Không vận trong trận Điện Biên Phủ và Khe Sanh – Airlift in Battle of Dien Bien Phu
Đại tá Ryan F. Ferrell, Jr. đã phúc trình bản phân tích và báo cáo cho Không Quân Mỹ về vai trò của không vận trong trận Điện Biên Phủ đối với người Pháp và không vận trong trận Khe Sanh đối với người Mỹ
Các chuyên gia quân sự đều thống nhất ý kiến rằng, vấn đề giữ cho đường tiếp liệu và hậu cần đã đóng vai trò then chốt trong trận đánh Khe Sanh và giúp cho Thủy Quân Lục Chiến Mỹ ở đây có thể giữ vững căn cứ và tránh được việc lặp lại thảm họa của Pháp ở trận đánh Điện Biên Phủ
Trận đánh Khe Sanh và trận đánh Điện Biên Phủ đều có các đặc điểm giống nhau, đó là đều diễn ra ở những tiền đồn xa xôi, và tất cả đều bị cắt đứt đường tiếp việc trên bộ, từ đó phụ thuộc hoàn toàn vào đường không vận. Cả hai tiền đồn đều phải đối mặt với pháo binh của quân Bắc Việt dưới quyền của tướng Võ Nguyên Giáp bắn phá liên tục ngày và đêm trong khoảng thời gian dài
Tuy nhiên, quan điểm ban đầu của Pháp và Mỹ có khác nhau, Pháp muốn tạo lập và giữ căn cứ Điện Biên Phủ nhằm tạo trận đánh ngắn và quyết định. Căn cứ Điện Biên Phủ nằm trong vùng thung lũng có chiều dài 18km và chiều rộng 6 km, nằm lọt hoàn toàn vào vùng Việt Minh, cách Hà Nội 260km và cách biên giới Việt Trung 144km. Xung quanh thung lũng và các dãy đồi núi trập trùng có chiều cao trung bình 400-500m. Nằm giữa thung lũng là sân bay cũ do Nhật xây dựng và là trung tâm của của căn cứ. Từ căn cứ Điện Biên Phủ, Pháp sẽ tiến hành các đợt do thám về hướng Lào và ngăn chận đường tiếp viện từ Việt Nam sang Lào và ngược lại từ đó lôi kéo quân chủ lực Việt Minh đến để quyết chiến. Trước đây, Pháp đã thành công với chiến thuật này ở trận đánh Nà Sản năm 1952 và Pháp muốn lập lại chiến thuật cũ cho trận Điện Biên Phủ
Quân Pháp chiếm đóng Điện Biên Phủ với cuộc hành quân Castor – Opearation Castor khi 3 tiểu đoàn nhảy dù được thả xuống sân bay và các đường băng nhanh chóng được sửa chữa, quân tiếp việc và các phương tiện chiến tranh được nhanh chóng đưa đến và đến tháng 3 năm 1954, quân đồn trú Điện Biên Phủ đã lên đến 10.300 người. Quân Pháp dự kiến sẽ đối mặt với khoảng 30.000 quân Việt Minh nên đã hoàn toàn bất ngờ khi tướng Giáp mở chiến dịch Điện Biên Phủ và đưa đến đây 70.000 quân với 60.000 dân quân hỗ trợ. Quân Việt Minh nhanh chóng chiếm đóng các ngọn đồi chung quanh, pháo kích liên tục vào đường băng, không chế đường hàng không. Ngày 13 tháng 3, quân Việt Minh nổ súng tấn công và đến trưa đã có 2 chiếc máy bay C-47 bị phá hủy trên đường băng. Quân Pháp ở căn cứ phải phát đi tín hiệu “QGO” nghĩa là “các phương tiện không được đáp xuống sân bay” điều này có nghĩa, sân bay đã hoàn toàn bị cô lập
Theo đánh giá, quân đội Pháp cần 150 tấn tiếp liệu bao gồm vũ khí, lương thực, thuốc men, … mỗi ngày nhưng khi đường tiếp liệu trên bộ bị cắt đứt, quân Pháp mới vội vã tăng cường đường hàng không nhưng chỉ có thể đáp ứng được 80-100 tấn mỗi ngày và sau khi đường băng bị khống chế bằng pháo binh của quân Bắc Việt khiến các máy bay Pháp phải bay cao và sử dụng biện pháp thả dù và theo ước lượng có đến 40-50% lượng tiếp liệu trên rơi vào tay quân Việt Minh. Quân đội Pháp ngay từ đầu đã dự định rằng các tiếp liệu sẽ được thả xuống ở đường băng chứ không phải bằng cách thả dù. Không quân Pháp cũng không đủ máy bay vận tải hay máy bay chiến đấu có thể áp chế hỏa lực phòng không của đối phương hay các khẩu pháo bắn phá liên tục vào đường băng khiến vấn đề chính của quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ không phải là Việt Minh mà là tình hình thiếu thốn nghiêm trọng, thiếu hụt đạn dược, quân sĩ không được bổ sung, thương binh không được điều trị, … khiến khởi đầu, lính Pháp có sức chiến đấu tốt nhưng ngày càng sa sút, kiệt quệ, .
Mỹ thành lập căn cứ Khe Sanh vào năm 1962, nằm gần đường 9, cách biên giới Việt Lào 16km và nằm ở phía Nam cách khu Phi Quân Sự 34km với ý định thành lập trại lực lượng Đặc Biệt và huấn luyện các binh sĩ người Thượng nhằm thâm nhập và đánh phá đường mòn Hồ Chí Minh. Dần dà theo chiến trường, quân đội Mỹ tăng cường cho căn cứ Khe Sanh thành căn cứ vững mạnh với ý muốn là nhằm tạo lưỡi dao đâm vào và khống chế đường mòn Hồ Chí Minh.
Cuối năm 1967, căn cứ Khe Sanh với quân số 6.000 lính Thủy Đánh Bộ Mỹ đã bị 40.000 quân chính quy Bắc Việt bao vây nhằm tái lập trận Điện Biên Phủ thứ 2. Căn cứ Khe Sanh đã trở thành biểu tượng với ý chí quyết thắng của Mỹ và là cơ hội để tướng Westmoreland sử dụng hỏa lực cực mạnh để đèp bẹp đối phương.
Khi căn cứ bị vây hãm, không ai cảm thấy lo lắng hơn tổng thống Lyndon Johnson. Ông cho xây hẵn 1 sa bàn của căn cứ Khe Sanh và đặt ở Nhà Trắng để có thể thường xuyên nghiên cứu, đồng thời các bản báo cáo về căn cứ Khe Sanh phải được trình lên ông mỗi ngày. Ông cũng yêu cầu Tổng Tham Mưu Trưởng viết giấy cam kết rằng Khe Sanh sẽ không bị sụp đổ. Có lần, ông đã tức giận và nói với tướng Earl Wheeler – Chủ tịch Hội Đồng Tham Mưu : “Tôi không muốn nghe bất cứ liên quan đến cái từ Điện Biên Phủ chết tiệt ấy”
Trận đánh Khe Sanh đã không lặp lại thảm họa của Điện Biên Phủ do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là quân đội Mỹ với sức mạnh của không quân đã giúp cho đường tiếp liệu hàng không được duy trì trong suốt thời gian dài bị vây hãm. Quân đội Mỹ chưa từng có ý định để Khe Sanh phụ thuộc hoàn toàn vào đường hàng không trong suốt 77 ngày bị vây hãm và đã nhanh chóng tổ chức lực lượng giải cứu trên bộ
Khác với quân đội Pháp, tướng Westmoreland đã dự trù kế hoạch phòng thủ và tiêu diệt quân Giải Phóng bằng máy bay B-52 với mật danh Niagara . Các máy bay B-52 kết hợp thành đội hình 3 chiếc. Mỗi đợt ném bom như thế có sức hủy diệt toàn bộ trong phạm vi hình hộp với diện tích 1kmx2.5km. Với trung bình quả bom 250Kg thì có 130 quả bom trên 1km2. Quả này cách quả kia 80m. Sức nổ sẽ phá hủy mọi thứ. Máy bay B-52 thường bay cao ở độ cao 9.000 – 12.000m. Ở độ cao này, những người bên dưới mục tiêu thường không thể nhìn thấy hay nghe thấy tiếng máy bay mà chỉ phát hiện khi loạt bom đầu tiên phát nổ. Do tính bất ngờ nên rất khó phòng tránh và cũng rất khó thoát khỏi phạm vị oanh tạc ghê gớm của B-52
Xem tiếp :
Không vận trong trận Điện Biên Phủ và trận Khe Sanh – P1
Không vận trong trận trận đánh Khe Sanh và trận Điện Biên Phủ – P2