Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Các quốc gia đồng minh của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

0 885

Ngoài Mỹ tham dự cuộc chiến, các quốc gia đồng minh của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam cũng rất nhiều, đặc biệt là Hàn Quốc, Thái Lan, Úc và New Zelands

Admin Website chientruongvietnam.com may mắn tìm được tài liệu về các quốc gia đồng minh của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam do trung tướng Stanley Robert Larsen và chuẩn tướng James Lawton Collins, Jr.

LỜI NÓI ĐẦU

Hơn bốn mươi quốc gia đã giúp đỡ miền Nam Việt Nam chống lại miền Bắc Việt Nam theo Chủ Nghĩa Xã Hội. Các viện trợ bao gồm nhiều lĩnh vực như tiền bạc, hàng hóa, lương thực thực phẩm, trang thiết bị quân sự, … đến lĩnh vực y tế, giáo dục, … Có tám quốc gia viện trợ quân sự bao gồm : Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Úc, New Zealands, Philippine, Đài Loan và Tây Ban Nha. Các quân gia này thuộc tổ chức Thế Giới Mới với trụ sở đặt tại Sài Gòn và các viện trợ bao gồm binh sĩ, trang thiết bị quân sự, quân y, các cố vấn quân sự. Các sự đóng góp của các quốc gia này khác biệt nhau tùy thuộc vào mối quan hệ và thời gian liên quan đến miền nam Việt Nam

CHƯƠNG I

NỀN TẢNG : 1961-1966

Thời gian này, Mỹ và tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á – Southeast Asia Treaty Organization (SEATO) nhận định Việt Nam giống như bán đảo Triều Tiên là vùng đất thử nghiệm để các quốc gia thuộc thế giới Tự Do dùng sức mạnh của mình ngăn cản sự bành trướng của Chủ Nghĩa Xã Hội. Giống như cuộc chiến Triều Tiên, nơi mà Mỹ và các quốc gia Tự Do đã ngăn cản sự xâm lăng của Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Do đó không có gì ngạc nhiên vào những năm 1960, khi Mỹ bắt bầu can thiệp vào Việt Nam thì các sự viện trợ từ các quốc gia Tự Do này bắt đầu được đổ vào đây theo chân Mỹ

Từ các cuộc thương thuyết đầu tiên vào năm 1961, sự triển khai quân đội của các quốc gia Tự Do bị trói buộc và tương phản với sự triển khai của quân đội Mỹ. Tham Mưu Trưởng quân đội Mỹ đã đề nghị triển khai 1 đội quân vừa đủ ở miền Nam Việt Nam để ngăn chận sự xâm lược của miền Bắc Việt Nam . Yêu cầu này được chính thức đưa ra trong Bản Ghi Nhớ Hành Động An Ninh Quốc Gia số 54 – National Security Action Memorandum 52 , yêu cầu Bộ Quốc Phòng Mỹ nghiên cứu để triển khai số lượng binh sĩ cũng như trang thiết bị cần thiết. Tháng 10 năm 1961, cố vấn tổng thống là ông Walt W. Rostow đã đề nghị con số 25.000 binh sĩ thuộc khối SEATO để phòng vệ biên giới Việt – Lào. Tuy nhiên Bộ Tổng Tham Mưu Mỹ lại đề nghị triển khai ở vùng Cao Nguyên . Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ là ông Alexis Johnson đã tiến hành các hoạt động ngoại giao cho sự triển khai này và nêu lên 2 mục tiêu : Đánh bại chủ Nghĩa Cộng Sản và hỗ trợ chính phủ không Cộng Sản ở miền Nam Việt Nam

Tháng 10 năm 1961, tổng thống Ngô Đình Diệm gửi thư yêu cầu hỗ trợ viện trợ cho miền Nam Việt Nam đến đại sứ Mỹ Frederick C. Nolting, Jr., và yêu cầu tổng thống Tưởng Giới Thạch gửi 1 sư đoàn đến Việt Nam

Không có quyết định nào được đưa ra trong năm 1961. Lúc này, Mỹ chú ý nhiều hơn đến Lào còn tổng thống Diệm cũng lưỡng lự không muốn sự xuất hiện của quá nhiều binh sĩ nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam. Năm 1962, tình hình thay đổi, cuộc chiến Lào bắt đầu theo thỏa thuận Geneva. Năm 1963, Diệm bị đảo chính và giết chết. Sang năm 1964, miền nam Việt Nam trở nên cực kỳ bất ổn, quân Giải Phóng gia tăng hoạt động, tình hình cần sự can thiệp quân sự càng trở nên cấp bách

Ngày 23 tháng 4 năm 1964, tổng thống Mỹ  Lyndon B. Johnson công khai kêu gọi hỗ trợ đồng minh Nam Việt Nam. Cũng trong tháng 4, Hội Đồng Thủ Tướng của khối SEATO đã ra tuyên ngôn về sự cần thiết đánh bại chủ nghĩa Cộng Sản ở khu vực Đông Nam Á

Ngày 25 tháng 5, McGeorge Bundy – Trở lý Bộ Trưởng các vấn đề An Ninh Quốc Gia đã yêu cầu mở cuộc Hội Nghị Cấp Cao về An Ninh khu vực Đông Nam Á nhằm đưa đến sự viện trợ quân sự của Mỹ và các quốc gia này và từ đó dẫn đến vấn đề hỗ trợ miền Nam Việt Nam lại được đưa ra thảo luận tiếp vào tháng 12 năm 1964

Ngày 1 tháng 12 năm 1964, tại cuộc hội nghị ở Nhà Trắng, mục tiêu được Mỹ đưa ra được nhấn mạnh : Chấm dứt sự hỗ trợ của miền Bắc đối với các hoạt động ở Miền Nam, giữa gìn các quốc gia phi Cộng Sản ở Đông Nam Á, thiết lập và đảm bảo chế độ an ninh ở miền Nam Việt Nam. Quốc gia đồng minh thân cận Thái Lan được yêu cầu sẽ đóng vai trò then chốt trong các chương trình hoạt động của Mỹ. Thủ tướng Anh J. Harold Wilson, các quốc gia Úc và New Zealand cũng được yêu cầu gửi binh sĩ đến khi quân đội Mỹ bước vào giai đoạn 2 là gia tăng các hoạt động quân sự nhằm gây sức ép lên kẻ địch. Philippine cũng được yêu cầu gửi khoảng 1.800 binh sĩ đến để hỗ trợ

Bản Ghi Nhớ ngày 1 tháng 12 cũng đã ghi nhận sự thành lập Bộ Chỉ Huy Viện Trợ Quân Sự Mỹ tại Việt Nam

Năm 1965, Mỹ bắt đầu gia tăng các hoạt động quân sự ở Việt Nam, các chiến dịch ngoại giao cũng được thực hiện nhằm lôi kéo các quốc gia thuộc Mỹ La Tinh như Argentinia and Brazil nhằm viện trợ miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến chống lại chủ Nghĩa Cộng Sản. Chính Phủ Mỹ nêu rõ mỗi quốc gia sẽ thực hiện sự đóng góp riêng của mình nhưng nhấn mạnh sự cần thiết về viện trợ y tế, các chuyên viên có chuyên môn cao và thực phẩm

Kết quả sự vận động cũng rất khả quan, Honduras và Nicaragua đang xem xét cử các đội y tế, Brail hứa viện trợ thực phẩm đóng hộp và y tế, Ecuador và Peru từ chối viện trợ do đang gặp khó khăn

Năm 1965 tiếp tục là năm đầy thách thức, các sự kiện chính trị liên tiếp xảy ra ở miền Nam Việt Nam. Ngày 7 tháng 2 năm 1965, trong bản phúc trình gửi tổng thống, McGeorge Bundy dự đoán chính quyền miền Nam Việt Nam sẽ sụp đổ vào năm 1966 nếu không được Mỹ giúp đỡ. Cũng trong tháng 2, bộ Tham Mưu quân đội Mỹ đề nghị gửi 1 lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đến Đà Nẵng

Viên chỉ huy Bộ Chỉ Huy Viện Trợ Quân Sự Mỹ tại Việt Nam là tướng William C. Westmoreland tán thành ý kiến trên và chủ tịch Hội Đồng Tham Mưu đã báo cho tướng Westmoreland biết quyết định ở cấp cao nhất cho phép tướng Westmoreland “thực hiện mọi biện pháp quân sự cần thiết nhằm để ngăn chận tình hình bất ổn hiện tại ở miền Nam Việt Nam”

Lập trường cứng rắng như thế đã thúc đẩy sự gia tăng can thiệp quân sự của Mỹ và các quốc gia đồng minh vào Việt Nam bất chấp mọi khó khăn

Ngày 20 tháng 2, bộ Tham Mưu Mỹ ra thông báo, dự kiến triển khai 1 sư đoàn lính Đại Hàn với quân số khoảng 21.000 binh sĩ với nhiệm vụ “bảo vệ các căn cứ và tiến hành các hoạt động chống nổi dậy”. Ngoài ra, sẽ có 1 số đơn vị không quân, bộ binh, Thủy Quân Lục Chiến, … cũng sẽ được đưa đến Việt Nam

Hội Đồng Tham Mưu cũng lưu ý những khó khăn về tiếp liệu, sự phối hợp chỉ huy giữa các chỉ huy đơn vị đồng mình, Bộ Chỉ Huy Viện Trợ Quân Sự Mỹ tại Việt Nam, chỉ huy các đơn vị ở Thái Bình Dương, bộ chỉ huy quân đội Sài Gòn, …

Đại sứ Taylor không tán thành việc gửi Thủy Quân Lục Chiến đến Đà Nẵng, nhưng ông tán thành đề nghị của tướng Westmoreland về việc gửi 1 tiểu đoàn đến bảo vệ Đà Nẵng. Trong khi đó, chính phủ miền Nam Việt Nam lại tán thàn và cho rằng nên gửi đội quân đa quốc gia đến Việt Nam

Xem tiếp : Các quốc gia đồng minh của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam – P2

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex