàu USS Midway lúc ông Bửng lái chiếc Cessna O-1E số hiệu SU4981 đáp xuống trong đợt di tản khỏi Sài Gòn tháng 4 năm 1975 trong chiến tranh Việt Nam - Major Buang (right) and Lary Chambers (next right) in 2014 . Buang was the first Vietnamese land on the aircraft carrier USS Midway in a Cessna O-1 Bird Dog with his wife and five children, thereby saving their lives in April, 1975
Cựu thiếu tá Lý Bửng (phải) cùng ông Larry Chambers (thứ 2 từ trái sang) vào năm 2014, người đã giữ chức thuyền trưởng tàu USS Midway lúc ông Bửng lái chiếc Cessna O-1E số hiệu SU4981 đáp xuống trong đợt di tản khỏi Sài Gòn tháng 4 năm 1975 trong chiến tranh Việt Nam – Major Buang (right) and Lary Chambers (next right) in 2014 . Buang was the first Vietnamese land on the aircraft carrier USS Midway in a Cessna O-1 Bird Dog with his wife and five children, thereby saving their lives in April, 1975

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex