Vì sao Mỹ rút bỏ căn cứ Khe Sanh – Why did Us Army abandon Khe Sanh base ? – P2
Nhiều người vẫn thắc mắc Vì sao Mỹ rút bỏ căn cứ Khe Sanh – Why did Us Army abandon Khe Sanh base ? . Căn cứ Khe Sanh được giải vây vào ngày 5 tháng 4 sau khi bị bao vây 76 ngày. Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng theo danh nghĩa hơn là thực tế khi vẫn còn hơn 7.000 quân Bắc Việt đang đóng chung quanh
Cuộc bao vây Khe Sanh được chấm dứt khi quân Mỹ sử dụng sư đoàn 1 Không Kỵ, mở cuộc hành quân Pegasus – Opeation Pegasus theo đường 9 và bắt tay được với Thủy Quân Lục Chiến ở căn cứ Khe Sanh vào ngày 5 tháng 4. Căn cứ Khe Sanh được giải vây sau khi bị bao vây 76 ngày. Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng theo danh nghĩa hơn là thực tế khi vẫn còn hơn 7.000 quân Bắc Việt đang đóng chung quanh. Trong 76 ngày qua, quân Bắc Việt đã pháo kích hơn 40.000 quả đạn pháo các loại vào căn cứ Khe Sanh
Vào tháng 4, tình thế ở Khe Sanh đã có nhiều thay đổi, quân Bắc Việt đã mở thêm 2 tuyến đường mới, một ở phía Bắc Khe Sanh và một ở phía Nam Khe Sanh để vận chuyển lương thực, vũ khí vào miền Nam. Các cuộc vận chuyển đã không còn phụ thuộc nhiều vào sức người và bằng cách đi bộ nữa. Họ đã được trang bị nhiều xe vận tải để có thể nhanh chóng vận chuyển người và cả vũ khí hạng nặng vào trận địa
Khả năng tiếp tế gia tăng của quân Bắc Việt đã khiến tướng Westmoreland tăng viện quân số ở Khe Sanh lên con số 6.000 người. Đây là con số được cân nhắc kỹ lưỡng giữa khả năng tiếp tế và số quân cần thiết để phòng thủ. Lúc này, quân Thủy Quân Lục Chiến ở Khe Sanh chỉ có thể được tiếp tế bằng đường hàng không, bất kỳ sự gia tăng của quân Giải Phóng đều sẽ rất bất lợi cho TQLC
Ngày 24 tháng 5, tờ báo New York Times, tổng thống Lyndon B. Johnson và tướng Westmoreland đều cho rằng việc giữ căn cứ Khe Sanh là một quyết định đúng. Họ tin rằng việc phòng thủ Khe Sanh không chỉ ngăn chận quân Bắc Việt chi viện cho miền Nam mà còn thúc đẩy quá trình Hòa Bình ở Việt Nam
Mặc dù nhịp độ cuộc chiến đã giảm mạnh trong tháng 4, tuy nhiên vào đêm 30 tháng 3, quân Bắc Việt đã tấn công dữ dội vào căn cứ Khe Sanh làm TQLC tổn thất 13 và bị thương 44 người. Hai ngày sau đó, quân Bắc Việt lại mở cuộc tấn công khác cách căn cứ Khe Sanh khoảng 3.6km về hướng Đông Nam. Quân Giải Phóng tổn thất hơn 200 người chết
Vào tháng 6, phóng viên Douglas Robinson vẫn mô tả căn cứ Khe Sanh là một nơi đáng sợ và luôn đối diện với chết chóc. Quân Bắc Việt vẫn luôn pháo kích bằng các khẩu pháo 130mm được đặt ở dãy núi Cơ Rốc ở phía Lào. Các khẩu pháo này nằm ngoài tầm bắn của các khẩu pháo Mỹ và đã bắn liên tục vào căn cứ Khe Sanh trong suốt nhiều tháng vừa qua. Phía quân Mỹ rất muốn phá hủy các khẩu pháo này nhưng vô hiệu do pháo Mỹ bắn không tới còn không quân Mỹ không thể diệt được do các khẩu pháo 130mm này được đặt trong các hốc núi. Sau khi bắn xong, chúng được kéo vào để che giấu và mỗi ngày vẫn bắn khoảng 100 quả đạn pháo vào căn cứ Khe Sanh
Từ tháng 4, Thủy Quân Lục Chiến đã tiêu diệt khoảng 1.300 binh sĩ Bắc Việt chung quanh bán kính khoảng 2.5km từ Khe Sanh. Tuy nhiên, chuẩn tướng Carl W. Hoffman vẫn cho rằng, quân Bắc Việt vẫn có khả năng duy trì áp lực ở Khe Sanh như họ mong muốn
Lẽ ra, Thủy Quân Lục Chiến đã có thể đấu pháo với các khẩu 130mm của Bắc Việt ở núi Cô Rọc. Vào tháng 8 năm 1967, quân Mỹ đã cho 1 đoàn convoy chuyển vũ khí từ Đông Hà lên Khe Sanh, trong đó có vài khẩu pháo 175mm để chống các khẩu pháo của quân Bắc Việt đặt ở Lào. Tuy nhiên, trên đường đi, đoàn convoy gặp phục kích và tướng Westmoreland đã buộc lòng cho đặt các khẩu pháo 175mm này ở căn cứ Camp Carroll . Cuộc phục kích cho thấy đường 9 luôn gặp nguy hiểm và từ cuộc phục kích vào tháng 8 năm 1967 cho đến khi đường 9 được mở lại vào tháng 4 năm 1968, căn cứ Khe Sanh chỉ được tiếp tế bằng đường hàng không
Sau cuộc hành quân Pegasus – Opeation Pegasus giải vây cho Khe Sanh, căn cứ Khe Sanh được đặt dưới quyền của một chỉ huy bộ binh thay cho đại tá Lownds . Dù đường 9 được mở lại, tuy nhiên, nguy cơ bị phục kích vẫn rất cao, quân Mỹ vẫn phải giữ các cây cầu, các góc cua, … để để phòng các cuộc phục kích. Các đoàn xe vận tải vẫn rất nguy hiểm nếu đi vào ban đêm
Ngày 16 tháng 6, Thủy Quân Lục Chiến báo cáo, quân Bắc Việt mở cuộc tấn công vào phía Nam Khe Sanh và cuộc tấn công bị đẩy lùi. Quân Giải Phóng tổn thất 168 người. Các tướng Mỹ bắt đầu cảm thấy cần sự thay đổi. Mặc dù đường 9 được mở, nguy cơ bị cắt vẫn rất cao. Quân Giải Phóng vẫn còn gây áp lực mạnh do họ được bổ sung quân số và trang bị. Căn cứ Khe Sanh cần được rút bỏ
Các chỉ huy Thủy Quân Lục Chiến từ lâu đã chống lại chiến lược giữ đất. Họ cho rằng duy trì lượng lớn binh sĩ và vũ khí ở căn cứ Khe Sanh và dọc hàng rào điện tử McNamara là một gánh nặng hơn là một tài sản có giá trị. Họ đóng giữ Khe Sanh chỉ là do áp lực từ tướng Westmoreland. Vào cuối năm 1967, quân Mỹ đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm nhằm giải quyết các khu vực gặp nguy cơ bất ổn cao. Tuy nhiên, tướng Westmoreland lại cho rằng TQLC không đủ khả năng giải quyết như vậy. Vào tháng 3 năm 1968, trung tướng Bộ Binh William B. Rosson được giao nhiệm vụ chỉ huy lực lượng này và vào tháng 4, tướng William B. Rosson cùng chỉ huy lực lượng Thủy Quân Lục Chiến là trung tướng Robert E. Cushman đã cùng thống nhất ý kiến về việc Mỹ rút quân khỏi Khe Sanh
Các chuyên viên pháo binh, không quân, … được gửi đến căn cứ Khe Sanh để tháo bỏ các thiết bị vũ khí, binh sĩ cũng được lệnh san lấp các hố chiến đấu, chiến hào, .. để chuẩn bị rút bỏ khỏi Khe Sanh. Các binh sĩ ở Khe Sanh đều bày tỏ thái độ bất bình và khó hiểu vì sao Mỹ rút bỏ căn cứ Khe Sanh – Why did Us Army abandon Khe Sanh base ?. Tất cả đều cho rằng thật sai lầm khi rút bỏ khỏi nơi đây sau thời gian dài chiến đấu vì nó
Sau khi biết kế hoạch của Rosson và Cushman, một sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến trong bộ tham mưu của tướng Westmoreland tiết lộ rằng ông chưa bao giờ nhìn thấy tướng Westmoreland nổi giận đến thế. Các TQLC được thông báo rằng căn cứ sẽ không bị bỏ, sẽ không có việc Mỹ rút bỏ căn cứ Khe Sanh, các thiết bị vũ khí được lắp lại và các hố chiến đấu lại được đào lại. Căn cứ Khe Sanh cùng các ngọn đồi gần đó sẽ được tiếp tục phòng thủ và các cuộc lùng sục chung quanh vẫn tiếp diễn. Các đơn vị TQLC cùng bộ binh khác được gửi đến để thay thế những đơn vị đã chiến đầu dài ngày ở đây. Họ sẽ tổn thất thêm hơn 400 người và 2.300 người bị thương cho hơn 10 tuần chiến đấu sau đó. Số tổn thất này gần gấp đôi số tổn thất mà TQLC đã chịu trong thời gian bị bao vây từ tháng 1 đến tháng 3
Xem lại : Vì sao Mỹ rút bỏ căn cứ Khe Sanh – Why did Us Army abandon Khe Sanh base ? – P1
Xem lại : Vì sao Mỹ rút bỏ căn cứ Khe Sanh – Why did Us Army abandon Khe Sanh base ? – P3