Trận đánh Pleime – Battle of Plei Me 1965 – P2
Trận đánh Pleime 1965 – Battle of Plei Me 1965 là cuộc đối đầu lần đầu tiên giữa quân Giải Phóng Miền Bắc đưa vào và quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam
Ngày 10 tháng 11, lữ đoàn 3 tiến hành lục soát ở hướng Đông Pleime nhằm dụ Bộ tự lệnh B3 tập trung 3 trung đoàn 32,33 và 66 về để tổ chức giai đoạn 3 là tấn công trại Pleime lần 2 và ấn định ngày tấn công là vào ngày 16 tháng 11.
Ngày 11 tháng 11, tin tức tình báo cho biết, 3 trung đoàn quân Giải Phóng đã tụ tập ở 3 tọa độ gồm : trung đoàn 66 ở tọa độ YA 9104, trung đoàn 33 ở tọa độ YA 940010, trung đoàn 32 ở tọa độ YA 820070
Ngày 13 tháng 11, đại tá Brown lữ đoàn trưởng lữ đoàn 3 bất ngờ ra lệnh cho trung tá Moore tiến hành cuộc tấn công vào sáng ngày 14 ở chân núi Chuprong ở hướng Tây Bắc cách trại Pleime 23km. Ngày 14 tháng 11, trung tá Moore đã đổ bộ tiểu đoàn 7 và tiểu đoàn 9 xuống bãi đáp LZ X-Ray và nơi đây đã diến ra trận đánh Ia Drang khốc liệt diễn ra từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 11 năm 1965
Ngày 15 tháng 11, đúng 16:00, máy bay B52 bắt đầu tiến hành dội bom YA 8702 là nơi tập trung của trung đoàn 32 cách bãi đáp LZ X-Ray 7km về hướng tây và các cuộc dội bom kéo dài liên tục trong 5 ngày. Đây là chiến dịch ném bom bằng B-52 mang tên chiến dịch Ánh Hồ Quang – Operation Arc Light . Đây là chương trình sử dụng máy bay B52 kết hợp với các đài kiểm soát, điều khiển không lưu, … để có thể hướng dẫn máy bay ném bom chính xác vào mục tiêu đã định. Trong chiến dịch Ánh Hồ Quang, các máy bay ném bom B-52 cất cánh từ các sân bay ở đảo Guam, căn cứ U-Tapao ở Thái Lan, căn cứ Okinawa nhằm ném bom ở tầm gần để hỗ trợ các các chiến dịch Tìm và Diệt trên hay các trận đánh của quân Mỹ và quân Việt Nam Cộng Hòa trên bộ
Sau này, 1 tướng Mỹ đã mô tả : “Trận bom này tiếp diễn trận bom khác trong 20 dặm vuông, khu vực dưới chân núi Chu Pong giống như những trận động đất diễn ra liên tục”
Lúc 20:45, lại 1 đợt ném bom B-52 diễn ra ở các tọa độ YA 830050, YA 850050, YA 843000 và sai đó là ở tọa độ YV 890980, YV 910980, YV 890950, YV 910950
Ngày 17 tháng 11, các tin tức tình báo cho biết, các trung đoàn của quân Giải Phóng đã bị thiệt hại nặng đến hơn 2/3 quân số và đã rút về biên giới Cambodia nên Bộ Tư Lệnh Vùng II Chiến Thuật của VNCH quyết định mở cuộc hành quân Thần Phong 7 tung lữ đoàn Dù cùng Lữ đoàn 2 Không Kỵ Mỹ với tên gọi là cuộc hành quân Silver Bayonet II vào trận đánh tạo thế gọng kềm. Cuộc hành quân được yểm trợ hỏa lực bởi căn cứ hỏa lực LZ Crooks vừa mới được thiết lập
Nhờ vào nguồn tin tình báo chính xác, hai Tiểu Đoàn 3 và 6 Dù đổ bộ xuống vùng bắc sông Iadrang vào chiều ngày 18 tháng 11 để phục kích Tiểu Đoàn 635 thuộc trung đoàn 32 QGP tại YA 805080 ngày 20 tháng 11.
Ngày 24 tháng 11, bốn Tiểu Đoàn 5, 6, 7 và 8 Dù, sau khi lội qua sông Iadrang sang phía nam (Tiểu Đoàn 3 Dù trở lui về phía bắc để phá hủu ba trung tâm huấn luyện) thiết lập ổ phục kích Tiểu Đoàn 334 QGP tại YA 815070 .
Cuộc hành quân Thần Phong 7 và cuộc hành quân Silver Bayonet II chấm dứt vào ngày 25 tháng 11 và quân đội Mỹ rút về lại căn cứ An Khê. Quân Giải Phóng cũng rút qua biên giới Campuchia và chấm dứt chiến dịch Pleime
Trận đánh Pleime kết thúc ngày 26 tháng 11 năm 1965
Kết quả trận đánh Pleime
Phía quân Mỹ thông báo : quân Giải Phóng tử trận chết (đếm xác) 4.254, chết (ước tính) 2.270, bị thương 1.293, bị bắt 179, 169 súng cộng đồng và 1,027 súng cá nhân bị mất
Tổn thất phía quân đội Mỹ : chết 300, bị thương 524, mất tích 4. Ngoài ra còn có 6 trực thăng HU-1B, 2 máy bay ném bom B-57, 3 máy bay cường kích A-1E bị bắn hạ và 3 máy bay vận tải C-123 bị trúng đạn hư hỏng ít nhiều
Tổn thất phía Việt Nam Cộng Hòa trong trận Pleime : chết 132, bị thương 248, mất tích 18
Quân Giải Phóng tuyên bố chiến thắng trận đánh Pleime với tổn thất 554 chết và 669 bị thương, chiếm 23% quân số tác chiến. Tiêu diệt 3.000 địch, phá huỷ 89 xe quân sự (có 42 xe tăng và xe bọc thép), bắn rơi 59 máy bay. Sau này có lập bảng lịch sử và đài tưởng niệm chiến thắng, ghi lại chiến công trong trận đánh Pleime
Xem lại : Trận Pleime 1965 – Battle of Plei Me 1965 – P1