Trận An Lộc trong Mùa Hè Đỏ Lửa – Battle of An Loc in Easter Offensive 1972 – P4
Sau sự sụp đổ của Lộc Ninh, mục tiêu tiếp theo rõ ràng là An Lộc, thiếu tướng Hollingsworth đã báo động toàn bộ các đơn vị ở vùng III Chiến Thuật chuẩn bị cho trận An Lộc trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Battle of An Loc in Easter Offensive
Ngày 7 tháng 4, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia đã họp tại Sài Gòn nhằm đánh giá tình hình nơi nào đang nguy cấp nhất để tăng viện. Trung Tướng Nguyễn Văn Minh – tư lệnh Quân Đoàn 3 cho biết vùng III đang phải đối mặt với 4 sư đoàn Bắc Việt bao gồm sư đoàn 5, 7, 9 và 3 trung đoàn độc lập cùng nhiều xe tăng T-54 và xe thiết giáp PT-76. Tướng Minh cho rằng cuộc tấn công ở Vùng I và vùng II chỉ là nghi binh và mặt trận An Lộc là mặt trận chính. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ủng hộ ý kiến này và tăng viện cho tướng Minh bằng sư đoàn 21 bộ binh lúc này đang là sư đoàn chủ lực ở vùng IV chiến thuật và lữ đoàn 1 Nhảy Dù tinh nhuệ
Các ngày tiếp theo cho thấy, sự đánh giá mức độ ác liệt của tướng Minh khi quân Giải Phóng liên tục phóng ra các cuộc tấn công dữ dội vào An Lộc . Ngày 8 tháng 4 , quân Bắc Việt tấn công núi Bà Đen ( Black Virgin Mountain ) ở tỉnh Tây Ninh nơi có trạm thu phát sóng và được dùng để phục vụ cho sự liên lạc, truyền tin của các máy bay FAC trong khu vực. Sau một ngày chiến đấu ác liệt, trạm thu phát sóng bị quân Bắc Việt chiếm vào ngày 9 tháng 4. Lữ đoàn 1 Nhảy Dù tiến quân theo Quốc Lộ 13 nhưng liên tục bị quân Bắc Việt ngăn đánh cho thấy phía Nam của Quốc Lộ đang gần như bị cắt đứt. Thêm vào đó, các pháo đội phòng không và pháo kéo của quân Bắc Việt đã được phát hiện đang di chuyển từ Lộc Ninh về phía An Lộc. Một lượng lớn xe tăng T-54 của quân Bắc Việt cũng lần đầu tiên được phát hiện trong vùng III Chiến Thuật
Quân đội Sài Gòn cũng phát hiện lượng lớn các sự di chuyển của các đơn vị binh sĩ, tiếp liệu về vũ khí, lương thực, …Bắc Việt. Nhằm kịp thời điều động không kích, tỉnh trưởng tỉnh Bình Long đã nhượng quyền chấp thuận oanh kích cho tướng Hưng – tư lệnh sư đoàn 5 bộ binh mặc dù sự phối hợp quân đội và dân sự vẫn tiếp tục. Ngày 12 tháng 4, các cuộc oanh kích chiến thuật được tiến hành ở khu vực thị trấn Quản Lợi nơi được cho là nơi tập trung quân của sư đoàn 9 Bắc Việt. Tin tức kết quả cho biết, khoảng 200 binh sĩ Bắc Việt thiệt mạng
Đại tá William Miller là cố vấn cao cấp tại An Lộc đã viết bản báo cáo cho biết :
“Bản báo cáo tường thuật về tình hình dân sự và quân sự . Dân thường từ các nơi khác bị bao vây và tấn công liên tục đổ về. An Lộc trở thành một thị trấn chết chóc và hỗn loạn”
Dân thường tìm chổ ở trong các khu hầm tránh bom hoặc tìm đường cố gắng thoát về hướng Nam. Mọi người đều biết rằng trận An Lộc – Battle of An Loc đang đến gần. Một sĩ quan VNCH bị quân Bắc Việt bắt giữ trong trận Lộc Ninh sau đó trốn thoát được cho biết, các chỉ huy Bắc Việt đã nói với anh ta rằng họ sẽ tấn công An Lộc bằng mọi giá
Ngày 12 tháng 4, tổng thống Thiệu đến tỉnh Bình Long thị sát tình hình. Ông ta đã có lời phát biểu trước công chúng và nhấn mạnh rằng các trung tâm thị trấn chung quanh có thể bỏ nhưng phải giữ trung tâm tỉnh Bình Long bằng mọi giá. Đại tá William Miller cho biết, đối với tổng thống Thiệu : “trận đánh An Lộc là trận Bastoge, là nơi sống hoặc là chết và là nơi quyết định tính sống còn của cuộc chiến khi cuộc tấn công đã đến gần sát Thủ Đô”. Đại sứ Bunker đánh giá lời phát biểu của tổng thống Thiệu có tầm quan trọng như cuộc chiến tâm lý và các diễn biến của trận đánh An Lộc năm 1972 đã cho thấy lời đó không ngoa
