Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Mùa hè đỏ lửa năm 1972 – Easter Offensive 1972 – P11

1 824

Trong Chiến Dịch Xuân Hè 1972 – Chiến Dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Easter Offensive 1972, thành phố Quảng Trị là thị trấn cấp tỉnh đầu tiên bị quân Giải Phóng chiếm đóng kể từ đầu cuộc chiến Việt Nam

Sau khi mất thành phố Quảng Trị, làn sóng dân tị nạn kéo xuống phía Nam như sóng vỗ bờ. Đường Quốc Lộ 1 lúc này đông đúc với dòng người lánh nạn xen lẫn binh sĩ rút về Nam. Pháo binh quân Giải Phóng liên tục bắn về Quốc Lộ 1 để chận đường rút lui. Trên đường đi, dân chúng và binh sĩ VNCH càng lúc càng hỗn loạn khi bị pháo bắn, họ tháo chạy tán loạn, nhiều xe bốc cháy trên đường với đủ loại gồm xe chở quân, xe chở người, xe buýt, … Số người chết quá nhiều nên đoạn đường sau đó được đặt tên Đại Lộ Kinh Hoàng 

Vài đơn vị VNCH và lữ đoàn 147 cố gắng duy trì đơn vị và rút về phía Hải Lăng. Liên đoàn 5 Biệt Động Quân cùng liên đoàn 1 BĐQ, Liên đoàn 4 BĐQ, được yểm trợ bởi lữ đoàn 1 Thiết Giáp cố gắng đánh thông đường phía Nam . Đến chiều tối, những đơn vị còn lại của sư đoàn 3 về đến khu vực căn cứ Camp Evans, tướng Giai cũng đến đây để cố gắng củng cố đơn vị và tình hình

Ngày 2 tháng 5, lữ đoàn 1 Thiết Giáp tiến về phía Nam dọc theo Quốc Lộ 1 đang bị pháo kích dữ dội và cách Camp Evans khoảng 25km. Được sự yểm trợ của không quân, đến trưa, lữ đoàn này đã đến được vị trí của lữ đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến đang đóng trên Quốc Lộ 1 gần sông Mỹ Chánh

Đến lúc này, toàn bộ tỉnh Quảng Trị đều đã bị quân Giải Phóng chiếm đóng và sẵn sàng đánh lan sang tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế

CHƯƠNG III

CỦNG CỐ VÀ PHẢN CÔNG

Phòng thủ ở Huế

Trong suốt tháng 4, khi sư đoàn 3 Bộ Binh VNCH cùng các đơn vị tăng phái chiến đấu ác liệt với sư đoàn 304 và sư đoàn 308 Bắc Việt ở tỉnh Quảng Trị thì sư đoàn 1 bộ binh VNCH cũng đã đánh nhiều trận với sư đoàn 324B Bắc Việt khi họ mở nhiều cuộc tấn công vào phía Tây thành phố Huế. Nhiều cuộc giao tranh đã diễn ra nhưng chẳng có bên nào chiếm được thắng lợi do sư đoàn 324B chỉ muốn kềm chân không cho sư đoàn 1 Bộ Binh di chuyển lên tỉnh Quảng Trị để chi viện cho mặt trận nơi đó còn sư đoàn 1 Bộ Binh cũng không dám tiến đánh quá xa lên phía Tây do sẽ thiếu hụt đơn vị giữ Huế

Sư đoàn 1 Bộ Binh cùng lực lượng địa phương đã chứng tỏ được sự hiệu quả khi giữ gìn sườn phía tây của Huế luôn trong tầm kiểm soát mặc dù nhiều đơn vị khác được đưa đi chi viện cho tỉnh Quảng Trị khiến đơn vị này càng lúc càng ít nhận được sự yểm trợ cần thiết. Sư đoàn 1 Bộ Binh đã triển khai vành đai phòng thủ cho Huế bắt đầu từ Camp Evans ở phía Bắc nơi trung đoàn 1 đặt Tổng Hành Dinh kéo dài qua căn cứ FSB Rakkasan , tiếp tục hướng về phía Đông Nam qua các căn cứ FSB Bastogne , Checkmate và cuối cùng là căn cứ FSB Birmingham là nơi đặt bộ chỉ huy của trung đoàn 54. Trung đoàn 3 được giữ làm đơn vị trừ bị

Khu vực quanh căn cứ căn cứ FSB Bastogne và căn cứ FSB Checkmate luôn nằm dưới áp lực tấn công của quân Giải Phóng do nơi đây có con đường 547 dẫn về Huế ở phía Đông. Từ giữa tháng 4, 2 căn cứ này đã không thể được tiếp tế bằng đường bộ do đường 547 đã bị cắt đứt do áp lực của quân Giải Phóng quá lớn . Ngày 11 tháng 4, trung đoàn 1 đã cố đánh thông đường 547 nhưng tuyến đường này đã bị trung đoàn 24 Bắc Việt cắt đứt và mặc dù các máy bay B-52 liên tục oanh kích nhưng tuyến đường vẫn chưa được mở lại được . Hai căn cứ này chỉ có thể được tiếp tế bằng trực thăng và thả dù. Tuy nhiên, con số thương vong ngày càng nhiều và đặt ra vấn đề về việc cần hỗ trợ về y tế

Cuối tháng 4, quân Giải Phóng mở nhiều cuộc tấn công vào hai căn cứ FSB Bastogne và căn cứ FSB Checkmate , 5 tiểu đoàn trấn thủ nơi đây chỉ còn 50% sức chiến đấu. Tuy nhiên, thời tiết đã tốt hơn nên các cuộc oanh kích bằng không quân đã giữ cho 2 căn cứ này không bị quân Giải Phóng tràn ngập

Ngày 28 tháng 4, 2 trung đoàn 29 và 803 của sư đoàn 324B tấn công ác liệt và sau 3 giờ tấn công đã tràn ngập căn cứ FSB Bastogne khiến các đơn vị nơi đây phải di tản về phía Đông căn cứ FSB Birmingham . Việc mất căn cứ FSB Bastogne khiến căn cứ SB Checkmate bị cô lập và phải rút bỏ ngay trong đêm . Việc mất 2 căn cứ này khiến Huế bị trống trải ở phía Tây và bị đặt trong tình thế nguy hiểm. Các tin tức tình báo cho biết, sư đoàn 324B Bắc Việt đã nhận được nhiều binh sĩ tăng cường và chuẩn bị tiến đánh về phía Huế. Các tiếp liệu về người và vũ khí của quân Giải phóng đã tăng mạnh trong khu vực thung lũng A Sau

Với việc mất thành phố Quảng Trị và nhiều vùng khác của Quảng Trị trong ngày 1 tháng 5 , hướng tấn công mới đương nhiên sẽ chỉa vào Huế. Cũng trong ngày 1 tháng 5, quân Giải Phóng đã tung ra nhiều cuộc tấn công vào căn cứ FSB King và liên tục pháo kích và phóng rocket vào căn cứ Camp Eagle nơi đặt Tổng Hành Dinh của sư đoàn 1 Bộ Binh . Chiều ngày 2 tháng 5, căn cứ FSB Nancy phải bị di tản do áp lực tấn công quá nặng, các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến đã buộc phải rút lui và lập phòng tuyến mới phía Nam sông Mỹ Chánh và cũng là lần rút lui cuối cùng trong Chiến Dịch Xuân Hè 1972Chiến Dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972Easter Offensive 1972

Những ngày đầu tháng 5 đã chứng kiến thời kỳ u ám nhất của chính quyền VNCH trong suốt cuộc chiến. Ở Phía Bắc Sài Gòn, thị trấn An Lộc là thủ phủ của tỉnh Bình Long đang bị bao vây . Ở Vùng II Chiến Thuật, Kontum đang trong tình trạng nguy cấp. Ở vùng I Chiến Thuật, gần như toàn bộ tỉnh Quảng Trị đã bị chiếm đóng, căn cứ FSB Bastogne là căn cứ lớn nhất và quan trọng nhất để che chắn phía Tây của Huế đã bị sụp đổ

Từ khi Chiến Dịch Xuân Hè 1972 – Chiến Dịch Nguyễn Huệ hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Easter Offensive 1972 nổ ra, áp lực của quân Giải Phóng lên Huế là khá nhẹ. Tuy nhiên, những thất bại ở Quảng Trị khiến tinh thần dân chúng và binh sĩ phòng thủ ở Huế xuống rất thấp . Những ngày đầu của tháng 5 đã chứng kiến dân chúng không tin tưởng vào khả năng phòng thủ Huế nên xuất hiện ngày càng đông dòng người di tản về Đà Nẵng khiến tình hình dần trở nên hỗn loạn. Ở Huế, một số đơn vị bắt đầu mất tinh thần và nhiều tình trạng mất kiểm soát khiến binh sĩ bắt đầu cướp bóc, giành thức ăn, ..

Trong tình thế đó, ngày 3 tháng 5, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã cử trung tướng Ngô Quảng Trưởng đảm nhiệm chức chỉ huy Quân Đoàn I thay tướng Hoàng Xuân Lãm. Lúc này tướng Trưởng đang đang nắm chức tư lệnh Quân Đoàn IV thuộc Vùng IV Chiến Thuật. Trong hôm đó, tướng Trưởng đã cùng Ban Tham Mưu của ông bay ra Huế . Ông không lạ gì Vùng I Chiến Thuật do trước đây từng nắm chức tư lệnh sư đoàn 1 Bộ Binh. 

Xem lại từ đầu : Chiến dịch Xuân Hè 1972Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972Mùa hè đỏ lửa 1972Easter Offensive 1972 – P1

Xem lại : Chiến dịch Xuân Hè 1972Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972Mùa hè đỏ lửa 1972Easter Offensive 1972 – P10

Xem tiếp : Chiến dịch Xuân Hè 1972Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972Mùa hè đỏ lửa 1972Easter Offensive 1972 – P12

1 Comment
  1. Notification: Operation NoYW66. VERIFY >> https://telegra.ph/Go-to-your-personal-cabinet-08-26?hs=005bc497dbaaaf09dda0b9e12e2a7959& says

    zbii4g

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex