Lực lượng đặc biệt Mỹ ở Việt Nam – US Special Force Group in Viet Nam war – P2
Lực lượng đặc biệt Mỹ ở Việt Nam – US Special Force Group in Vietnam war hay lính mũ nồi xanh là các đơn vị tinh nhuệ chịu trách nhiệm hoạt động ở các vùng giáp biên giới, lập các căn cứ quân sự và huấn luyện lực lượng chiến đấu bản địa chống quân Giải Phóng
Đến năm 1961, quân đội Sài Gòn và chính phủ Mỹ phải đối mặt với sự nổi dậy ngày càng mạnh của quân Giải Phóng. Cả 2 chính phủ đều nhấn mạnh đến vấn đề cần tăng cường mạnh lực lượng quân đội. Bên cạnh việc phát triển lực lượng chính quy, chính phủ Mỹ đã cử các nhóm thuộc lực lượng Đặc Biệt Mỹ – US Special Force đến Việt Nam để hướng dẫn, đào tạo, huấn luyện các chương trình phát triển lực lượng bán vũ trang gọi là lực lượng Dân Sự Chiến Đấu – CIDG (Civilian Irregular Defense Group program) và sau này nhiệm vụ này trở thành nhiệm vụ chính yếu của lực lượng đặc biệt
Quan tâm đầu tiên được tập trung về người Thượng đang sống chủ yếu ở khu vực Cao Nguyên. Tháng 10 năm 1961, 1 nhóm binh sĩ Mỹ kèm các bác sĩ được gửi đến Buôn Enao – Buon Enao thuộc bộ tộc Rhade đang sống ở Đắc Lắc nhằm lôi kéo họ chống lại quân Giải Phóng. Việc thành công trong việc lôi kéo các tù trưởng bộ tộc Rhade trong việc thành lập các chương trình phòng vệ đã khiến lực lượng Đặc Biệt Mỹ đẩy mạnh chương trình này
Người Rhade hay người Ra Đê còn được gọi là người Ê Đê, người Đề Ga là một dân tộc vùng núi trải dài nhiều vùng thuộc cao nguyên Việt Nam, Lào, Campuchia và một phần Thái Lan. Người Pháp gọi các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là người Montagnard nghĩa là tộc người sống trên núi do đó người Việt khi dịch sang tiếng Việt trở thành người Thượng nghĩa là người sống trên núi
Năm 1962, tổng thống Kennedy ra lệnh hỗ trợ chính quyền miền Nam Việt Nam. Việc hỗ trợ này liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau từ bộ Tài Chính đến cả Bộ Quốc Phòng, cơ quan Tổng Tham Mưu, Cục tình báo CIA, … Tuy nhiên, lực lượng đặc biệt vẫn chỉ đang đóng vai trò không nhiều người biết trong cuộc chiến không chính quy
Về cơ chế, 1 nhóm lực lượng Đặc Biệt – Special Force Group được biên chế cơ bản như lực lượng nhảy dù bao gồm : 1 đại đội chỉ huy, 3 đại đội chiến đấu, 1 đại đội truyền tin và 1 đại đội hỗ trợ đường không. Bên trong đại đội chỉ huy sẽ còn các phòng ban, đơn vị hỗ trợ như Tâm Lý Chiến, phòng hành quân, hậu cần, quân y, ….
Từ thành công ở Buôn Enao năm 1961, lực lượng Đặc Biệt Mỹ đã nhanh chóng đẩy mạnh chương trình CIDG về phía Tây là các vùng giáp biên giới Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia và đến tháng 10 năm 1964, đã chính thức thành lập Nhóm 5 lực lượng đặc biệt – 5th Special Force Group với quân số 1.200 người
Có thể chia giai đoạn vừa qua làm 3 thời kỳ : Thời kỳ đầu : tháng 11 năm 1961 – tháng 11 năm 1962, Ủy Ban Hoa Kỳ – US Commission chịu trách nhiệm về chương trình CIDG. Từ tháng 9 năm 1962 – tháng 7 năm 1963, trách nhiệm về chương trình CIDG đã dần được cơ quan hỗ trợ Hoa Kỳ ở Việt Nam – MACV đảm trách. Từ tháng 7 năm 1963 về sau thì cơ quan MACV hoàn toàn chịu trách nhiệm
Từ năm 1961 đến năm 1965, lực lượng đặc biệt Mỹ đã thành lập hơn 80 căn cứ đặc việt hay trại đặc biệt thuộc chương trình CIDG. Phần lớn các trại này nằm ở các khu vực không thuộc chính quyền miền Nam kiểm soát. Mỗi trại là một khu phòng vệ, các binh sĩ là người địa phương, được lực lượng đặc biệt Mỹ vũ trang vũ khí, huấn luyện, … để chống lại quân Giải Phóng
Ngày 24 tháng 11 năm 1963, quân Giải Phóng được sự trợ giúp của binh sĩ người Việt làm nội gián, đã tấn công trại Hiệp Hòa (A-21) đóng ở Long An gần biên giới Việt Nam – Campuchia, bắt sống 4 binh sĩ đặc biệt Mỹ gồm : trung sĩ nhất Issac “Ike” Camacho, trung sĩ nhất Kenneth M. Roraback truyền tin, trung sĩ George E. “Smitty” Smith, và hạ sĩ Claude McClure. Sau trận Hiệp Hòa, lực lượng đặc biệt Mỹ đã đẩy mạnh công tác tổ chức và phòng thủ ở các trại đặc biệt khác. Ngoài việc phòng thủ khu vực, ngăn chận đường xâm nhập của quân Giải Phóng, các trại này còn tổ chức do thám, thu thập tin tức tình báo về các hoạt động của quân Giải Phóng, các cuộc điều quân, chuyển quân, phá hoại các kho tàng, kho vũ khí, ….. của quân Giải Phóng chung quanh
Khó khăn lớn nhất chính là rào cản ngôn ngữ giữa lực lượng đặc biệt Mỹ và lực lượng đặc biệt Việt Nam Cộng Hòa cũng như người bản xứ. Nhiều tranh cãi đã diễn ra khi người Việt không muốn bị người Mỹ chỉ huy trong khi người Mỹ sau trận Hiệp Hòa cũng không tin tưởng người Việt nên không chia sẽ các tin tức tình báo hoặc kế hoạch tác chiến
PHẦN II
CHƯƠNG TRÌNH DÂN SỰ CHIẾN ĐẤU
Civilian Irregular Defense Group program – CIDG
Có 2 nguyên nhân chính để Mỹ và chính quyền Sài Gòn phát triển chương trình Dân Sự chiến đấu CIDG. Một là nhằm mở rộng, tăng cường quân đội để có thể đối phó quân Giải Phóng hiệu quả hơn. Hai là nhằm vào các bộ tộc người Thượng, các dân tộc thiểu số nằm rải rác trên lãnh thổ Nam Việt Nam để bảo vệ các vùng đất này, chống lại sự lôi kéo, tuyển mộ binh sĩ, …của quân Giải Phóng và cũng để chống lại sự xâm nhập từ miền Bắc vào Miên Nam
Năm 1961 đã chứng kiện sự mất kiểm soát của chính quyền Sài Gòn đối với các vùng đất cao nguyên, cũng như các vùng đất hẻo lánh giáp biên giới Việt – Lào, Việt Nam – Campuchia. Tại các vùng đất này, quân Giải Phóng có thể nghĩ ngơi, dưỡng quân, tổ chức huấn luyện binh sĩ, … Trước năm 1954, chỉ có 1 số ít người Kinh sống ở đây, nhưng sau năm 1954, 80.000 dân di cư miền Bắc đã đổ đến vùng đất này và các xung đột với dân địa phương đã xảy ra. Đỉnh điểm là năm 1958, tộc người Rhade hay còn gọi là người Ê đê, một trong những tộc người chủ yếu ở khu vực này đã tổ chức tuần hành, biểu tình để chống đối. Chính quyền đã tiến thành tịch thu cung nỏ, giáo mác, … làm trầm trọng thêm sự bất mãn của người Thượng
Ngoài việc người Thượng bất mãn do cho rằng người Kinh đã giành đất đai của họ. Người Thượng còn cho rằng họ bi khinh bỉ khi người Kinh thường gọi họ là “Mọi”. Mọi thứ chỉ trở nên dịu bớt kể từ năm 1966 sau khi có chương trình CIDG, khi chính quyền miền Nam cố gắng đưa họ về dưới chính quyền bằng các tên gọi mới như “Đồng Bào Thượng”, “Những người yêu nước vùng Cao Nguyên’, …
VĂN HÓA NGƯỜI THƯỢNG
Người Thượng là nhóm người thuộc nhóm thiểu số nhưng có số lượng người lớn nhất trong cộng đồng thiểu số ở Việt Nam với dân số toàn bộ khoảng 600.000đ – 1 triệu người sống trải dài cả ở Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan. Từ “người Thượng”- “The Montagnard” là từ Pháp cũng giống như từ “Indian” là từ tiếng Anh dùng chỉ để những bộ lạc người sống chủ yếu trên núi. Ở miền Nam Việt Nam, người Thượng có khoảng 29 bộ lạc với tổng dân số khoảng 200.000 người. Các bộ lạc này có nền văn hóa khác nhau đôi chút cho dù cùng tộc người và cho dù làng này ở gần làng kia. Họ có điểm chung giống nhau là mọi hoạt động xã hội đều tập trung trong làng và đều sống bằng nghề đốt rừng làm rẫy, trồng trọt, săn bắn
Xem lại : Lực lượng đặc biệt Mỹ ở Việt Nam – US Special Force Group in Viet Nam war – P1
Xem tiếp : Lực lượng đặc biệt Mỹ ở Việt Nam – US Special Force Group in Viet Nam war – P3