Bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Mỹ đã diễn ra như thế nào – Vietnam US reconciliation after war – P2
Việt Nam yêu cầu Mỹ việc viện trợ tái thiết là điều kiện tiên quyết khiến quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Mỹ – Vietnam US reconciliation after war đã đi vào ngõ cụt khi chính quyền Jimmy Carter chuyển hướng tăng cường quan hệ với Trung Quốc
Trưởng đoàn đàm phán Mỹ lần này là ông Richard Holbrook, 36 tuổi, trợ lý Ngoại Giao khu vực Đông Á và Thái Bình Dương và từng làm việc tại miền Nam Việt Nam vào những năm 1963-66. Cấp cao của ông là Ngoại Trưởng Cyrus Vance cũng cho rằng đạt được thỏa thuận với Việt Nam sẽ tránh sự bất ổn ở khu vực Đông Nam Á. Do đó, Holbrooke tin rằng sẽ đạt được thỏa thuận với Việt Nam
Ngày 5 tháng 5 năm 1977, cả hai phía Mỹ và Việt Nam đã gặp nhau ở Paris. Đại diện cho Việt Nam là thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phan Hiền. Holbrook cho hay Tổng thống Carter sẵn sàng ủng hộ Việt Nam gia nhập LHQ, dỡ bỏ lệnh cấm vận và bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Tuy nhiền, thứ trưởng Ngoại Giao Phan Hiền nằng nặc đòi Mỹ phải trả $3 tỉ đô la trước. Khi hai bên đang thương thuyết thì ông Phan Hiền đột ngột chấm dứt buổi thương thuyết, bỏ ra ngoài và tổ chức họp báo và đọc lớn lá thư của tổng thống Nixon. Ông Phan Hiền tuyên bố mọi thương thuyết chỉ được nối lại sau khi Mỹ viện trợ số tiền trên.
Hành động này đã dẫn đến phản ứng của phía Mỹ rất quyết liệt. Dân chúng Mỹ luôn quan tâm đến những người Mỹ bị mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam nhưng họ không muốn chi hàng tỉ Usd để khởi động thương thảo. Ngay trong hôm đó, phía Quốc Hội đã nhóm họp khẩn cấp và với tỉ lệ thông qua là 266-131 đã nghiêm cấm chính phủ Mỹ tiến hành bất cứ khoản viện trợ nào cho Việt Nam. Đồng thời phía Quốc Hội Mỹ cũng phủ quyết các tuyên bố của tổng thống Nixon là vô hiệu lực do Hà Nội đã không tuân thủ Hiệp Định Paris và tấn công miền Nam Việt Nam
Lần này, phía Nam đối diện tương tự đạo luật Chase-Church – Chase-Church Amendment năm 1973 khi Quốc Hội đã nghiêm cấm bất cứ viện trợ quân sự nào kể cả bằng hỏa lực Không Quân nhằm giúp hỗ trợ quân đội VNCH
Đại diện Mỹ Holbrook đề nghị hai bên lập văn phòng liên lạc tại Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn để tiếp tục thương thuyết, song Việt Nam từ chối. Phan Hiền thì đề nghị ký kết một thoả thuận viện trợ ngầm mà giấu dếm không cho Quốc Hội biết. Holbrook ngay lập tức cự tuyệt và cho thứ trưởng Phan Hiền biết rằng điều đó là không thể. Cả hai phía chấm dứt thương thảo và quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Mỹ – Vietnam US reconciliation after war đã đi vào ngõ cụt
Hồi Hai
Các nỗ lực của chính phủ tổng thống Mỹ Jimmy Carter trong việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Mỹ – Vietnam US reconciliation trong năm 1977 đã gần như chấm dứt khi Mỹ gia tăng quan hệ với Trung Quốc lúc này đang ngày càng tốt đẹp. Trung Quốc lúc này cũng đã có nhiều bất đồng với Việt Nam liên quan đến vấn đề Campuchia và vấn đề Hoa Kiều ở Chợ Lớn ở Sài Gòn
Sang năm 1978 kinh tế Việt Nam ngày càng tuột dốc. Lúc này, Việt Nam lại đang trong cuộc chiến với Campuchia . Hình ảnh những người Việt Nam rời đất nước ra đi, hình ảnh các thuyền nhân chết đuối trong các chiếc thuyền đánh cá nhỏ bé, gặp nạn hải tặc, …, đã lan ra thế giới. Lúc này, chính quyền Hà Nội nhận thấy rằng việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ lúc này cần thiết hơn tất cả.
Tuy nhiên, lúc này thì Mỹ chỉ xem Việt Nam là vấn đề thứ yếu khi Mỹ đã chuyển hướng sang Trung Quốc. Đặc biệt là sau khi Zbigniew Brzezinski – cố vấn an ninh quốc gia đã thúc đẩy mối quan hệ Mỹ Trung Quốc tiến lên nhanh chóng.
Trong tình thế đầy khó khăn, tháng 7 năm 1978, Hà Nội bắn tiếng cho TT Jimmy Carter và nói họ sẵn sàng đối thoại phi điều kiện. Tuy nhiên, lần này thì Mỹ không có gì vội vã vì bất cứ thỏa thuận nào với Việt Nam cũng có thể ảnh hưởng mối quan hệ Mỹ – Trung Quốc đang hết sức tốt đẹp. Mặc dù vậy, Mỹ vẫn đồng và cho biết hay hai bên có thể gặp riêng vào tháng Chín, nhân dịp phái đoàn Việt Nam sang New York dự một buổi họp của Liên Hiệp Quốc.
Một lần nữa Holbrook được giao trọng trách thương thuyết. Đại diện cho phía Việt Nam là Nguyễn Cơ Thạch, một gương mặt trẻ sáng giá, ăn nói lưu loát, được giới ngoại giao nước ngoài rất mực khen ngợi. Song việc đầu tiên Thạch hỏi Holbrook là Hoa Kỳ chấp nhận bồi thường cho Việt Nam bao nhiêu tiền. Holbrook chưng hửng, đáp lại rằng lý do Mỹ đồng ý có cuộc gặp này vì tưởng chuyện tiền bạc đã dẹp qua một bên. Ngay sau đó, Holbrook quyết định định xách cặp ra về thì Thạch thay đổi thái độ và nói Việt Nam sẵn sàng ký một thoả thuận ngay lúc đó mà không nêu vấn đề tiền nong gì cả. Holbrook trả lời thẳng thắn ông ta không có thẩm quyền ký kết bất kỳ văn bản nào. Tuy nhiên, Holbrook cho biết sẽ thông báo điều này cho Bộ Ngoại Giao
Ngoại Trưởng Phạm Co Thạch đã ở lại New York để chờ câu trả lời từ Holbrook. Tuy nhiên, phía Bộ Ngoại Giao Mỹ không đưa ra bất cứ trả lời nào. Phía Mỹ biết rằng im lặng không phản hồi gì là chiến thuật ưa thích được Bắc Việt thường xuyên sử dụng trong suốt cuộc chiến Việt Nam và lần này được Mỹ áp dụng. Đợi cả tháng không thấy Holbrook trả lời, Nguyễn Cơ Thạch cuối cùng phải bay về Hà Nội với hai bàn tay trắng.
Hạ Hồi
Cuối năm 1978, Tổng Thư Ký Đảng Cộng Sản Việt Nam là Lê Duẩn đã bay đến Moscow và ký một hiệp ước Thân Hữu kéo dài 25 nắm với Soviet. Điều này khiến Liên Xô bật đèn xanh và ngày 25/12/1978, Việt Nam kéo quân sang đánh Cambodia.
Ngày 17 tháng 12 năm 1979, Trung Quốc tấn công; chiến tranh biên giới bùng nổ. Liên Xô lên tiếng phản đối Trung Quốc . Sau 1 tháng giao tranh, ngày 15 tháng 3 , Trung Quốc rút khỏi Việt Nam. Cả 2 phía đều bị thiệt hại nặng nề. Mặc dù cả 2 đều tuyên bố đình chiến nhưng Trung Quốc lộ rõ là mối đe dọa lớn. Quân nổi dậy Khmer Rouge khiến chính phủ Cambodia do Việt Nam lập lên luôn bị đặt trong tình trạng bất ổn
Giai đoạn những năm 1980 là giai đoạn nghiêm trọng của Việt Nam, viện trợ từ Liên Xô suy giảm nghiêm trọng do chính Liên Xô cũng đang trong thời kỳ suy thoái. Kinh tế Việt Nam gần như kiệt quệ, nhiều gia đình bị đưa đi khu Kinh Tế Mới trong khi các nhân viên hành chính miền Nam Việt Nam trước đây vốn có năng lực lại bị đưa đi cải tạo hoặc không được sử dụng
Ngày 10 tháng 7 năm 1986, Bí Thư Lê Duẫn qua đời. Chính quyền Việt Nam với các thành phần thế hệ mới bắt đầu nhận ra rằng không thể phụ thuộc Liên Xô mãi. Những năm cuối 1980, chính phủ Việt Nam bắt đầu tiến hành cải cách, thực hiện nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Tháng 9 năm 1989, Việt Nam bắt đầu rút khỏi Cambodia và thông báo cho Mỹ biết sẽ hợp tác toàn diện trong việc tìm kiếm người Mỹ mất tích ở Việt Nam mà không có bất kỳ điều kiện nào
Thay đổi thái độ
Đầu thập niên 1990 một số thượng nghị sĩ là cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam như Nghị Sĩ Đảng Cộng Hòa John McCain, Nghị Sĩ Đảng Dân Chủ John Kerry, Bob Kerrey, Chuck Robb .. đã có nhiều hoạt động ủng hộ việc hoà giải và tái lập bang giao với Việt Nam. Đáng kể nhất chính là Thượng nghị sĩ John McCain, người từng bị giam cầm 5 năm ở Hà Nội trong cuộc chiến Việt Nam đã thay đổi thái độ thù hận và lên tiếng ủng hộ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
Ngày 11 tháng 7 năm 1995, Tổng thống Bill Clinton bãi bỏ lệnh cấm vận năm và tái lập bang giao toàn diện với Việt Nam . Đại sứ Mỹ đầu tiên ở Việt Nam là cựu tù nhân chiến tranh Việt Nam – đại tá Không Quân Pete Peterson
Nguồn dịch : Vietnam US reconciliation https://www.historynet.com/rocky-road-reconciliation/
https://www.nytimes.com/1977/05/06/archives/state-dept-after-a-house-vote-affirms-hanoi-will-get-no-aid.html
Xem lại : Việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Mỹ đã diễn ra như thế nào – US Vietnam reconciliation after Vietnam war – P1