Bob Kerrey và cuộc thảm sát Thạnh Phong, Bến Tre 1969 – Thanh Phong massacre – P4 – P4
Nhiều người đặt câu hỏi liệu trung úy Bob Kerrey đã thực hiện tội ác chiến tranh trong thảm sát Thạnh Phong, Bến Tre năm 1969 – Thanh Phong massacre in 1969 hay chỉ làm theo luật chiến tranh ?. Bob Kerrey vào năm 2016 trở thành chủ tịch trường Đại học Fulbright Việt Nam.
Walter Rockler – một luật sư công tố viên tại tòa án Nuremberg giải thích :
“Điều luật cơ bản của chiến tranh là khi anh ở trong lãnh thổ của địch, anh không được quyền giết thường dân, đặc biệt là thường dân không vũ trang”
Kerrey luôn cho rằng đơn vị của mình được phép làm điều đó vì đúng luật.
“Theo luật bất thành văn trong chiến tranh Việt Nam, hành động của chúng tôi được thừa nhận vì chúng tôi không phải là kẻ bắn trước. Bạn được phép giết người đó nếu bạn cho rằng điều đó sẽ tốt hơn . Một cách thẳng thắn, bạn được lệnh không bắt giữ tù binh”
Thủ tục hành động theo tiêu chuẩn, đó là ở vùng tự do oanh kích, bất cứ người đàn ông nào bị nghi ngờ đều sẽ bị giết chết. Chỉ huy của Kerrey là Hoffmann đồng ý điều này nhưng ông cho biết chưa từng chỉ thị cho Kerrey giết phụ nữ và trẻ em. Nhưng trong chiến tranh Việt Nam, rất khó phân biệt ai là Việt Cộng và ai là dân thường. Kerrey hiểu điều đó. Ông ám chỉ những lính Mỹ tử trận được khắc trên Bức Tường Đen hay còn gọi là Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở Washington :
“Có những người ở trên tường là bởi vì họ không thể nhận ra rằng phụ nữ và trẻ em có thể mang súng”
Kerrey nói tiếp về vấn đề của chỉ huy trong tình huống đó trong thảm sát Thạnh Phong – Thanh Phong massacre.
“Điều mà vị chỉ huy cần xem xét đầu tiên, đó là sự an toàn của binh sĩ. Có 7 người khi đó. Nếu một người bị thương, cần 2 người khác để khiêng anh ta. Bạn không thể để có người bị thương rồi đặt đơn vị vào tình thế nguy hiểm sẽ chết toàn bộ thành viên của nhóm “
Các sĩ quan khác đều thừa nhận điều này. William Garlow – chỉ huy xuồng cao tốc cho biết anh cũng được lệnh bắn bừa lên các ngôi làng, giết các gia súc
Bob Kerrey trở thành sĩ quan nổi tiếng khi tham gia một cuộc đột kích vào ngày 14 tháng 3 năm 1969 khi nhóm của ông tấn công một nhóm Việt Cộng ở Hòn Tầm gần vịnh Cam Ranh. Lần này ông quyết định sẽ bắt tù binh. Khi chuẩn bị tấn công, quân Giải Phóng phát hiện và nổ sung, một quả lựu đạn nổ trúng chân của Kerrey. Y sĩ Lloyd Schreier đã băng bó vết thương và Kerrey được trực thăng đưa về bệnh viện Dã Chiến số 26 ở Cam Ranh và sau đó được đưa về bệnh viện Hải Quân ở Philadelphia. Bác sĩ đã phẫu thuật và gỡ bỏ phần thịt mềm phía dưới đầu gối của Kerrey.
Bob Kerrey tham gia lực lượng Hải Quân SEAL là đơn vị tinh nhuệ , đòi hỏi những binh sĩ cường tráng nhưng giờ đây ông đã trở thành người tàn phế. Sau đó, ông được thưởng Huân Chương Danh Dự – Medal of Honor từ tổng thống Nixon
“Tôi suy nghĩ rất nhiều về việc liệu chấp nhận Huân Chương Danh Dự hay không. Tôi thấy tôi không xứng đáng với điều đó. Sau đó tôi chấp nhận vì đó là danh dự của các thành viên Hải Quân SEAL”
Năm 1998, Bob Kerrey thú nhận về cuộc thảm sát Thạnh Phong, Bến Tre :
“Tôi rất sợ khi ngủ vì buổi tối khủng khiếp đó luôn ám ảnh tôi hàng đêm.”
Bob Kerry cũng kể về người chú của ông vốn mất tích trong Thế Chiến Thứ 2 thường xuyên báo mộng và nói với ông rằng :
“Ông ta cảnh báo tôi rằng, điều kinh khủng nhất trong chiến tranh không phải là mất mạng mà là lấy mạng của người khác”
Bob Kerry luôn dày vò trong suốt 30 năm sau đó , ông ước rằng có thể làm khác trong đêm đó ở Thạnh Phong
“Nó còn hơn là một tội ác. Đó là một điều xấu hổ. Bạn không thể và không bao giờ có thể chối bỏ. Nó dằn vặt bạn hàng ngày”
Sau chiến tranh, Bob Kerrey làm Thống đốc bang Nebraska từ năm 1983 đến 1987, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đại diện cho Nebraska (1989–2001) và điều bất ngờ là vào năm 2016, ông lại trở thành chủ tịch trường Đại học Fulbright Việt Nam.
Trong thư trả lời về thảm sát Thạnh Phong – Thanh Phong massacre in 1969. Ông viết :
“Tôi đã xin lỗi người Việt về những gì tôi gây ra trong chiến tranh và giờ tôi xin lỗi lại một lần nữa. Một cách chân thành và cùng những nỗi đau của ký ức mãi mãi ám ảnh, tôi xin lỗi những người mà tôi đã gây hại tới… Nhưng một lời xin lỗi sẽ luôn là không đủ. Nó giống như món súp cá mà thiếu con cá vậy. Vì thế, tôi cố gắng giúp người Việt mỗi khi có thể. Như đóng góp chấm dứt đạo luật TWEA (coi Việt Nam như nước thù địch), bình thường hoá quan hệ, ủng hộ đàm phán BTA, và đặc biệt là ủng hộ nỗ lực cải thiện hệ thống giáo dục Việt Nam thông qua chương trình Fulbright.”
Xem lại : Thảm sát Thạnh Phong, Bến Tre và trở thành nghị sĩ và chủ tịch Đại Học ở Việt Nam – P3