Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Biệt kích Lôi Hổ, Biệt Hải, CIDG, PRU, Liên Đoàn 81 VNCH trong chiến tranh Việt Nam

0 5,431

Quân đội VNCH có nhiều nhóm biệt kích khác nhau như Biệt kích Lôi Hổ, Biệt Hải, CIDG, Liên Đoàn 81, biệt kích PRU, Nhảy Toán, Nhảy Bắc, Hồn Ma Biên Giới … để chỉ những người lính tham gia cuộc “chiến tranh không quy ước” trong chiến tranh Việt Nam

Như đã nói, biệt kích là các đơn vị thực hiện “cuộc chiến bí mật” hoặc tác chiến theo mô hình chiến tranh không quy ước , công khai, … Với Quân lực Việt Nam Cộng Hòa (QL VNCH), lính biệt kích thuộc nhiều đơn vị, binh chủng khác nhau và tùy theo đó mà có tên gọi khác. Chẳng hạn:

1. Biệt kích tỉnh PRU:

Ở những tỉnh thành mà Quân Giải Phóng hoạt động mạnh hay có “mật khu” (tức “căn cứ cách mạng”) thì VNCH sẽ phối hợp với Mỹ (ở tỉnh Phước Tuy – tức vùng Bà Rịa và Long Khánh bây giờ – thì là Quân đội Úc) để thành lập các toán biệt kích PRU (PRU – Provincial Reconaissance Unit, tạm dịch là “Đơn vị thám sát cấp tỉnh do biệt kích Mỹ hay Úc huấn luyện, trang bị). Nhiệm vụ chính của biệt kích PRU là bí mật thâm nhập vào các “mật khu” để do thám nơi đóng quân, kho vũ khí – lương thực để báo cho không quân hay các đơn vị chính quy hủy diệt. Thỉnh thoảng họ cũng trực tiếp chạm địch, đặc biệt là khi tiến hành phục kích đêm các toán du kích về làng 

2. Biệt kích CIDG :

Ở những vùng hẻo lánh dọc biên giới Campuchia hay Lào, nơi có các nhánh của “Đường mòn Hồ Chí Minh” đâm sang lãnh thổ Nam Việt Nam, người Mỹ phối hợp với Bộ Tổng tham mưu QL.VNCH thành lập các trại biên phòng, hay còn gọi là các trại đặc biệt, căn cứ đặc biệt, .. Lực lượng phòng thủ là các đơn vị CIDG ( Civilian Irregular Defense Group ) hay còn gọi là lực lượng Dân Sự Chiến Đấu. Đây là lực lượng hầu hết là người dân tộc thiểu số bản địa, họ được binh sĩ Mỹ đào tạo, trang bị và đặt dưới sự chỉ huy của một nhóm cố vấn Mỹ và sĩ quan VNCH. Nhiệm vụ các trại biệt kích CIDG này là tuần tra và chống sự thâm nhập của quân Giải Phóng từ miền Bắc vào miền Nam thông qua các tuyến đường mòn Hồ Chí Minh và các tuyến đường từ Campuchia, Lào vào miền Nam Việt Nam.

Các trại nổi tiếng như trại Ben Het, trại Polei Klein, trại Khâm Đức, trại Làng Vei, … Sau khi Mỹ rút quân (1971) thì CIDG nhập về Bộ Tổng tham mưu VNCH và đổi tên thành “Biệt động quân biên phòng”.

3. Biệt kích Lôi Hổ :

Đây là các toán biệt kích trực thuộc Bộ Tổng tham mưu QLVNCH, mà bộ chỉ huy là Nha Kỹ Thuật tiền thân là Sở Liên Lạc sau đổi thành Sở Khai Thác Địa Hình

Nhiệm vụ của biệt kích Lôi Hổ thực hiện các nhiệm vụ theo từng toán 5-7 người âm thầm nhảy vào vùng thuộc quân giải phóng dể bí mật thám sát doanh trại, đường giao thông, kho tàng…

Tất cả những thông tin quý giá này được gửi ngay về qua hệ thống viễn liên do máy bay tiếp nhận để sau đó lên kế hoạch hủy diệt bằng phi (cơ) pháo (binh) hay hành quân lớn, còn toán biệt kích sau khi hoàn thành nhiệm vụ thì âm thầm rút ra điểm hẹn để triệt xuất (có thể do trực thăng hạ xuống bốc, hoặc câu dây nếu bị phát hiện và chạm súng…).

Do thực hiện các nhiệm vụ âm thầm và nằm sâu trong vùng đất của quân Giải Phóng nằm dọc biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia , các nhiệm vụ đều rất nguy hiểm, ảnh hưởng tính mạng, … nên các biệt kích Lôi Hổ còn có biệt danh là Hồn Ma Biên Giới . Do đó mới có câu thơ :

“Lôi Hổ chết không người xây nấm mộ
Lá cây rừng phủ kín bộ xương khô…”

Các biệt kích Lôi Hổ Hồn Ma Biên Giới đều được tuyển mộ và huấn luyện rất kỹ lưỡng, tính kỹ luật cao. Do đó, các câu chuyện, thông tin rằng các biệt kích Lôi Hổ khi tác chiến thường tiến hành cướp bóc, bắt trâu bò, trêu ghẹo phụ nữ, … dân làng đều là các tin bịa đặt

4. Người nhái Biệt Hải (tức Biệt kích của hải quân):
Tương tự như các toán đặc nhiệm SEAL lừng danh của Mỹ, đây là lực lượng thiện chiến của QLVNCH chuyên đột kích vào đất địch bằng đường biển hay sông lạch.

Trước 1968 người nhái Biệt Hải nhiều lần dùng thuyền cao tốc để bí mật tấn công các căn cứ quân sự của Bắc Việt ở ven biển Đồng Hới, Vĩnh Linh hay đảo Cồn Cỏ… Ở vùng sông lạch Đồng bằng sông Cửu Long hay “mật khu” Rừng Sác (nay thuộc huyện Cần Giờ và một phần bên Long Thành – tỉnh Đồng Nai)

5. Biệt kích nhảy Bắc hay biệt kích Nhảy Toán :

Đây là những toán cảm tử , các binh sĩ được tuyển mộ đều là người Bắc di cư 1954. Những năm 1964 – 1967 họ tự nguyện bí mật thâm nhập về quê hương để do thám trinh sát. Thế nhưng đây lại là chương trình thất bại nặng nề và đau đớn nhất của lực lượng biệt kích QLVNCH, khi hầu hết biệt kích quân nhảy Toán hay biệt kích Nhảy Bắc đều sa lưới của Công an vũ trang Bắc Việt 

Nguyên nhân là do miền Bắc là một xã hội “khép kín” và quản lý rất chặt chẽ bởi công an, quân đội, cho nên khi một người lạ mặt xuất hiện trong thôn xã hay nhà nào có chuyện lạ là khó lọt khỏi “tai mắt an ninh nhân dân”.

6. Liên đoàn 81 Biệt cách Nhảy dù :

Với quân số khoảng 2.000 người, Liên đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù là lực lượng “cực kỳ thiện chiến” cả về nhảy toán cũng như đánh trận kiểu chính quy (đặc biệt là chiến thuật đánh đêm). Tuy nhiên, cần biết rằng lính của Liên đoàn 81 Nhảy Dù chia làm hai loại: các toán viễn thám và ba đại đội xung kích.

– Các toán viễn thám của BCND có nhiệm vụ và phương pháp hành quân gần giống như biệt kích Lôi Hổ (đã nói ở trên), và dĩ nhiên cũng nguy hiểm không kém:

– Hoạt động bí mật của các toán viễn thám sẽ được lực lượng xung kích tiếp ứng khi:
1. Chạm địch quá mạnh mà phi pháo không thể “giải quyết chiến trường” hay giải cứu.
2. Phát hiện được kho tàng, chiến cụ hay tù binh, tài liệu quý cần thu giữ chứ không phá hủy.

3. Hỗ trợ các binh chủng khác thanh toán các mục tiêu “khó nuốt”, nhất là khi cần đến kỹ năng đặc biệt của Biệt cách dù (đánh đêm, đột kích diệt chốt…)

Do là lực lượng tinh nhuệ và thuộc lực lượng Tổng Trừ Bị nên lực lượng Liên Đoàn 81 được Bộ Tổng Tham Mưu điều đến các chiến trường nóng bỏng nhất như An Lộc 1972, Phước Long 1975, … nên mới lan truyền câu chuyện “biệt kích dù đi hành quân lãnh tiền tử trước” , Tuy nhiên, điều này là sai sự thật. Các binh sĩ biệt kích dù vẫn chỉ lãnh lương lính như mọi đơn vị khác, có điều các toán nhảy có thêm một vài khoản phụ cấp như: công tác phí (tùy thuộc số sauts nhảy và độ dài ở trong vùng nguy hiểm), tiền nhảy dù “bồi dưỡng”..v..v… 

7. Biệt kích tư nhân hay dân vệ:

Ở miền Nam Việt Nam trước 1975 cũng đã từng có vài nhóm biệt kích tự phát, phần lớn là do các Cha xứ (như ở xứ đạo Hải Yến vùng U Minh – Cà Mau) hay điền chủ (như ở Long An)… Các toán biệt kích này hầu hết là trai tráng miệt vườn, họ tự nguyện gia nhập các đơn vị dân sự địa phương này là để bảo vệ xóm làng, ruộng vườn khỏi các cuộc tấn công của du kích . Tuy chỉ được trang bị vũ khí lạc hậu như súng trường Garant hay Carbine M1 (chứ không có M-16 và phóng lựu như lính chính quy) nhưng do am hiểu địa hình địa phương, khu vực nên hiệu quả tác chiến cũng rất cao

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex