Luật 10/59 xử tử bằng máy chém của tổng thống Ngô Đình Diệm – 10/59 edict with guillotine
Luật 10/59 xử tử bằng máy chém của tổng thống Ngô Đình Diệm – Ngo Dinh Diem’s 10/59 edict with guillotine in Vietnam war thực chất là đạo luật ban hành ngày 6 tháng 5 năm 1959 để xử tội về “Trừng phạt sự phá hoại, Sự xúc phạm an ninh quốc gia , sự xúc phạm sanh mạng hay tài sản của nhân dân sự thiết lập tòa án quân sự đặc biệt”
Hoàn cảnh
Giai đoạn 1956-1960 được xem là giai đoạn cực thịnh của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa khi các thế lực chống đối trước đây như Bình Xuyên, Hòa Hảo, Cao Đài, .. đều quy thuận hoặc bị tiêu diệt. Quân đội VNCH cũng bắt đầu nhận được các viện trợ về vũ khí, huấn luyện, … từ Mỹ nên ngày càng vững mạnh. Quốc sách Ấp Chiến Lược của ông cố vấn Ngô Đình Nhu nhằm cô lập du kích của Bắc Việt cũng như Việt Cộng ở miền Nam với dân chúng đã cho thấy kết quả khi quân du kích không được bổ sung lương thực, tiếp tế, … cũng không được bổ sung quân số nên lần lượt tan rã. Tuy nhiên, các đơn vị tồn tại cũng bắt đầu nhận được chi viện từ miền Bắc đưa vào và bắt đầu hình thành các đơn vị lớn hơn, nhiều tiểu đội được tập hợp thành trung đội, rồi đại đội rồi thành tiểu đoàn. Các du kích thường xuyên tiến hành các hoạt động đặt bom, bắt cóc, ám sát, …. các viên chức của chính quyền miền Nam và bị chính quyền miền Nam đặt ngoài vòng pháp luật
Báo The Straits Times (Singapore) ngày 24 tháng 7 năm 1959 đăng tin, chính quyền Sài Gòn đã xử chém ông Nguyễn Trung Bình là du kích quân do đã ám sát ông Trần Trung Phú là viên chức của quận Long Phú tỉnh Ba Xuyên
Trước tình hình đó, Từ ngày 12 đến ngày 22 tháng 1 năm 1959, tại miền Bắc đã diễn ra hội nghị trung ương 15. Tại hội nghị này, nghị quyết 15 đã được thông qua trong đó có vấn đề thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất ở miền Nam . Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Miền Nam là giải phóng Miền Nam; nhiệm vụ trước mắt là đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Ðình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ; phương pháp cách mạng và phương thức đấu tranh là dùng bạo lực cách mạng, từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang; dự kiến xu hướng phát triển từ khởi nghĩa của nhân dân tiến lên cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ.
Ngày 5 tháng 5 năm 1959, phía Hà Nội đã cử cử thượng tá Võ Bẩm thành lập một binh đoàn gọi là binh đoàn 559 để tiến hành khảo sát và mở đường để tiếp tế cho miền Nam gọi là đường mòn Hồ Chí Minh.
Nhằm đối phó với nạn khủng bố, bắt cóc, phá hoại, … Ngô Đình Diệm đã ý sắc lệnh và ban hành luật 10/59 hay còn gọi là luật 10-59 vào ngày 6 tháng 5 năm 1959. Nội dung Luật 10/59 có tên : “Trừng phạt sự phá hoại, Sự xúc phạm an ninh quốc gia , sự xúc phạm sanh mạng hay tài sản của nhân dân sự thiết lập tòa án quân sự đặc biệt” .
Nội dung của luật 10/59
Tuy nội dung luật là chống phá hoại, an ninh quốc gia, tài sản của nhân dân, nhưng phía Bắc Việt cho rằng luật được ban hành nhằm chống những người theo Cộng Sản. Trong nội dung luật, bản án chỉ có hai mức: tử hình cho các tội cố sát, đầu độc hay bắt cóc; phá hoại cơ sở hạ tầng, nhà cửa, mùa màng, hầm mỏ, phương tiện vận chuyển hoặc khổ sai chung thân với các tội cướp có khí giới hoặc từ 2 người trở lên; cản trở giao thông bằng cách khủng bố, đe doạ; đe dọa giết người, ám sát; phá phiên chợ hay ngăn cản không cho họp chợ. Những người gia nhập một tổ chức hoặc giao kết với nhau, để giúp đỡ chuẩn bị hoặc thực hiện những hành vi vừa kể cũng sẽ chịu hình phạt như thủ phạm. Bộ trưởng Quốc phòng có thể ra lệnh có viện dẫn lý do để đưa bị can ra Toà án Quân sự Đặc biệt xét xử, không cần thẩm cứu; toà án Quân sự Đặc biệt sẽ nhóm họp để xét xử trong thời hạn là 3 ngày sau khi nhận được lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng, Toà án Quân sự Đặc biệt xử chung thẩm và án văn không được thượng tố lên Toà Phá án; trong trường hợp xử tử hình, án văn chỉ được thi hành sau khi đơn xin ân xá bị bác bỏ. Hình thức xử tử sẽ là bằng máy chém
Bao nhiêu người đã bị xử chém ?
Hiện thông tin rất mơ hồ. Theo wiki ghi thì ông William Duiker đã viết trong quyển sách “Ho Chi Minh : A Life ” thì trong giai đoạn 1957-1959 đã có khoảng 2.000 người bị chém
Nguyên văn :
“Between 1957 and 1959, more than two thousand suspected Communists were executed, often by guillotine after being convicted by roving tribunals that circulated throughout the rural regions of the RVN”
Tuy nhiên, nguồn tin của ông William Duiker được cho là lấy từ ông Trần Bạch Đằng và tài liệu ghi là từ 1957 đến năm 1959 trong khi luật 10/59 là được Ngô Đình Diệm ký từ ngày 6 tháng 5 năm 1959 cho nên con số là 2.000 người như trên là chưa chính xác. Ngoài ra nếu trong 2 năm mà xử chém 2.000 người nghĩa là 1 ngày phải xử chém đến 3 người trong khi cả miền Nam chỉ có 3 máy chém
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, thực chất là sau khi luật 10/59 của Ngô Đình Diệm – Ngo Dinh Diem’s 10/59 edict ra đời, chỉ có ông Hoàng Lê Kha – tỉnh ủy Tây Ninh là bị chém còn câu “lê máy chém đi khắp miền Nam” cũng là cũng từ ông Trần Bạch Đằng vì nếu xử chém nhiều đến thế thì mỗi tỉnh sử dụng 1 máy chém sẽ tiện hơn là “lê máy chém đi khắp miền Nam”. Do đó, máy chém trong chiến tranh Việt Nam – guillotine in Vietnam war thực chất chỉ là hình thức răn đe mà thôi . Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng việc này là sự thật và đã có hàng nghìn chiến sĩ cách mạng bị xử chém đầu theo luật 10/59
Trong quyển Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960, Tác giả Lê Hồng Lĩnh, Nhà xuất bản Đà Nẵng đã ghi :
” Cho đến năm 1959, ở Củ Chi đã có 500 người bị moi gan mổ bụng, 600 người bị dồn vào bao bố cột đá dìm xuống sông, 150 người bị buộc vào sau xe ôtô kéo trên đường đá…. Toàn bộ số cán bộ ở Củ Chi bị bắt, bị giết lên đến 75%. “
Con số này theo nhiều người đánh giá là quá sự thật vì như thế từ lúc đạo luật 10/59 ra đời cho đến cuối năm 1959 nghĩa là chỉ 6 tháng cuối năm 1959 thì Củ Chi đã mất gần 1 trung đoàn chiến đấu ?.
Trước đó có đại tá Lê Quang Vinh – biệt danh Ba Cụt, vốn là chỉ huy của giáo phái Hòa Hảo. Các chỉ huy khác của Hòa Hảo như Lâm Thành Nguyên, Nguyễn Giác Ngộ, … hợp tác và quy thuận với chính quyền Ngô Đình Diệm thì Ba Cụt lại chống đối cuối cùng bị bắt và xử chém ở Cần Thơ vào 13 tháng 7 năm 1956.
Một trong các tài liệu khá chi tiết là vụ xử án ngày 24 tháng 5 năm 1962, Tòa án Sài Gòn tuyên án xử tử 4 người là 1 giáo sư, 1 học sinh, 1 cựu binh nhì, 1 người thất nghiệp là Lê Hồng Tư, Lê Quang Vinh, Lê Văn Thành và Huỳnh Văn Chính do âm mưu ném lựu đạn. Tuy nhiên, sau đó Lê Hồng Tư, Lê Quang Vinh chỉ bị giam cầm và đến năm 1975 thì được thả. Còn Lê Văn Thành và Huỳnh Văn Chính thì không biết có bị xử tử hay không
Sau đó, do cảm thấy bất nhân nên Ngô Đình Diệm đã ra lệnh dừng và không xử tử bằng máy chém nữa.
Ở miền Nam hiện có 3 nơi trưng bày máy chém của Ngô Đình Diệm : Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh ở TP.HCM, Bảo tàng Cần Thơ và Khám Chí Hòa. Máy chém ở khám Chí Hòa được chuyển về từ Khám Lớn Sài Gòn từ năm 1953. Dù máy chém đã xử tử bao nhiêu người thì ngày nay, những chiếc máy này cũng trở thành vật chứng lịch sử cho một thời gian khốc liệt trong lịch sử Việt Nam