Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Chiến dịch Campuchia – Cambodian Incursion Campaign 1970 – P8

0 791

Trong chiến dịch Campuchia – Cambodian Incursion – Cambodian Campaign, việc triển khai không quân VNCH để hoạt động trên lãnh thổ của Campuchia đã được sự đồng ý của chính phủ Campuchia cùng quân đội Campuchia FANK trong cuộc gặp mặt và thảo luận giữa Phó Tổng Thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ cùng chính quyền Campuchia tại Phnom Penh vào tháng 4 và đầu tháng 5 năm 1970

Khu vực triển khai các hoạt động quân sự của quân đội Mỹ không sâu hơn 30km vào lãnh thổ Campuchia. Điều này phản ánh quá trình đột kích của quân đội Mỹ vào Campuchia chỉ là hoạt động quân sự có giới hạn. Phần lớn các kho tàng của quân Bắc Việt đều tập trung dọc biên giới Campuchia trong phạm vi khoảng 30km từ biên giới. Sau khi phá hủy hết các kho tàng này, quân Mỹ sẽ rút lui . Thời điểm lúc 24h ngày 30 tháng 6 năm 1970 là thời điểm quân Mỹ sẽ rút khỏi Campuchia và từ ngày 1 tháng 7 năm 1970, các hoạt động quân sự trên lãnh thổ Campuchia sẽ chỉ là các phi vụ không quân nhằm ngăn chận sự vận chuyển quân sĩ và vũ khí của quân Bắc Việt để bảo vệ an ninh của quân đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam

Kế hoạch

Hai khu vực quan trọng nhất mà quân đội Mỹ và quân đội VNCH hết sức quan tâm đó là vùng Móc Câu – Fishing Hook và vùng Mỏ Vẹt – Parrot’s Beak hay còn gọi là vùng Cánh Thiên Thần – Angel’s Wing 

Vùng Móc Câu – Fishing Hook cách Sài Gòn khoảng 90km là khu vực kho tàng, nơi đặt Trung Ương Cục Miền Nam chỉ huy các hoạt động quân sự ở vùng phía Nam và Tây Sài Gòn. 

Vùng Mỏ Vẹt – Parrot’s Beak nằm ở phía Tây Sài Gòn thuộc tỉnh Long An và tỉnh Hậu Nghĩa không chỉ là nơi chứa kho tàng mà còn là nơi đóng quân, nghỉ dưỡng và là đường ngắn nhất để đưa quân từ Campuchia vào Sài Gòn . Các tin tình báo cho thấy, quân Bắc Việt đã thiết lập nhiều doanh trại, khu huấn luyện và cả trại tù binh chiến tranh ở đây

Theo đánh giá của Bộ Tổng Tham Mưu quân đội VNCH và Cơ Quan Bộ Chỉ Huy Quân Sự Mỹ – MACV cho thấy, để quét sạch 2 khu vực này cần thời gian từ 2-4 tuần tùy theo tình hình. Cả hai phía cùng đồng ý rằng cần triển khai các đơn vị giàu kinh nghiệm chiến đấu của quân Mỹ như sư đoàn 1 Không Vận, sư đoàn 25 Bộ Binh, trung đoàn 11 thiết kỵ cùng các đơn vị tinh nhuệ của VNCH như đơn vị nhảy dù, Biệt Động Quân và các đơn vị bộ binh thuộc Quân Đoàn 3

Tháng 5 và tháng 6 sẽ là thời điểm thích hợp do thời tiết tốt, hỗ trợ các hoạt động của không quân. Trung tướng Đỗ Cao Trí – tư lệnh quân đoàn 3 cùng trung tướng Michael S. Davison – tư lệnh lực lượng Dã Chiến Số 2 sau khi bàn bạc đã thống nhất sẽ tấn công khu vực từ Vùng 3/Vùng 4 kéo dài đến khu vực Vùng 3/Vùng 2 và có chiều sâu 30km vào lãnh thổ Campuchia. Khu vực này sẽ bao trùm vùng Móc Câu và vùng Mỏ Vẹt . Cả hai cũng thống nhất là không quân VNCH sẽ hoạt động ở khu vực này do địa hình tương đối bằng phẳng và khá quen thuộc với các phi công VNCH. Còn phía ngoài khu vực này sẽ do lực lượng Dã Chiến Số 2 của Mỹ đảm nhận

Khu vực trong cuộc hành quân Campuchia hay chiến dịch Campuchia năm 1970 trong chiến tranh Việt Nam - Zones of operation Cambodian Incursion - Cambodian Campaign in Vietnam war
Khu vực trong cuộc hành quân Campuchia hay chiến dịch Campuchia năm 1970 trong chiến tranh Việt Nam – Zones of operation Cambodian Incursion – Cambodian Campaign in Vietnam war

Sau khi phân chia khu vực hoạt động, bộ tham mưu của 2 phía cùng nghiên cứu và vạch kế hoạch cho phần của mình. Các chi tiết của kế hoạch được giữ kín và chỉ 1 số ít sĩ quan cấp cao được biết. 

Ngày 27 tháng 4, kế hoạch của Chiến dịch CampuchiaCambodian IncursionCambodian Campaign được hoàn tất. Một cuộc họp đặc biệt được tổ chức ở Biên Hòa để nghiên cứu việc phân bổ trách nhiệm. Mục tiêu chính của chiến dịch là khu vực Base Area 706 và khu vực Base Area 367 thuộc tỉnh Svay Rieng của Campuchia và phía Tây của tỉnh Hậu Nghĩa 

Lực lượng hiện hữu của quân đoàn 3 bao gồm 4 chi đoàn xe tăng M41 và xe bọc thép M113, 2 liên đoàn Biệt Động Quân và trung đoàn 46 thuộc sư đoàn 25 Bộ Binh. Lực lượng này được biên chế thành 3 lực lượng đặc nhiệm, đặt tên là lực lượng đặc nhiệm số 325, 318 và 333 . Chiến dịch có tên là chiến dịch Toàn Thắng 42. Chiến dịch này được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn I, lực lượng Quân Đoàn III sẽ tấn công khu vực Cánh Thiên Thần . Giai đoạn II sẽ tùy tình hình và sẽ có thêm lực lượng Quân Đoàn IV tiếp ứng

Trong khi Quân Đoàn III đã gần như chuẩn bị xong kế hoạch, ngày 24 thán 4, Bộ Chỉ Huy Quân Đội Mỹ – MACV đã chỉ thị Lực Lượng Dã Chiến Số 2 – II Field Force tiến hành tấn công vào vùng Móc Câu trong vòng 72h. Mục tiêu được xác định là khu vực Base Area 350 và 351 nằm ở phía Bắc Lộc Ninh và Bù Đốp, khu vực Base Area 352 và 353 trong vùng Móc Câu, khu vực Base Area 354 nằm ở phía Tây Trại Bí tỉnh Tây Ninh, khu vực Base Area 707 nằm ở phía Bắc Thiện Ngôn

Kế hoạch thoạt đầu chỉ là tấn công ở khu vực thuộc Vùng III Chiến Thuật. Tuy nhiên sau đó, do tình hình của chiến trường nên kế hoạch có thay đổi . Quân Đoàn và Lực Lượng Dã Chiến Số 1 của Mỹ – I Field Force đã nhận được lệnh từ cơ quan MACV vào ngày 2 tháng 5 năm 1970 để chuẩn bị kế hoạch tấn công vào các khu vực dọc biên giới phía Tây. Đây là khu vực của quân Giải Phóng với các khu vực Base Area 609, 702, 710, 740. Đây là các khu vực quan trọng thuộc tỉnh Kratie và tỉnh Stung Streng thuộc Đông Bắc của Campuchia và nằm dọc biên giới Việt Nam. Các khu vực này hỗ trợ và tiếp tế cho các đơn vị thuộc Mặt Trận B-3 ( B-3 Front ) hay còn gọi là Mặt Trận Tây Nguyên. Kế hoạch chuẩn bị được hoàn tất vào ngày 5 tháng 5 năm 1970 và bắt đầu vào ngày 6 tháng 5

Quân Đoàn IV cũng nhận được lệnh từ tổng thống Thiệu để chuẩn bị kế hoạch hồi hương các đồng bào người Việt từ Campuchia và chuẩn bị kế hoạch tấn công vào vùng Mỏ Vẹt

Các chiến dịch biên giới trước ngày 30 tháng 4 năm 1970

Sau khi chính quyền ở Campuchia thay đổi vào ngày 18 tháng 3 và đến trước ngày 30 tháng 4, quân đội VNCH đã tổ chức vài đợt tấn công vào khu vực lãnh thổ Campuchia. Các đợt tấn công này có sự phối hợp của lực lượng Khmer của chính phủ Campuchia . Ngoài ra còn có vài đợt tấn công quân sự dưới sự chỉ huy của chính quyền địa phương. Có hai đợt tấn công lớn với sự chỉ đạo của tổng thống Thiệu, đó là chiến dịch Toàn Thắng 41 ở quân đoàn 3 và chiến dịch Cửu Long /SD9 / 06 của quân đoàn IV

Chiến dịch Toàn Thắng 41

Ngày 14 tháng 4, quân đoàn 3 đã tổ chức chiến dịch Toàn Thắng 41 đánh vào vùng Cánh Thiên Thần của tỉnh Svay Rieng . Đây là khu vực bằng phẳng, ít dân cân và ít đường giao thông . Theo tin tình báo, nơi đây là nơi đóng quân của tiểu đoàn 267 và tiểu đoàn 269 thuộc tiểu khu 2 và 6, tiểu đoàn N10, và đơn vị Hậu Cần số 100  của quân Giải Phóng. Phần lớn các cơ sở và nơi đóng quân của quân Giải Phóng tập trung ở khu vực Bo Ba Tay, Bo Hut và Dia Giai 

Sau khi chính quyền Khmer thay đổi và kết quả là sự ra đi của Sihanouk, lực lượng quân đội Bắc Việt trên lãnh thổ Campuchia được yêu cầu rời khỏi Campuchia. Từ đó, với sự hợp tác của chính phủ mới ở Campuchia và Sài Gòn, lực lượng Không Quân VNCH đã gia tăng thu thập các tin tức tình báo và từ đó tiến hành các đợt oanh kích vào các khu vực đóng quân và kho tàng của quân Giải Phóng

Xem lại từ đầu : Chiến dịch Campuchia 1970Cambodian Incursion 1970Cambodian Campaign 1970 – P1

Xem lại : Chiến dịch Campuchia 1970Cambodian Incursion 1970Cambodian Campaign 1970 – P7

Xem tiếp : Chiến dịch Campuchia 1970Cambodian Incursion 1970Cambodian Campaign 1970 – P9

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex