Chiến dịch Cái Bẫy – Battle Crimp 1966
Chiến dịch Cái Bẫy – Battle Crimp năm 1966 còn gọi là trận Hố Bò là chiến dịch phối hợp Mỹ và đồng minh lớn nhất trong chiến tranh Việt Nam ở tỉnh Bình Dương
Chiến dịch Cái Bẫy diễn ra cách Củ Chi 20km về hướng Bắc, thuộc tỉnh Bình Dương , đích của chiến dịch là cơ quan chỉ huy của quân giải Phóng nằm sâu dưới mặt đất. Chiến dịch huy động sư đoàn 1 bộ binh Mỹ, lữ đoàn 173 không vận, tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn Hoàng Gia Úc. Đây là chiến dịch phối hợp giữa Mỹ và đồng minh lớn nhất trong chiến tranh Việt Nam ở quy mô cấp sư đoàn
Mật khu Hố Bò nằm cách Củ Chi 2.5km về hướng tây là cơ quan chỉ huy của trung đoàn 4 quân giải phóng và là cơ quan đầu não của quân Giải Phóng khu vực Sài Gòn . Các tin tức tình báo cho biết trong khu vực đang có lực lượng quân giải phóng khoảng 1.000 người bao gồm Đại đội C306 quân địa phương, tiểu đoàn Quyết Thắng và tiểu đoàn 7 Củ Chi
Quân Mỹ tập trung cho chiến dịch Cái Bẫy là sư đoàn 1 bao gồm lữ đoàn 1 bộ binh, lữ đoàn 3 bộ binh và lữ đoàn 173 không vận và có tiểu đoàn 1 Úc. Tổng quân số khoảng 8.000 người
Chiến dịch Cái Bẫy bắt đầu lúc 9h30 ngày 8 tháng 1 với pháo binh bắn phá dữ dội kết hợp B52 ném bom vào khu vực quân Giải Phóng đồng thời 2 tiểu đoàn của lữ đoàn 3 đổ bộ xuống hướng Bắc và hướng Tây kết hợp 1 tiểu đoàn hành quân đường bộ từ Dĩ An đánh lên. Tiểu đoàn 1 quân Úc cũng đã đáp máy bay xuống bãi đáp nằm hướng Tây Nam. Tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 2 của Trung đoàn 503 bộ binh đã đáp xuống bãi đáp và bắt đầu tấn công, dồn ép quân giải phóng về hướng Đông. Chiến sự nổ ra ác liệt, quân Mỹ bị bắn tỉa và gài mìn khắp nơi. Đến tối , tiểu đoàn Úc cảnh giác sẽ bị phản công ban đêm như 1 tiểu đoàn Mỹ đã gặp phải trong chiến dịch Operation Hump trước đó nên đã cảnh giác đào công sự và phòng ngự cẩn thận. Lúc 2h sáng, quân Giải Phóng tấn công vị trí tiểu đoàn Úc nhưng do gặp phải phòng bị cẩn thận nên đã phải rút lui. Tổng kết trong ngày, lính Úc thiệt hại 3 chết và 12 bị thương
Ngày 9 tháng 1, quân Mỹ và Úc bắt đầu lục soát và phá hủy hệ thống địa đạo. Họ dùng máy dò âm thanh để phát hiện đường hầm sau đó dùng thuốc nổ để phá hủy hoặc thả khí Gas, khói hoặc hơi ngạt.
Hệ thống địa đạo Củ Chi được xây dựng từ năm 1945 trong thời gian chiến tranh Đông Dương và mất nhiều năm để xây dựng và bắt đầu được đẩy mạnh vào năm 1960. Hệ thống được dùng để liên lạc, tổ chức phòng ngự, chiến đấu, trú ẩn, tránh bom pháo, dự trữ lương thực, vũ khí, … Hệ thống địa đạo chằng chịt được nối với nhau và theo dự đoán có thể lưu trú đến hợn 5.000 người. Một lính Mỹ đã thốt lên : “Nó giống như đường xe điện ngầm New York”.
Các cuộc đụng độ tiếp tục diễn ra, quân Mỹ và đồng minh đã phá hủy lượng lớn hệ thống địa đạo, nhiều kho chứa gạo, 1 bệnh viện và dự trữ thuốc men dưới lòng đất. Công binh Úc tiếp tục dò kiếm địa đạo và trong ngày 10 và 11 đã phát hiện 59 vũ khí lớn, 20.000 viên đạn, 1 súng không giật 57mm, hàng trăm lựu đạn và nhiều tấn gạo, quần áo, thuốc men, … Quân Mỹ dùng xe tăng và xe bọc thép M113 lùng sụng trong khu vực và tiến về hướng sông Sài Gòn và phát hiện nhiều công sự ngầm và địa đạo
Trung sĩ Stewart Green thuộc đại đội 1, tiểu đoàn 28, lữ đoàn 3 vô tình ngồi trúng chốt của hầm ngầm và phát hiện 1 hệ thống địa đạo, Green đã xung phong tiến vào địa đạo và phát hiện 1 hệ thống đường ngầm dày đặc và trở thành lính Mỹ đầu tiên đặt chân vào địa đạo Củ Chi. Quân Mỹ đã đặt máy phun khói và bằng khói lan tỏa, đã phát hiện nhiều cửa hang khác trong rừng. Green đã dẫn 1 tiểu đội lính Mỹ, xâm nhập gần 2km đường hầm và đã đụng trận với quân giải phóng trong hầm. Được trang bị mặt nạ phòng ngạt, Green và các lính Mỹ đã tấn công bằng lựu đạn hơi cay buộc quân Giải Phóng rút lui qua các ngách hầm
Ngày 12 và 13 tháng 1, quân Mỹ tiếp tục lục soát và đánh phá các đường hầm, lượng lớn tài liệu bị tịch thu và nhiều người dân bị thẩm tra và quân Giải Phóng đáp trả bằng những cuộc bắn tỉa và pháo kích bằng súng cối
Ngày 14 tháng 1 kết thúc với việc quân Mỹ phá hủy hơn 17Km đường hầm, hơn 100.000 trang tài liệu với danh sách những cán bộ quân Giải Phóng đang hoạt động ở Sài Gòn, 90 vũ khí và hàng chụn nghìn viên đạn, cũng như thực phẩm, trang thiết bị phải dùng 8 xe tải để vận chuyển
Việc dò tìm và phá hủy đường hầm đã vượt quá khả năng dự tính, sau 6 ngày hoạt động, chiến dịch Cái Bẫy chấm dứt. Quân đội Mỹ tuy đạt được nhiều thắng lợi tuy nhiên mục tiêu chính là chiếm đóng Căn cứ Hố Bò đã không thể thực hiện được. Phần lớn hệ thống địa đạo Củ Chi vẫn còn nguyên vẹn và quân Giải Phóng vẫn tiếp tục trụ lại để vận chuyển vũ khí, tích trữ lương thực và tổ chức nhiều đợt tấn công vào Sài Gòn
Tổng kết chiến dịch Cái Bẫy – Battle The Crimp, Lính Úc có 8 chết và 28 bị thương, Lính Mỹ có 14 chết và 76 bị thương. Theo báo cáo quân Mỹ, quân Giải Phóng có 128 tử trận chưa kể số lớn bị chết khi bị phá hầm, 92 người bị bắt và 504 người tình nghi bị bắt. Lính công binh Úc đã tiếp tục phát triển kỹ thuật dò tìm và phá công sự ngầm. Sau này Lính Mỹ đã duy trì và phát triển đội quân chuyên xâm nhập, dò tìm và phá hầm là đội quân “Lính chuột Cống” – “Tunnel Rat“