Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Máy bay Gunship AC-130, AC-119, AC-47 bóng ma trong chiến tranh Việt Nam – P2

0 1,418

Từ thành công của máy bay gunship AC-47 Spooky, quân đội Mỹ phát triển thêm máy bay gunship AC-119G Shadow,  AC-119K Stinger và máy bay AC-130 Spectre 

Đến năm 1969, những chiếc máy bay gunship AC-47 Spooky bắt đầu trở nên lạc hậu trước hỏa lực ngày càng mạnh của quân Giải Phóng cũng như bắt đầu hư hỏng do sử dụng quá nhiều trong suốt cuộc chiến. Ngày 1 tháng 12 năm 1969, AC-47 thuộc quân đội Mỹ bay chuyến bay cuối cùng trước khi được chuyển giao cho quân đội Sài Gòn và Lào tiếp quản

Chương trình Project Gunship II đang được tiến hành để biến cải những chiếc máy bay vận tải C-130 thành máy bay Gunship. Tuy nhiên, lúc này những chiếc máy bay C-130 đang không đủ. Quân đội Mỹ tiến hành chương trình Project Gunship III với việc biến cải những chiếc máy bay vận tải C-119 Flying Boxcar thành máy bay Gunship trong khi chờ những chiếc AC-130 có đầy đủ

Tháng 12 năm 1968, chiếc AC-119 đầu tiên đến Việt Nam và được biên chế thành Phi Đoàn Tác Chiến Đặc Biệt số 71 – 71st Special Operations Squadron. Tháng 1 năm 1969, thêm 4 chiếc AC-119 đến Việt Nam nhưng các cuộc thử nghiệm trên chiến trường cho thấy chúng quá chậm, khó xoay sở và dễ trúng đạn. Những chiếc máy bay gunship AC-119 thuộc 2 phiên bản : phiên bản dùng động cơ cánh quạt được đặt là AC-119G Shadow. Giữa tháng 3 năm 1969, đã có 18 chiếc AC-119G. Nhưng tốc độ chậm, hỏa lực yếu đã khiến quân đội Mỹ tiến hành bổ sung thêm 2 động cơ phản lực Jet-85 và phiên bản được tăng cường 2 động cơ phản lực được đặt tên AC-119K Stinger

Tháng 10 năm 1969, chiếc máy bay Gunship AC-119K Stinger đầu tiên đến Phan Rang và đến tháng 1 năm 1970, đã có 18 chiếc máy bay AC-119K Stinger và 16 chiếc máy bay AC-119G Shadow ở Việt Nam

Những chiếc AC-119 đều được trang bị 4 khẩu minigun, hệ thống quan sát ban đêm NOD, những chiếc AC-119K Stinger được tăng cường thêm 2 khẩu pháo 20mm và Radar bên hông. Về sau, những chiếc AC-119 được trang bị thêm hệ thống quan sát hồng ngoại phía trước Forward-Looking Infrared Radar (FLIR) giúp gia tăng hiệu quả trong việc lùng sục phá phá hủy xe tải. Ngay cả khi những chiếc xe tải đã tắt máy và được giấu kín, hệ thống này vẫn có thể phát hiện hơi nóng tỏa ra từ động cơ vẫn còn nóng và dễ dàng phá hủy chính xác các chiếc xe

Tháng 2 năm 1970, những chiếc AC-119 được đưa đến căn cứ Ubon ở Thái Lan và các căn cứ ở Lào để thực hiện việc chống xe tải trên đường mòn Hồ Chí Minh và chúng đã thực hiện nhiệm vụ này rất hoàn hảo. Trong suốt tháng 5 và tháng 6 năm 1970, những chiếc AC-119 đã bay 178 phi vụ, bắn trên 2 triệu viên đạn và 22.000 quả đạn pháo 20mm. Từ tháng 7 năm 1970 đến tháng 3 năm 1971, những chiếc AC-119 đã phá hủy 609 xe tải và 731 chiếc tàu xuồng các loại, giết chết trên 3.000 quân Giải Phóng

Tháng 9 năm 1971, những chiếc AC-119 bắt đầu được chuyển giao cho quân đội Sài Gòn để quân đội Mỹ bắt đầu tiếp nhận những chiếc máy bay gunship AC-130 Spectre mạnh mẽ hơn

Tháng 9 năm 1967, chiếc AC-130A đầu tiên đến căn cứ không quân Nha Trang để thử nghiệm. Chiếc AC-130A vẫn được trang bị 4 khẩu minigun, nhưng có đến 4 khẩu pháo 20mm cũng như được trang bị các thiết bị quan sát ban đêm, Radar, thiết bị hồng ngoại, … tiên tiến hơn. Đáng chú ý nhất là được trang bị thêm thiết bị Radar phía trước, Radar bên hông và 2 đèn soi Xeon công suất cực mạnh cho độ sáng tương đương 1.5 triệu cây nến

Việc thử nghiệm máy bay AC-130 chấm dứt vào ngày 12 tháng 12 năm 1967, các đánh giá cho thấy chiếc AC-130 hiệu quả hơn chiếc AC-47 đến 3 lần. Chiếc AC-130 có khoang chứa lớn hơn, sức chở lớn hơn, động cơ mạnh hơn nên cho phép mang nhiều vũ khí mạnh hơn, nhiều đạn hơn và tốc độ cao hơn

Chiếc AC-130A được gửi về Mỹ để tu bổ lại và tháng 2 năm 1968, chiếc AC-130A được gửi lại Việt Nam để hoạt động chống xe tải trên đường mòn Hồ Chí Minh. Từ tháng 2 đến tháng 11 năm 1968, chiếc AC-130A duy nhất này đã phá hủy đến 228 xe tải, bắn hỏng 133 chiếc khác, phá hủy 9 tàu xuồng. Một hiệu quả khủng khiếp

Ngày 18 tháng 11 năm 1968, chiếc AC-130A được gửi về Mỹ một lần nữa. Chỉ trong một thời gian ngắn hoạt động, chiếc AC-130A đã cho thấy sự hiệu quả đáng kinh ngạc và được xem là vũ khí ngăn chận hiệu quả nhất trên đường mòn Hồ Chí Minh

Mùa xuân năm 1969, đã có 6 chiếc AC-130A được gửi đến Đông Nam Á. Tháng 12 năm 1969, chiếc AC-130A được nâng cấp mới được gửi đến căn cứ không quân Ubon. Chiếc AC-130A mới được đặt tên máy bay AC-130A The Surprise Package được trang bị 2 khẩu pháo 20mm bắn nhanh và 2 khẩu pháo 40mm Bofors và thiết bi điện tử tiên tiến

Chỉ trong 38 ngày chiến đấu, chiếc máy bay AC-130A The Surprise Package đã phá hủy 138 xe tải, làm hư hỏng 63 chiếc xe khác và được cho là đã phá hủy thêm 38 chiếc xe tải khác nhưng không được ghi nhận, tấn công 3 vị trí phòng không, phá hủy 1 vị trí và gây nổ lớn ở 2 vị trí còn lại. Chiếc máy bay gunship AC-130 phiên bản mới được đánh giá hiệu quả gấp đôi so với phiên bản trước đó

Tháng 10 năm 1970, chiếc máy bay phiên bản mới này được đặt tên là máy bay gunship AC-130E và được phái đến căn cứ Ubon ở Lào . Từ tháng 11 năm 1970 đến tháng 1 năm 1971, thêm 6 chiếc máy bay gunship AC-130E được đưa đến Đông Nam Á

Mùa hè năm 1971, các máy bay AC-130E tiếp tục được nâng cấp hệ thống điện tử, trang bị thêm hệ thống phóng 24 mồi bẫy nhiệt để chống tên lửa SAM. Trước khi trang bị hệ thống bắn đạn mồi bẫy nhiệt, các phi công chỉ có 1 biện pháp để chống lại tên lửa phòng không SA-7 Strella đó là các phi công sẽ bắn 1 quả pháo sáng để tên lửa phòng không đối phương sẽ bị đánh lừa do cùng lúc có thêm 1 mục tiêu cũng có nhiệt độ cao. Đôi khi phương pháp này hiệu quả, đôi khi thì không. Biện pháp thứ 2 là các phi công sẽ quặt hướng máy bay để cánh máy bay sẽ che động cơ đang bị đốt nóng. Dù gì cả 2 biện pháp cũng không đạt hiệu quả tối đa. Và việc trang bị hệ thống đạn mồi bẫy nhiệt là biện pháp phòng vệ hữu hiệu

Tháng 2 năm 1972, chiếc AC-130E đầu tiên được trang bị khẩu pháo 105mm thay thế vị trí 1 khẩu 40mm Bofors trước đây. Vũ khí mới đã chứng tỏ hiệu quả hơn hẳn khi cho phép tấn công từ tầm xa hơn đến 12.000m, vượt qua tầm bắn của đạn pháo cao xạ phòng không. Quả đạn 105mm nổ cũng giúp các máy bay ném bom F-4 hộ tống dễ dàng phát hiện và tham gia tấn công mục tiêu

Thường thì có 3 chiếc máy bay F-4 tham gia hộ tống máy bay AC-130E, điều này cho phép luôn luôn có ít nhất 2 chiếc F-4 đi kèm và tham gia áp chế pháo cao xạ hoặc tên lửa phòng không trong khi chiếc F-4 còn lại có thể tiếp nhiên liệu trên không. 

Trong giai đoạn 1971-1972, các máy bay gunship đã phá hủy ít nhất 10.000 xe tải các loại, phá hủy 223 chiếc tàu xuồng, gây thiệt hại nặng 142 phương tiện khác. Các hoạt động của máy bay gunship đạt mức cao độ trong năm 1972 khi tham gia hỗ trợ phòng ngự các tiền đồn và hỗ trợ binh sĩ trong chiến dịch Xuân Hè 1972 hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972 cũng như tấn công đường tiếp tế của quân Giải Phóng trên đường mòn Hồ Chí Minh

Hiệp ước đình chiến năm 1973 được ký kết cũng chấm dứt vai trò của máy bay Gunship trong chiến tranh Việt Nam. Ngày 15 tháng 8 năm 1973, máy bay Gunship tiến hành phi vụ cuối cùng trên đất Campuchia và đến nay không thể phủ nhận vai trò cũng như tầm hiệu quả của loại vũ khí này trên chiến trường Việt Nam, nó được xem là đã giúp cứu sống hàng nghìn sinh mạng binh lính Mỹ trong các cuộc chiến

 

Xem lại : Máy bay Gunship AC-47, AC-119, AC-130 bóng ma trong chiến tranh Việt Nam

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex