Mùa hè đỏ lửa năm 1972 – Easter Offensive 1972 – P2
Đến đầu năm 1972, những dấu hiệu về trận đánh lớn mà Việt Cộng đã chuẩn bị từ lâu có tên gọi chiến dịch Xuân Hè hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Easter Offensive 1972 hiện ra ngày càng rõ ràng hơn
Ở Sài Gòn, mặt dù các đơn vị Việt Cộng thâm nhập vào Sài Gòn mà không bị phát hiện, cũng như các đơn vị VNCH bị tấn công bất ngờ nhưng chẳng có nơi nào mà Việt Cộng giành quyền kiểm soát được lâu. Tuy nhiên, họ bám trụ khá bền bĩ ở khu vực Chợ Lớn. Đây là nơi dân cư đông đúc và quân đội VNCH cùng lực lượng Cảnh Sát phải mất 2 tuần lễ để đánh bật toàn bộ Việt Cộng
Ở Huế, Việt Cộng đã thành công khi kiểm soát gần toàn bộ Huế. Tại đây, họ sát hại trên 3.000 binh sĩ, dân quân tự vệ, … những người làm việc cho chính quyền . Cuộc chiến ở Huế kéo dài 26 ngày và dẫn đến việc Huế gần như bị phá hủy hoàn toàn và hơn 110.000 người bị mất nhà
Trong khi cuộc chiến diễn ra khắp nơi trên miền Nam thì ngày 7 tháng 2, quân Bắc Việt tấn công căn cứ Khe Sanh ở vùng Cao Nguyên . Căn cứ này đóng gần biên giới Lào và được phòng thủ bởi 1 trung đoàn TQLC Mỹ và 1 tiểu đoàn Biệt Động Quân VNCH. Căn cứ Khe Sanh bị bao vây và tấn công liên tục với mục đích của Hà Nội là lặp lại trận đánh Điện Biên Phủ nhưng căn cứ Khe Sanh đã được giữ vững dưới sự yểm trợ cực lớn từ các cuộc không kích, đặc biệt bằng máy bay B-52
Giai đoạn đầu của cuộc tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã kết thúc đầy bi thảm. Việt Cộng tổn thất khoảng 50.000 binh sĩ và đáng kể nhất là các đơn vị ưu tú địa phương bị mất trong những đợt tấn công tự sát. Tuy vậy, họ đã thành công trong việc mang chiến tranh đến khu vực đô thị là lôi kéo nhiều đơn vị VNCH và Mỹ từ vùng nông thôn và bảo vệ khu đô thị. Việt Cộng tiếp tục mở thêm cuộc tấn công giai đoạn 2 vào cuối tháng 5 và cuộc tấn công giai đoạn 3 vào đầu tháng 8 tuy nhiên mức độ ác liệt đã giảm nhiều do lực lượng đã bị tổn thất nặng
Sau tổn thất năm 1968, Việt Cộng bước vào năm 1969 với sự suy giảm về các hoạt động. Hai năm tiếp theo cũng khá trầm lắng do họ cần thời gian để khôi phục lại lực lượng . Do lực lượng địa phương đã bị tiêu diệt gần như hoàn toàn nên Việt Cộng khôi phục lại một cách khó khăn các hệ thống giao liên, sự tương hỗ, … giữa lực lượng chính quy đóng ở biên giới và lực lượng địa phương ở vùng đệm quanh các thị trấn . Thời gian này, rõ ràng là các đơn vị chính quy Việt Cộng đã bị cắt đứt khỏi sự tiếp tế cũng như hỗ trợ từ các đơn vị địa phương
Sau thử thách năm 1968, quân VNCH càng vững mạnh. Trong năm 1969, quân VNCH liên tiếp mở nhiều chiến dịch hỗ trợ bình định . Tháng 8 năm 1969, quân đội Mỹ và đồng minh bắt đầu rút khỏi Việt Nam . Nhằm hỗ trợ quân đội VNCH, quân Mỹ gia tăng các viện trợ và bắt đầu thực hiện chính sách “Việt Nam Hóa Chiến Tranh”
Những sự thay đổi này buộc Việt Cộng phải thay đổi dần và chuyển sang hình thức chiến tranh quy ước và từ bỏ cuộc chiến du kích mà họ theo đuổi từ đầu đến cuối năm 1968. Đến năm 1970, sau khi liên tục tăng cường binh sĩ và khí tài chiến tranh vào miền Nam, Hà Nội bắt đầu mở các chiến dịch tấn công lớn . Tuy nhiên, kế hoạch này bị chặn đứng do quân đội Mỹ và VNCH đã mở cuộc hành quân sang Campuchia và phá hủy hàng loạt căn cứ, kho tàng, … của Việt Cộng ở đây dọc theo biên giới Campuchia nơi mà đã từng được xem là bất khả xâm phạm. Tuy cuộc hành quân này có những hạn chế về không gian và thời gian, nhưng đã ảnh hưởng lớn đến toàn thể khu vực từ vĩ tuyến 16 xuống phía dưới và tránh được những cuộc tấn công lớn của Việt Cộng trong thời gian ít nhất là 1 năm
Tiếp theo thành công của cuộc hành quân Campuchia, tháng 2 năm 1971, quân VNCH mở tiếp cuộc hành quân đánh sang Hạ Lào còn có tên là cuộc hành quân Lam Sơn 719. Cuộc hành quân này được yểm trợ bởi hỏa lực của pháo binh và không quân Mỹ . Mục tiêu là phá hủy tuyến đường vận chuyển dọc đường mòn Hồ Chí Minh với mục tiêu chính là Tchepone. Cuộc hành quân này không đạt được mục tiêu và thất bại do phản ứng dữ dội của các đơn vị Việt Cộng với lần đầu tiên có sự tham gia của lực lượng thiết giáp và pháo hạng nặng và cũng bởi những sai lầm về chiến thuật của phía VNCH lẫn quân đội Mỹ
Từ kinh nghiệm trận Hạ Lào, Việt Cộng tin rằng họ có thể đánh bại quân đội VNCH bằng những vũ khí hiện đại mà họ vừa tiếp nhận từ Liên Xô và Trung Quốc một khi quân đội Mỹ rút lui. Họ cũng tin rằng chỉ có thể đánh bại VNCH bằng chiến tranh quy ước
Để chuẩn bị cho trận đánh này, Hà Nội liên tục tăng viện lượng lớn khí giới mà họ nhận được từ Liên Xô và Trung Quốc. Các vũ khí bao gồm máy bay MIG-21, tên lửa SAM-2, pháo tầm xa 130mm, cối 160mm, pháo cao xạ 57mm, và lần đầu tiên xuất hiện là tên lửa tầm nhiệt vác vai SA-7 . Cùng với đó là lượng lớn kỷ lục các tiếp viện về đạn dược, xăng dầu, … được đưa từ Bắc vào Nam
Mặc dù những đe dọa ngày càng lớn, quân đội Mỹ và đồng minh vẫn tiếp tục gia tăng các cuộc rút quân . Ngoài ra, những viện trợ quân sự của Mỹ đối với miền Nam ngày càng suy giảm. Đến đầu năm 1972, các dấu hiện về trận đánh lớn mà quân Bắc Việt đang chuẩn bị có tên gọi chiến dịch Xuân Hè 1972 hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Easter Offensive 1972 bắt đầu càng hiện ra rõ rệt
BẢN CHẤT CỦA CHIẾN DỊCH MÙA HÈ ĐỎ LỬA
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội đặt mật danh cho chiến dịch Xuân Hè 1972 là chiến dịch là chiến dịch Nguyễn Huệ . Đây là tên của hoàng đế Quang Trung đã bất ngờ mang quân ra Bắc tấn công quân Thanh vào những ngày đầu xuân năm 1789
Mùa Xuân năm 1972, Hà Nội cũng muốn lập lại chiến công lịch sử trên bằng cách gây bất ngờ giống Nguyễn Huệ. Cuối năm 1971, đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của tiếp liệu được đưa từ Bắc vào Nam, các sư đoàn trừ bị của Bắc Việt cũng hành quân vào Nam . Tháng 12 năm 1971, Bộ Tổng Tham Mưu đã gửi cảnh báo đến các tướng tư lệnh các vùng Chiến Thuật để chuẩn bị cho những trận đánh lớn sắp diễn ra
Khó khăn lớn nhất chính là việc suy đoán thời gian mà Việt Cộng sẽ mở cuộc tấn công. Các tin tức tình báo tiết lộ khả năng Việt Cộng sẽ mở cuộc tấn công vào trước Tết và vào cuối tháng 1. Tuy nhiên, chẳng có gì xảy ra. Từ đó dẫn đến suy đoán kế tiếp, cuộc tấn công sẽ diễn ra trong Tết và vào giữa tháng 2 . Việc này dẫn đến các tướng lĩnh đã ban lệnh cấm trại cho toàn bộ binh sĩ và đóng quân ở doanh trại trong suốt thời gian Tết
Xem lại : Chiến dịch Xuân Hè 1972 – Mùa hè đỏ lửa 1972 – Easter Offensive 1972 – P1
Xem tiếp :Chiến dịch Xuân Hè 1972 – Mùa hè đỏ lửa 1972 – Easter Offensive 1972 – P3