Số phận viên trung tá Phạm Văn Đính đã đầu hàng quân Giải Phóng
Trong chiến dịch Xuân Hè 1972 hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, trung tá Phạm Văn Đính cùng trung đoàn 56 bộ binh đã nhanh chóng đầu hàng quân Giải Phóng tại căn cư Tân Lâm (Camp Caroll)
Từ năm 1968, Phạm Văn Đính nổi lên như một vị chỉ huy trẻ , được mệnh danh là “sư tử nhỏ” khi chỉ huy đội Thám Báo tấn công ở Huế và là người treo cờ VNCH lên cổ thành Huế. Tuy nhiên, các danh tiếng đã đến quá nhanh và từ năm 1972, Đính nghiêng về chính trị nhiều hơn là binh nghiệp. Các việc điều hình ở trung đoàn 56 đều giao lại cho phụ tá là trung đoàn Phó – trung tá Vĩnh Phong còn Đính dành nhiều thời gian cho các hoạt động chính trị ở Vùng I Chiến Thuật. Trung tá Vình Phong là người thường xung đột với cố vấn Mỹ là trung tá William Camper. Camper là cố vấn Mỹ dày dạn kinh nghiệm, đã từng làm cố vấn cho sư đoàn 2 bộ binh từ năm 1964-1965 và đến năm 1972 lại tiếp tục làm cố vấn cho sư đoàn 2.
Khi trung đoàn 56 đầu hàng, hầu như chẳng ai tin vì khi đó, căn cứ Tân Lâm từng là căn cứ của các đơn vị thuộc lữ đoàn 101 Nhảy Dù Mỹ trước khi lính Mỹ rút đi và giao lại cho quân đội VNCH. Căn cứ khống chế khu vực có đường kính gần 25km với các hầm ngầm, công sự chiến đấu được che chắn bằng gỗ dày và các bao cát, bên ngoài là nhiều hàng dây thép gai, hệ thống hào chiến đấu và công sự được nối với nhau và được hỗ trợ bởi 22 khẩu pháo trong đó có các khẩu pháo 155mm và pháo 175mm Vua Chiến Trường. Tất cả biến căn cứ Tân Lâm thành căn cứ vững chắc nhất ở Vùng I Chiến Thuật
Giải thích về sự tan rã của Trung Đoàn 56 tại căn cứ Tân Lâm, nhiều sĩ quan cao cấp Việt Mỹ cho rằng:
Trung đoàn 56 là trung đoàn mới thành lập với hơn 70 phần trăm binh sĩ của trung đoàn là tân binh hoặc thành phần quân nhân đảo ngũ bị bắt trở lại. Căn cứ khi đó lại bị 4 bề bao vây là quân địch. Lữ đoàn thiết giáp lên giải vây đã bị đánh tan nát, Trung tá đính 3 lần gọi điện yêu cầu giải vây hoặc triệt thoái nhưng đều bị từ chối.
Theo tài liệu của cựu Đại tá Turkley (Cố vấn Sư đoàn TQLC) có mặt tại Quảng Trị khi trận chiến xảy ra, trước giờ căn cứ thất thủ, Trung tá Phạm Văn Đính đã họp với các sĩ quan thuộc quyền, sau đó đã mời cố vấn trưởng vào thông báo nội dung buổi họp và yêu cầu cố vấn trưởng cùng tự sát với mình để khỏi nhục nhưng vị cố vấn này không đồng ý và được di tản.
Nhận định về trường hợp của Trung tá Phạm Văn Đính đầu hàng quân Giải Phóng, cựu Trung tướng Ngô Quang Trưởng đã viết trong hồi ký như sau:
“Sư đoàn đã không yểm trợ cho Trung tá Đính đầy đủ và Quân Đoàn đã quên ông. Trung tá Đính muốn được triệt thoái khỏi căn cứ bao vây nhưng tướng Giai không chấp thuận. Nhận thấy không còn hy vọng và muốn bảo vệ tính mạng của binh sĩ của mình càng nhiều càng tốt, Trung tá Đính họp tất cả sĩ quan bộ chỉ huy, các đơn vị trưởng trực thuộc và tuyên bố ý định ngưng chiến đấu. Ông ra lệnh sĩ quân Ban 2 đem một miếng vải trắng đến cổng trại và treo ở đó.”
Tiếp đó, việc liên lạc vô tuyến với quân Bắc Việt đã được thực hiện và các thỏa thuận về buông súng tiến hành: 1,800 binh sĩ VNCH bị bắt giữ, cùng với 22 khẩu đại bác
Việc quyết định đầu hàng của Trung tá Đính theo trung tá Đính giải thích sau này là nhằm cứu mạng cho 1.800 binh sĩ dưới quyền và đỡ tốn xương máu của cả 2 bên.
Với việc mất căn cứ Camp Caroll, vành đai thép che chắn dọc vĩ tuyến 17 bị xuyên thủng. Với các khẩu pháo 175mm chiếm được, quân Giải Phóng có thể bắn yểm trợ cho tuyến đường mòn Hồ Chí Minh đến tận biên giới Việt Nam – Lào. Lúc này, căn cứ Mai Lộc phía Nam trở thành tiền đồn và đến 16h, pháo 130mm bắn vào ác liệt cùng những cuộc tấn công trên bộ. Căn cứ Mai Lộc với Thủy Quân Lục Chiến cũng chỉ chịu trận nổi 1h và sau đó cũng phải di tản.
Trung tá Đính và trung tá Vĩnh Phong sau đó được giữ lại làm giảng viên trường Pháo binh ở Bắc Việt Nam và sau năm 1975 về Ban Chỉ Huy Quân Sự Huế và nghỉ hưu với quân hàm Đại tá.