Đêm 12 rạng ngày 13 tháng 4, An Lộc bị bao vây bởi nhiều trung đoàn của Bắc Việt được yểm trợ bởi rừng pháo cao xạ, thị trấn bị pháo kích dồn dập. Quân Bắc Việt đã hoàn toàn bao vây An Lộc và xem như An Lộc đã nằm trong tay họ. Pháo binh Bắc Việt bắn liên tục trong ngày 12 và đạt đỉnh điểm lúc khoảng 3h sáng ngày 13. Đến 5h30, pháo kích bắn trúng nơi chứa đạn ở An Lộc. Đến 7h30, quân Bắc Việt mở cuộc tấn công vào An Lộc từ hướng Đông Bắc với sự yểm trợ của 20 xe tăng T-54 và xe bọc thép PT-76. Đến 8h sáng thì xe tăng T-54 đã xuất hiện trên đường phố An Lộc với thái độ rất khinh xuất khi nắp pháo tháp mở tung và chỉ xe của xe ngồi ló diện. Họ cho rằng An Lộc đã bị chiếm giữ và họ sẽ hiên ngang tiến đến dinh tỉnh trưởng và kéo lá cờ Giải Phóng như là đánh dấu một sự kiện lịch sử. Quân Việt Nam Cộng Hòa mai phục trên đường và bắn hạ chiếc xe tăng đi đầu bằng súng chống tăng M-72 LAW ( M-72 Light AntiTank Weapon ). Trực thăng Cobra cũng tấn công đoàn xe tăng và phá hủy nhiều chiếc bằng rocket FFAR 130mm . Rocket FFAR hay còn gọi là rocket Zuni là loại rocket có cánh xếp, sau khi phóng, cánh sẽ mở ra để ổn định đường bay. Loại rocket này được dùng rộng rãi để hỗ trợ tấn công các mục tiêu trên mặt đất. Cuộc tấn công đầu tiên đã bị chặn đứng
Lúc 10h15, quân Bắc Việt mở cuộc tấn công thứ 2 từ hướng Tây Bắc. Lúc này quân Nhảy Dù VNCH cố gắng tiến đến An Lộc từ hướng Nam nhưng bị chận đánh dữ dội và bị chôn chân tại chổ. Lúc 13h30, quân Giải Phóng với sự yểm trợ của xe tăng đã chiếm giữ phi trường hướng Đông Bắc và phân nửa phía Bắc của thị trấn An Lộc. Lúc này, tướng Hollingsworth nhận được chỉ thị từ Ban Cố Vấn Mỹ gửi đến sư đoàn 5 Bộ Binh của tướng Hưng để xem xét việc di tản các cố vấn Mỹ đang ở đây. Tuy nhiên, tướng Hollingsworth vẫn giữ các cố vấn Mỹ ở lại sư đoàn 5 và điều này được xem là một quyết định sáng suốt
Các cuộc không yểm chiến thuật liên tục được tung ra nhằm chặn đứng các cuộc tấn công của quân Bắc Việt và yểm trợ lực lượng phòng thủ. Quân Bắc Việt giăng lưới phòng không đủ loại với súng máy 12,7mm và đủ loại pháo cao xạ 23mm, 37mm và cả 57mm nòng đôi vô cùng lợi hại và đã gây nhiều thiệt hại cho không quân đặc biệt là các trực thăng tiếp tế cho thị trấn An Lộc bị vây khốn. Tuy lưới phòng không dày đặc, nhưng các trực thăng Cobra đã tỏ ra cực kỳ hiệu quả trong việc yểm trợ mặt đất và đặc biệt là chống các xe tăng T-54 và PT-76 của quân Bắc Việt. Các báo cáo cho biết, trong ngày 13 tháng 12, trong thị trấn An Lộc, quân Bắc Việt bị tổn thất 369 người trong đó có 200 người do các phi vụ không kích chiến thuật và các máy bay yểm trợ mặt đất. Các phi vụ máy bay B-52 cũng chứng tỏ sự lợi hại của mình trong chiến dịch ném bom bằng B-52 mang mật danh chiến dịch Ánh Hồ Quang – Operation Arc Light, cuộc oanh kích vào khu vực phía Đông Bắc thị trấn đã phá hủy 3 trong số 4 xe tăng T-54 và khiến trên 100 quân Giải Phóng thiệt mạng
Xem lại : Trận An Lộc trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Battle of An Loc in Easter Offensive 1972 – P3