Trực thăng UH-1 Iroquois Huey – biểu tượng của chiến tranh Việt Nam
Nhiều cựu chiến binh Mỹ đến nay vẫn gọi tiếng động cơ của trực thăng UH-1 Iroquois hay còn gọi tên thân mật là trực thăng Huey là “âm thanh của cuộc chiến” – “Sound of the war”
Trự thăng Bell UH-1 Iroquois với tên gọi thân mật là trực thăng Huey là loại trực thăng đa dụng do hãng Bell sản xuất. Trực thăng thường được vũ trang súng đại liên M60 bên cửa. Quân đội Mỹ trang bị trực thăng Huey đầu tiên cho sư đoàn dù 101st Airborne Division, bộ phận quân Y số 57 – the 57th Medical Detachment và sư đoàn dù 82 – 82nd Airborne Division. Năm 1962, bộ phận quân Y 57 đến Việt Nam và xem như trực thăng bắt đầu chính thức tham chiến ở Việt Nam. Đến năm 1965 những chiếc trực thăng Huey được trang bị cho sư đoàn 25 Tia Chớp Nhiệt Đới đóng ở căn cứ Đồng Dù – Củ Chi
Trực thăng Huey đã tham gia nhiều nhiệm vụ khác nhau bao gồm tải thương, thả khói, vận chuyển quân đội, giải cứu phi hành đoàn bị bắn rơi, …
Các thống kê cho thấy, đã có 7,013 chiếc trực thăng UH-1 Iroquois sống sót sau cuộc chiến và đã tham gia 7,531,955 giờ bay, tải thương trên 90,000 người với thời gian trung bình để di chuyển từ chiến trường đến bệnh viện là chưa đến 1 giờ. Nếu so sánh với thế chiến thứ 2 hoặc chiến tranh Triều Tiên, thời gian tải thương tính theo đơn vị là ngày có thể thấy trực thăng Huey đã cứu sống bao nhiêu sinh mạng người lính
Phi hành đoàn của trực thăng Huey là 4 người : bao gồm : phi công trưởng – Aircraft Commander (A/C), phi công phụ – Co-pilot còn gọi là “Peter Pilot,” trưởng phi hành đoàn – Crew Chief (C/E) và Xạ thủ súng bên cửa – Door Gunner.
Vũ trang chính bao gồm 2 súng máy M60 7.26mm hoặc 12.7mm với khẩu súng bên trái do trưởng phi hành đoàn – Crew Chief (C/E) phụ trách và khẩu bên phải do Xạ thủ súng bên cửa – Door Gunner phụ trách. 2 người này cũng được trang bị súng cá nhân thường là súng tiểu liên M-16 và lựu đạn khói dùng để đánh dấu khu vực có địch để máy bay oanh tạc hoặc đánh dấu bãi đáp trực thăng
Các phi công và phi hành đoàn đều được trang bị áo giáp, tuy nhiên không phải ai cũng mặc do khá nặng và bất tiện do đó họ thường lót dưới mông để chống đạn từ dưới bắn lên
Trực thăng Bell UH-1 Iroquois có thể chở được 6-8 lính Mỹ với đầy đủ vũ trang hoặc 10-14 lính Việt Nam Cộng Hòa do có trọng lượng nhỏ hơn hoặc lượng hàng hóa như đạn dược, nước uống, thuốc men, … có trọng lượng tương đương để tiếp tế, ngoài ra còn làm nhiệm vụ chuyển quân, di tản thương binh cho căn cứ hoặc trong các cuộc hành quân
Ngoài ra, quân Mỹ còn phát triển thêm 1 phiên bản trực thăng vũ trang UH-1B hỗ trợ đặt tên là “Gunship” , tùy theo vũ khí mang theo mà lính Mỹ đặt tên là Frog hay Hog nếu mang rocket và Cobra hay ngắn gọn là “gunship” nếu mang theo súng máy. Và sau này phát triển thêm trực thăng AH-1 Cobra để thay dần UH-1B, đến năm 1972, quân Mỹ nghiên cứu và đặt thêm tên lửa chống tăng TOW trên những chiếc gunship và đã tham gia vào chiến dịch Xuân Hè 1972 hay Mùa Hè Đỏ Lửa
Các thống kê cho thấy, đã có 7,013 chiếc Huey sống sót sau cuộc chiến và tổng số chiếc trực thăng Huey bị rơi ở Việt Nam là 2.500 chiếc. Tổng cộng đã tham gia 7,531,955 giờ bay, tải thương trên 90,000 người với thời gian trung bình để di chuyển từ chiến trường đến bệnh viện là chưa đến 1 giờ. Nếu so sánh với thế chiến thứ 2 hoặc chiến tranh Triều Tiên, thời gian tải thương tính theo đơn vị là ngày có thể thấy trực thăng Huey đã cứu sống bao nhiêu sinh mạng người lính
Đến khi chấm dứt cuộc chiến năm 1975, có khoảng 10% phi hành đoàn, nhân viên phụ trợ, quân nhân, … của trực thăng bị tử trận . Con số tử trận là 6,175 người (2,202 phi công, 2,704 phi hành đoàn và 1269 người trên trực thăng) với 86% là người Mỹ
Từ đó cho thấy, trực thăng Huey thực sự là con ngựa thồ trong chiến tranh Việt Nam và hình ảnh lính Mỹ nhảy ra khỏi trực thăng hay hình ảnh trực thăng Huey đang bay được xem là biểu tượng của chiến tranh Việt Nam
Thông số kỹ thuật :
- Chiều dài : 17.40m
- Chiều rộng : 2.62m
- Chiều cao : 4.39m
- Tầm bay : 507km
- Vận tốc tối đa : 217km/h
Tham khảo thêm :