Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Xe tăng M41 trong chiến tranh Việt Nam – Us M41 Walker Bulldog tank in Vietnam war

0 2,861

Xe tăng M41 Walker Bulldog là loại xe tăng hạng nhẹ được quân đội Mỹ cũng như quân đội Việt Nam Cộng Hòa sử dụng rộng rãi trong chiến tranh Việt Nam – Us M41 Walker Bulldog tank in Vietnam war

Đầu những năm 1946, quân đội Mỹ muốn phát triển loại xe tăng mới để thay thế loại xe tăng hạng nhẹ M24 Chaffee. Cuối những năm 1949, việc sản xuất xe tăng M41 Walker Bulldog được bắt đầu nhưng với tốc độ khá chậm và được đặt tên là M41 Little Bulldog. Đến giữa năm 1951, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ và việc sản xuất M41 được đẩy mạnh. 8 chiếc xe tăng M41 đầu tiên được bàn giao cho quân đội Mỹ vào tháng 6 năm 1951 và được đặt tên lại là M41 Walker Bulldog tank để tưởng niệm vị tướng Walton Walker đã tử trận trong chiến tranh Triều Tiên

Đến năm 1952, phiên bản M41A1 được sản xuất để khắc phục những lỗi trước do quá trình sản xuất vội vã. Các phiên bản nâng cấp sau dần xuất hiện như M41A2, M41A3. Đến những năm 1960, xe tăng M41 không còn thích hợp với quân đội Mỹ khi các xe tăng của Liên Xô đã ngày càng đông đảo và mạnh mẽ hơn rất nhiều. Xe tăng M41 dần được thay thế bằng xe tăng M47 Patton, M48 Patton. Tuy nhiên, các xe tăng M41 vẫn được quân đội Việt Nam Cộng Hòa sử dụng cho đến năm 1973 mới được thay thế bằng xe tăng M48

Xe Tang M41 Walker Bulldog Tank đang phòng ngự ở Tây Ninh trong chiến tranh Việt Nam - Viet Nam war
Xe Tang M41 Walker Bulldog Tank đang phòng ngự ở Tây Ninh trong chiến tranh Việt Nam – Viet Nam war

Lực lượng xe tăng thiết giáp trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa có nguồn gốc từ lực lượng xe tăng của Pháp trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương và trong gia đoạn này chủ yếu sử dụng xe tăng M24 Chaffee và M5 Stuart. Đến những năm 1960, lực lượng xe tăng vẫn không được mạnh mẽ do vấn đề bảo trì, bảo dưỡng và thiếu phụ tùng thay thế. Đến năm 1962, ảnh hưởng về học thuyết chiến tranh của Mỹ đã ảnh hưởng rõ nét khi các đơn vị xe tăng được biên chế thành các trung đoàn thiết giáp. Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 1965, toàn bộ xe tăng M24 được thay thế bằng xe tăng M41A3

Trong chiến dịch Lam Sơn 719, 17 chiếc xe tăng M41 Walker Bulldog đã tham gia trận đánh, Năm 1973. Trong cuộc đụng trận xe tăng lớn nhất trong chiến tranh Việt Nam kể từ trận xe tăng ở trận Ben Het, bãi đáp bị tấn công bởi tiểu đoàn xe tăng của quân Giải Phóng Việt Nam được trang bị xe tăng T-54 và PT-76. Các chiến xe tăng M41 Bulldog đã bắn cháy 7 chiếc T-54 và 16 chiếc PT-76 và bị tiêu diệt 4 chiếc M41. Quân giải phóng tiếp tục tấn công và dồn ép quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa phải bỏ bãi đáp rút về phía Nam. Các đơn vị khác thiếu lực lượng thiết giáp hỗ trợ đã bị bao vây tiêu diệt. Các báo cáo cho thấy, quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã thiếu lực lượng thiết giáp đủ mạnh cũng như vũ khí chống tăng để đối phó lực lượng xe tăng của quân Giải Phóng Việt Nam

Xe tăng M41 Walker Bulldog ở Phú Mỹ 1969 trong chiến tranh Việt Nam - Viet Nam warXe tăng M41 Walker Bulldog ở Phú Mỹ 1969 trong chiến tranh Việt Nam - Viet Nam war
Xe tăng M41 Walker Bulldog ở Phú Mỹ 1969 trong chiến tranh Việt Nam – Viet Nam war. Trên xe được đặt những bao cát, thùng gỗ, .. để chống lại tên lửa chống tăng của quân Giải Phóng Việt Nam

Trong năm 1972, để chống lại sự tấn công của quân giải phóng trong chiến dịch “Mùa Hè Đỏ Lửa”, xe tăng M41 Walker Bulldog được chôn dưới chiến hào để có tác dụng như ụ pháo nhằm chống lại xe tăng T-54 và PT-76 của đối phương, lúc đầu, chiến thuật này tỏ ra hữu hiệu nhưng sau đó quân giải phóng đã áp dụng bao vây, đánh xuyên hông trước khi xe tăng có thể xoay pháo lại. Giai đoạn này, một lượng lớn xe tăng M41 Walker Bulldog bị quân giải phóng Việt Nam dùng tên lửa chống tăng 9M14 Malyutka (AT-3 Sagger) phá hủy

Từ năm 1965-1972, quân đội Mỹ đã chuyển tổng cộng 350 xe tăng M41 Walker Bulldog cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa, đến năm 1973, xe tăng M41 dần bị thay thế bởi xe tăng M48 trong các trung đoàn xe tăng của quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong các vai trò chính trên chiến trường còn các xe tăng M41 Bulldog bị đẩy lùi về làm các đơn vị dự bị

Trong trận Tân Cảnh 1972, đã diễn ra trận đánh giữa M41 của quân đội VNCH và T-54 của quân Giải Phóng. Đại úy Charles Carden, cố vấn của trung đoàn 47 bộ binh đã thuật lại như sau: Khoảng 1 tiếng đồng hồ sau khi Tân Cảnh bị tấn công, 1 trực thăng UH1 đến Đắc Tô II đón 6 viên cố vấn Hoa Kỳ của sư 22 Bộ binh. Chiếc trực thăng này bị trúng đạn phòng không,cháy và rớt tại phía nam chu vi phòng thủ. Tại khu vực phòng thủ của trung đoàn, chính ông được mục kích 2 chiến xa T54 địch tiến vào phi trường rồi chia làm 2 ngả. Một chiếc tiến về hướng Tây của phi trường, án ngữ lộ trình chuyển quân từ Bến Hét về Đắc Tô II. Chiếc kia từ hướng Bắc chạy vào giữa phi trường, tấn công vị trí phòng thủ của trung đoàn 47 bộ binh.

Ngay lúc đó, 2 xe tăng M41 thuộc chi đoàn 1/14 liền điều động và tác xạ. Mỗi chiếc M41 bắn 3 phát đại bác 76 ly vào sườn tây của chiềc T54. Lúc ấy cố vấn Carden, chỉ cách chiến xa địch khoảng 100 thứoc, nhìn thấy chiếc T54 bị trúng đạn và bốc khói nhưng chưa bị hạ. Chiếc T54, vỏ thép dầy 105 ly, nặng 36 tấn, đã hồi phục mau lẹ rồi quay nòng súng lại bắn hạ 1 chiến xa M41 bằng 2 quả đạn 100 ly. Ngay sau đó chiếc T54 này cũng hạ chiếc M41 còn lại bằng trái thứ ba. Đây là trận xa chiến cuối cùng tại mặt trận Đắc Tô II.

Đúng 4 giờ sáng, 2 chiếc PT76 của Cộng quân ở phía bắc kho đạn bắt đầu tác xạ. Chi đội 1/1 khai hỏa bắn trúng cả hai chiếc PT76, nhưng xe không cháy mà chỉ nằm quay ngang trước cổng kho đạn. Để phản công, Cộng quân phóng hỏa tiễn AT3 vào chi đội 1/1 do thiếu úy Trần Nhuần chỉ huy. Chiến xa chỉ huy bị trúng đạn, Thiếu úy Nhuần chết ngay tại chỗ. Đại đội thám kích giữ kho đạn tự động rút lui lúc nào không rõ.

Trong khi ấy, 4 xe tăng M41 còn lại và hai thiết xa vận M113 của ban chỉ huy chi đoàn đã cố gắng chống trả. Trung sĩ Nguyễn Văn Khánh, hạ sĩ quan truyền tin trên chiếc M113 đã nhảy lên thay thế xạ thủ đại liên 30 bị tử thương. Trong khi Trung sĩ Khánh đang bắn vào các bộ đội Cộng Quân đang bảo vệ 2 chiềc PT-76 thì 1 trái hỏa tiễn B40 của đối phương phóng trúng vào xe M113 chỉ huy. Kết quả trung sĩ Khánh tử thương và Đại úy Giang bị thương nặng. Đại úy Giang được đồng đội cõng chạy vào rừng. nhưng bị bắt vào ngày 3-5-1972.

Sau năm 1975, quân đội Giải Phóng Việt Nam đã thu được lượng lớn xe tăng M41 Bulldog và sau đó đã sửa chữa và đến hiện nay vẫn còn biên chế trong các đơn vị tăng – thiết giáp của quân đội Nhân Dân Việt Nam

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex