Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Dãy phố buồn thiu trong chiến tranh Việt Nam – Street without joy in Vietnam war – P2

0 1,716

Tác giả của ký sự chiến tranh “Street without joy ” in Vietnam war là Bernard Fall nói về Quốc Lộ 1 nơi có khu vực giao điểm của hai hương lộ 555 và 602, một địa danh đã đi vào chiến sử với cái tên gọi “Dãy phố buồn thiu” hay “Con đường buồn hiu” trong chiến tranh Việt Nam

B. Fall bị giết chết là một nơi nổi tiếng tàn ác trong chiến tranh, nơi có bài hát của Trịnh Công Sơn gọi là “Một chiếc xe tang, trái mìn nổ chậm, người chết hai lần, thịt da nát tan”. (Chiếc quan tài chở trên xe bị mìn bung nắp ra, lật nghiêng, hất thi hài người chết ra khỏi hòm). Đội du kích làng Phù Lễ đặt mìn bừa bãi ở đây để phá hoại bất cứ loại xe nào, dân sự hay quân sự, làm dân thường chết oan không ít. Khi Quân Đội Việt Nam Cọng Hòa phục kích tiêu diệt được toán du kích nầy, tình hình an ninh khá hơn nhiều.

B. Fall là một người cầm bút giàu lòng nhân đạo, mô tả sự tàn ác của chiến tranh Đông Dương, bị coi là thành phần phản chiến, thiên tả. Nhà Xuất bản giới thiệu về ông như sau:

“Những gì Pháp đã từng đối đầu ở Đông Dương là dạng thức của một cuộc xung đột mới, một cuộc chiến tranh cách mạng không có trận tuyến, trong rừng rậm chống lại một kẻ thù năng động có mật khu an toàn, được hỗ trợ và viện trợ từ một lân bang. Quân lực Pháp cũng phải đối đầu với những chiến dịch tâm lý kinh hãi được tổ chức một cách khéo léo và có hiệu quả cao.

“Năm 1961, những gì B. Fall nhận thức về chiến thuật do Việt Minh xử dụng để chống Pháp, đã tạo được tiếng vang sâu sắc trong quân đội Mỹ lúc đó đang chuẩn bị để chống lại cùng một kẻ thù trên cùng một vùng đất cũ.

“Đối với những gì quan trọng và thấy trước được, B. Fall thuật lại một cách sống động và phân tích một cách cẩn thận; tác phẩm nầy là một cuốn sách mà các nhà thiết lập chính sách ở Hoa Thạnh Đốn và các binh lính Mỹ trên chiến trường cần phải đọc. Rủi thay, phần đông chẳng ai học bài học đó.

“Năm 1959, ông nhận giải thưởng của Tổ chức Liên phòng Đông Nam Á (SEATO) với công trình nghiên cứu về sự lật đổ của Cọng Sản. Là tác giả của nhiều sách và nhiều bài viết về chiến tranh Đông Dương, ông trở thành nhà phân tích có ảnh hưởng nhứt về chính sách của Mỹ ở Việt Nam.”

Bài dịch sau đây trích ở chương 7, (Street Without Joy) của cuốn sách cùng tên, nói về cuộc hành quân Camargue. Người dân Huế và Quảng Trị, hồi đó gọi là “Trận Thanh Hương.”

Dịch giả cẩn báo.

“Đã nhiều năm, việc liên lạc giữa các tỉnh dọc theo bờ biển miền Trung Việt Nam rất khó khăn vì các cuộc tấn công của quân Cọng Sản dọc theo Quốc lộ 1. Những khó khăn đó chính yếu là do một loạt các làng mạc được tổ chức phòng vệ kỷ lưỡng dọc theo dãy đồi cát và các đầm nước mặn chạy dài từ Huế đến Quảng Trị. Năm 1953, Bộ Tư Lệnh Cao Cấp Pháp tập trung các lực lượng trừ bị trong khu vưc với cố gắng quét sạch một lần cho xong những đe dọa nầy. Đồng thời, các đoàn xe “công voa” của quân Pháp bị thiệt hại nặng nề vì các cuộc phục kích và pháo kích của các đơn vị của Trung Đoàn 95. Đây là đơn vị quân Cộng Sản thiện chiến thâm nhập vào phía sau phòng tuyến Pháp. Điều nầy gợi cho binh lính Pháp một ấn tượng u ám rằng con đường số 1 là “Con Đường Buồn Thiu”, (2)

Hồi tháng 7 năm 1953, Bộ Tư Lệnh Cao Cấp Pháp quyết định tổ chức cuộc hành quân tên là “Camargue” tại “Con Đường Buồn Thiu” nầy để càn quét quân Việt Minh, thực hiện những cuộc đổ bộ dọc theo bờ biển cát tại vùng Trung Việt, đồng thời có thêm hai đơn vị thiết giáp phối hợp hoạt động cũng như lực lượng nhảy dù làm hậu bị để khóa những con đường trốn chạy của Cộng Sản sau khi vòng vây đã xiết chặt. Với một số trung đoàn bộ binh và hai tiểu đoàn nhảy dù, một trung đoàn thiết giáp, một đơn vị hỏa xa bọc thép, bốn tiểu đoàn pháo binh, ba mươi tư máy bay chuyển vận, sáu máy bay trinh sát, hai mươi bốn oanh tạc cơ và khoảng mười hai tàu hải quân, bao gồm ba tàu LST’s, – lực lượng nầy chẳng kém gì lắm nếu so với tầm cở của những cuộc đổ bộ hồi Thế Giới Chiến Tranh Thứ Hai ở Thái Bình Dương. Lực lượng Cộng Sản rõ ràng chỉ có Trung Đoàn 95 và một ít đơn vị du kích địa phương, ít có cơ may thoát khỏi cuộc bao vây nầy.

Cuộc tấn công thực hiện bằng hai lực lượng đổ bộ, ba chiến đoàn bộ binh và một lực lượng nhảy dù, do tướng Leblanc chỉ huy tổng quát, mỗi cánh quân có một bộ chỉ huy đặc nhiệm do một đại tá cầm đầu.

Rạng đông ngày 28 tháng 7, Chiến Đoàn A đổ bộ vào bờ biển. Hai giờ sau, Chiến Đoàn B từ phía bắc tiến xuống phía nam đằng trước tuyến đổ bộ của Chiến Đoàn A. Vào lúc 7giờ 15, Chiến Đoàn C tiến dọc theo kinh Vân Trình để đẩy các đơn vị địch ở phía tây sông nầy phải ra sát bờ sông hoặc phải vượt qua sông. Chiến Đoàn B lưu ý phối hợp hoạt động với Chiến Đoàn D đổ bộ vào khu phía nam của Chiến Đoàn A, ở phía bắc bán đảo trên phá (Tam Giang).

Nếu được, Chiến Đoàn B sẽ đổ bộ sớm hơn, vào lúc 3 giờ sáng cho lực lượng thủy binh và 5 giờ cho lực lượng bộ binh, tiến lên phía bắc, xuyên qua bán đảo phía ngoài phá Tam Giang để tạo một trận tuyến chung với Chiến Đoàn C càng sớm càng tốt. Hai tiểu đoàn nhảy dù làm lực lượng hậu bị chờ lệnh triển khai của bộ Tư lệnh được đặt trong tình trạng ứng chiến. Đây là lực lượng quan trọng sẽ được đưa vào chiến trường để kết thúc trận đánh.

Thoạt nhìn, trận chiến có vẽ thành công. Xử dụng một lực lượng tổng cọng tới hơn ba mươi tiểu đoàn, gồm cả một lực lượng tương đương hai trung đoàn thiết giáp và hai trung đoàn pháo binh, cuộc hành quân dọc theo “Con Đường Buồn Thiu” chắc chắn là một trong những cuộc hành quân kinh khủng nhứt từng xẩy ra trên chiến trường Đông Dương. Tuy nhiên, về mặt khác, quân số kẻ thù cao lắm cũng chỉ có một trung đoàn bộ binh yếu kém. Sự kiện làm cho cuộc hành quân của Pháp gặp nhiều khó khăn là địa hình.

Từ bờ biển nhìn vào đất liền, khu vực hành quân tự nó có 7 vùng đất khác biệt nhau. Thứ nhứt là bờ biển, dài và phẳng, có những đồi cát, không có gì khó khăn lắm. Tuy nhiên, ngoài 100 mét bằng phẳng đó, tại nơi những đụn cát bắt đầu, độ cao thay đổi từ 15 đến 60 bộ, khó trèo lên được và những đụn cát nầy chấm dứt bên phía đất liền bằng nhiều mương rạch hoặc bờ đất đứng. Vài làng đánh cá dựng tạm trên các đồi cát chạy sâu vào hơn hai cây số. Tiếp đó là một khu vào sâu khoảng 800 mét, gồm bãi tha ma, chùa miễu rất thuận lợi cho quân phòng ngự. Tiếp đó là “Con Đường Buồn Thiu” chạy dọc theo các ngôi làng nhỏ cách nhau khoảng bốn, năm chục mét. Mỗi làng là một khung cảnh phức tạp, mỗi bề khoảng vài trăm thước bao bọc bằng những lũy tre, bụi bờ hoặc các hàng rào nhỏ làm cho máy bay rất khó quan sát. Trung đoàn 95 đã bỏ ra hai năm để lập hệ thống phòng thủ cho các làng nầy và liên kết với nhau bằng một hệ thống địa đạo, các điểm chôn dấu vũ khí, trạm cứu thương. Không một cuộc tấn công đơn lẻ nào của các lực lượng lưu động lớn có thể khám phá hay tiêu diệt được. Khu vực nầy gồm hai chục cây số bề dài và ba trăm mét bề ngang, với những làng mạc như thế tạo thành trung tâm kháng chiến của quân Cọng Sản ở miền trung Việt Nam.

Xem lại : Dãy phố buồn thiu trong chiến tranh Việt NamStreet without joy in Vietnam war – P1

Xem tiếp : Dãy phố buồn thiu trong chiến tranh Việt NamStreet without joy in Vietnam war – P3

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex