Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Chuyện về thiếu tá pháo binh dù Huỳnh Long Phi

0 1,865

Cha tôi là một đảng viên hoạt động bất hợp pháp do bị lộ nên có thời gian đã trốn và lánh nạn ở nhà cháu ruột là vợ của thiếu tá Huỳnh Long Phi, tiểu đoàn trưởng pháo binh sư đoàn nhảy dù Việt Nam Cộng Hòa

Sau năm Mậu Thân 1968, do có người về chiêu hồi khai báo, cha tôi là một đảng viên hoạt động bất hợp pháp tại địa phương bị lộ. Nửa đêm tên Lượm phụ trách an ninh xã cùng một số nghĩa quân đến bao vây bắt cha tôi, nhưng do chúng vào nhằm nhà, cha tôi nghe động nên chạy ra phía sau nhảy qua vườn của nhà kế bên trốn thoát, ông theo đường biển đi bộ gần 10 cây số, rẽ lên Quốc lộ 1 đón xe vào Sài Gòn.

Đến Sài Gòn, ông ở ngay nhà của thiếu tá Huỳnh Long Phi. Lúc này, gia đình thiếu tá Phi vừa mới chuyển chỗ ở về căn biệt thự gần ngã tư Bảy Hiền, tuy nhiên tại căn nhà 194 đường Lê Lai, Quận 1 – nơi cha tôi ở – thiếu tá Phi vẫn còn để lại dàn máy với cặp loa lớn và chiếc Akai nghe nhạc chưa kịp chuyển đi. Mỗi lần đi đâu xuống trung tâm Sài Gòn thiếu tá Phi thường ghé qua nhà cũ nằm trên bộ sa lông nghe nhạc khoảng 1 giờ rồi mới ra xe jeep đi tiếp. Mỗi lần “ chạm trán ” với thiếu tá Phi cha tôi thường chào hỏi xong rồi lên căn gác gỗ lầu 1 làm việc này nọ, rất ít hàn huyên, còn thiếu tá Huỳnh Long Phi thì chào hỏi cha tôi rất lễ phép rồi mở nhạc nằm nghe. Lúc cha tôi mới vào ở nơi đây thì thiếu tá Phi vừa mới đi tu nghiệp ở Mỹ mới về trước đó vài tháng.

Tôi muốn nói thêm về mối quan hệ giữa cha tôi và gia đình thiếu tá Huỳnh Long Phi: Trong kháng chiến chống Pháp 9 năm, Cô ruột thứ ba của tôi vào Sài Gòn đã gặp và yêu cha vợ của thiếu tá Huỳnh Long Phi, lúc này ông đã góa vợ và đang nuôi đàn con thơ dại, nheo nhóc 3 gái, 2 trai. Do yêu Cô tôi và có hoàn cảnh như vậy ông đã quyết định dẫn 5 đứa con theo Cô tôi về Miền Trung sinh sống và lưu trú ngay trong nhà thờ của tổ tiên do cha mẹ tôi làm chủ. Lúc ấy khí thế cuộc kháng chiên chống Pháp khắp đất nước dâng cao trong đó có cả quê hương tôi, Dượng tôi – cha vợ thiếu tá Huỳnh Long Phi – vì có trình độ nên đã nhanh chóng tham gia cách mạng và đã làm đến chức chủ tịch ủy ban hành chánh xã. Ông đã bị Pháp truy lùng và bắn chết tại một căn hầm bí mật khi vừa từ dưới hầm ngoi lên thoát thân cùng các đồng chí của mình.

Khi Dượng hy sinh, gánh nặng phải nuôi nấng thêm đàn con thơ dại bắt đầu đè nặng lên đôi vai cha và cô ruột tôi, tổng cộng các con riêng của Dượng từ Sài Gòn mang về, con riêng của cô tôi và tất cả chúng tôi có hơn 10 miệng ăn. Cha tôi hàng ngày với đôi quang gánh đi lượm vỏ sò dọc theo bãi biển dài hơn cả chục cây số về nấu thành vôi để bán, mẹ tôi thì bán trái cây đây đó gần thị trấn, cô tôi buôn bán đường dài giữa quê nhà và Sài Gòn, tất cả dồn sức để nuôi một tiểu đội miệng ăn trẻ thơ chúng tôi. Tất cả những nỗ lực đó của gia đình chúng tôi đã để lại những dấu ấn khó phai trong lòng 5 đứa trẻ từ Sài Gòn theo cha lưu lạc về Miền Trung mãi mãi về sau này.

Ân nghĩa đó đã được trả khi cha tôi lâm vào hoạn nạn chiến tranh như vừa kể trên. Vợ thiếu tá Huỳnh Long Phi tên là Nguyễn Nhi Đức, khi cha tôi vào Sài Gòn và đến ở nhờ nhà của chị tại đường Lê Lai, buổi tối hôm đầu tiên, chị kêu lính của chồng lái xe jeep chở xuống ngay, chị biết cha tôi đang hoạt động cách mạng nhưng không bao giờ hỏi hay thắc mắc mà còn động viên cha tôi : cậu cứ yên tâm ở đây với con; ở đây “ tụi nó ” biết chồng con làm gì; còn nếu cậu lo thì về Bảy Hiền ở với con…vv. Buổi trưa chiếc xe jeep chở các con chị đi học trường Nguyễn Bá Tòng thì có kèm theo một ga-men cơm canh do chính tay chị nấu từ căn biệt thự mới ở Bảy Hiền đưa xuống để cha tôi chia ra ăn cả ngày.

Dưới con mắt của một sĩ quan được Mỹ đào tạo, có một lần thiếu tá Huỳnh Long Phi tra vấn chị về cha tôi :

– …Bà nói cho tôi nghe Cậu Hai là ai đây…

Chị cứng cỏi nói với chồng “

– …Ông mà đụng tới Cậu Hai (tức cha của tôi) thì ông biết tôi….

Sau ngày 30 tháng 4, chị có tâm sự chuyện gia đình với cha tôi : Lúc cậu ở đây với con thì ở Long Khánh , Việt Cộng treo giá cái đầu của chồng con 10 triệu đồng, nếu ai giết được ông Phi sẽ được nhận thưởng số tiền trên. Cha tôi hỏi vui :

– Sao lúc đó cậu thấy con “gân cổ” cãi lại với thằng Phi về chuyện ăn ở của cậu ở Sài Gòn, con không sợ sao ?

Chị trả lời:

-Lúc còn sống và có chức vụ cao, ổng cũng có nhiều lỗi với con lắm, chắc ổng biết và nhịn thôi.

Đầu năm 1970, tổ chức đã gửi thư vào Sài Gòn sắp xếp đưa cha tôi về lại Miền Trung và thoát ly ra chiến khu công tác cho đến ngày Miền Nam giải phóng. Năm 1972, trong cuộc chiến Mùa Hè Đỏ Lửa, trong lần đi thị sát tại mặt trận Hải Lăng tỉnh Quảng Trị với các tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa bằng trực thăng, thiếu tá Huỳnh Long Phi đã tử nạn do chiếc trực thăng bị rơi.

Những ngày đầu sau khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng, vợ thiếu tá Huỳnh Long Phi rất hoảng sợ trước các tin đồn và tuyên truyền xấu của chế độ Sài Gòn trong những giờ phút giao thời, chị nhắn tin và mời cha tôi vào, tôi nhớ lúc đó cha tôi đã xin phép tổ chức nghỉ làm việc 1 tháng để đi khám và chữa bệnh loét dạ dày tại Sài Gòn và trong thời gian này cha tôi đã thường xuyên ở bên cạnh chị. Có những lần về phép ghé thăm cha, tôi đã chứng kiến tay chị lúc nào cũng cầm, nắm tay cha tôi và luôn nói : “…con lo và sợ lắm cậu Hai ơi…”, cha tôi thì luôn nói và giải thích với chị về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước khi đất nước đã hòa bình và lúc nào cũng ngồi ngay đầu giường động viên chị, giải thích cho chị nghe nhiều điều vì lúc ấy chị bị bệnh do quá lo sợ. Hết phép, cha tôi phải quay trở lại quê hương tiếp tục công tác và ông đã cử người cô ruột của tôi vào ở bên cạnh chị 6 tháng cho đến lúc chị mất.

Cuối năm 1971, tiếp bước truyền thống cách mạng của gia đình, tôi thoát ly ra vùng giải phóng ở tỉnh Bến Tre và công tác, chiến đấu trong một đơn vị hoạt động nội thành của Bộ Tham Mưu B2 cho đến ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng. Do đặc điểm công tác của đơn vị, tôi thắm thía sự đan xen giữa “bên này – bên kia” trong cuộc chiến tranh giải phóng – bảo vệ tổ quốc.

Tại Sài Gòn, ngay sau ngày 30/4, nhiều đồng chí đảng viên trong đơn vị của tôi phải trốn đi ngủ xa nhà vì các anh là sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng Hòa do ta cài cắm vào hoạt động nội thành, hay trên bàn thờ hình ảnh thì mặc quân phục VNCH mà bên trên di ảnh lại treo bằng Tổ Quốc Ghi Công.

Thời gian thắm thoát mà đã 40 năm, và tôi vẫn còn nhớ câu nói của một vị tướng lãnh Quân Đội Nhân Dân Việt Nam những ngày đầu sau giải phóng : Việt nam chúng ta dù bên này hay bên kia không có kẻ thua người thắng mà cả dân tộc Việt Nam chiến thắng Đế Quốc Mỹ. Giờ đây tôi nghĩ điều tối thượng nhất của mỗi người dân Việt chúng ta chính là đoàn kết hòa hợp – dân tộc để thực hiện một số điều mong muốn về xây dựng, phát triển đất nước của Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn lại trong bản di chúc trước lúc Người đi xa. Đó cũng là mong muốn ngàn đời của biết bao thế hệ những người yêu nước thương nòi Việt Nam đã ngã xuống trên Tổ Quốc này.

TP.HCM, ngày 30 tháng 04 năm 2015
TRẦN  THUẬN  HẢI

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex