Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Mùa hè đỏ lửa năm 1972 – Easter Offensive 1972 – P4

0 763

Trong trận đánh trong Chiến Dịch Xuân Hè 1972 hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Easter Offensive 1972, Việt Cộng nhận ra rằng không thể đánh bại miền Nam khi Mỹ vẫn còn yểm trợ không quân và hậu cần tiếp liệu

Sau 03 tháng kể từ khi trận chiến nổ ra, quân VNCH dưới sự yểm trợ của không quân Mỹ đã mở cuộc phản công và giành lại hầu hết vị trí đã mất trước đó. Thị trấn Quảng Trị đã được giành lại, sự phòng thủ kiên cường ở An Lộc và Kontum đã chứng tỏ công cuộc “Việt Nam Hóa” đã tỏ ra hiệu quả

Tại cuộc hội đàm Paris, chưa khi nào vị trí của miền Nam Việt Nam lại vững mạnh đến thế. Cuộc chiến năm 1972 đã tạo bước ngoặc trong chiến tranh Việt Nam. Lần đầu tiên trong chiến tranh, Việt Cộng nhận ra rằng không thể đánh bại miền Nam bằng vũ lực một khi Mỹ vẫn còn yểm trợ miền Nam bằng không quân và hậu cần. Do đó, họ miễn cưỡng chấp nhận cuộc ngừng bắn

Trong trận đánh trong Chiến Dịch Xuân Hè 1972 hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Easter Offensive 1972, những cái giành được và mất mát, điểm yếu và điểm mạnh của các bên đều được phơi bày rõ rệt và sẽ được phân tích kỹ càng trong chương sau :

CHƯƠNG II : MẶT TRẬN QUẢNG TRỊ

Vùng I Chiến Thuật bao gồm 5 tỉnh cực Bắc của miền Nam Việt Nam, kéo dài từ khu phi quân sự DMZ đến vùng Sa Huỳnh của vùng II Chiến Thuật. Khu vực hầu hết là rừng rậm và đồi núi liên tiếp nhau và thấp dần theo hướng từ biên giới Việt Lào ra đến biển. Dọc theo bờ biển là đường Quốc Lộ 1, đây tuyến đường mà dân cư tập trung đông nhất dọc theo đường này. Hai tỉnh cực Bắc là Quảng Trị và Thừa Thiên, kế tiếp là Huế và tách rời với 3 tỉnh phía Nam là Quảng Nam, Quảng Tín và Quảng Ngãi bằng đèo Hải Vân. Ngay sát phía Nam đèo Hải Quân là Đà Nẵng, đây là thành phố lớn nhất trong vùng và cũng là nơi đặt Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I thuộc vùng I Chiến Thuật . Đà Nẵng cũng là cảng chính cho các tàu đi biển. Phía Đông Bắc Huế có cảng nhỏ hơn là cảng Tân Mỹ, là nơi các tàu thuyền quân sự vận chuyển tiếp liệu cho các tỉnh 

Vùng I chiến thuật có địa thế hiểm trở, nơi đây cũng là nơi quân Bắc Việt đóng quân nhiều nhất ở khu vực Phi Quân Sự và dọc biên giới Việt Lào. Với lợi thế đường tiếp liệu ngắn nhất từ Bắc đưa vào nên Vùng I Chiến Thuật thường xuyên chịu nhiều cuộc tấn công đẫm máu trong suốt chiến tranh. Trong Chiến Dịch Xuân Hè 1972 hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Easter Offensive 1972 , Quảng Trị là chiến trường ác liệt nhất và quân VNCH đã phòng thủ kiên cường ở thị trấn Quảng Trị và Cô đô Huế – nơi có ý nghĩa tinh thần rất lớn đối với cả 2 phía

Xe tăng M48 di chuyển trên cầu Đông Hà trước chiến Dịch Xuân Hè 1972 hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 trong chiến tranh Việt Nam - Dong Ha bridge before Easter Offensive 1972 in Vietnam war
Xe tăng M48 di chuyển trên cầu Đông Hà trước chiến Dịch Xuân Hè 1972 hay còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 trong chiến tranh Việt Nam – Dong Ha bridge before Easter Offensive 1972 in Vietnam war

Để phòng thủ vùng I Chiến Thuật, đã có thời gian nơi đây có đến 3 sư đoàn Mỹ và 2 sư đoàn VNCH trong thời gian năm 1968 khi diễn ra trận đánh giành lại Huế. Ở đây cũng có nhiều căn cứ và điểm hỗ trợ hỏa lực dọc theo khu phi quân sự DMZ và phía Tây của Huế

Vào thời điểm tháng 3 năm 1972, gần như toàn các đơn vị Mỹ đã rút khỏi vùng I và đơn vị duy nhất còn ở lại là lữ đoàn 196 Bộ Binh đang phòng thủ Đà Nẵng và Phú Bài . Các cuộc hành quân trên bộ đều hoàn toàn do VNCH đảm nhiệm dưới sự yểm trợ của không quân và cố vấn Mỹ. Phía Bắc đèo Hải Vân, nơi từng có đến 80.000 binh sĩ Mỹ thì nay chỉ có 2 sư đoàn VNCH cùng 1 số đơn vị thiết giáp và pháo binh vừa mới thành lập. Toàn bộ quân số trong vùng không quá 25.000 người

Xương sống của Quân Đoàn I là 3 sư đoàn bộ binh 1,2,3 , trung đoàn 51 bộ binh, liên đoàn 1 Biệt Động Quân với 3 tiểu đoàn cơ động và 6 tiểu đoàn Biên Phòng và lữ đoàn 1 thiết giáp. Ngoài ra còn có đội công binh số 10 và các đơn vị pháo binh trực thuộc quân đoàn. Lực lượng địa phương có 6 tiểu đoàn Địa Phương Quân phòng thủ khu vực ở 5 tỉnh . Tư lệnh Quân Đoàn I là trung tướng Hoàng Xuân Lãm là người gốc Huế

Trước khi trận đánh diễn ra, quân Đoàn I đã cho dịch chuyển sư đoàn 3 lên trấn thủ khu vực phía Nam khu phi Quân Sự. Sư đoàn 3 là đơn vị vừa mới thành lập được khoảng 6 tháng và chưa từng tham gia trận đánh nào với quy mô cấp sư đoàn. Phần lớn binh sĩ của sư đoàn 3 là người địa phương, đã quen thuộc địa hình nơi đây . Các binh sĩ của trung đoàn 56 và 57 đã đóng quân lâu ngày ở các căn cứ dọc khu phi quân sự và gia đình của họ cũng ở chung quanh đó. Việc dịch chuyển sư đoàn 3 đóng quân ở đây là nhằm muốn tận dụng kinh nghiệm ở khu vực DMZ của binh sĩ trong đơn vị sư đoàn 3

Sư đoàn 3 chịu trách nhiệm phòng thủ Quảng Trị, tư lệnh là chuẩn tướng Vũ Văn Giai trước đây là sư đoàn phó sư đoàn 1 bộ binh. Bộ chỉ huy sư đoàn được đặt ở Quảng Trị . Trong số 3 trung đoàn của sư đoàn 3 thì trung đoàn 56 và trung đoàn 57 cũng vừa mới được thành lập. Trung đoàn 56 đóng ở căn cứ Hỏa Lực Camp Carroll (FSB Carroll ) . Trung đoàn 57 đóng ở căn cứ hỏa lực C1 (FSB C1) . Trung đoàn 2 đây từng là đơn vị của sư đoàn 1 bộ binh, đóng ở căn cứ Hỏa Lực C2 (FSB C2). Camp Carroll là căn cứ chiến đấu lớn nằm cách thị trấn Cam Lộ khoảng 7km hướng Tây Nam và án ngữ đường Quốc Lộ 9 dẫn sang Lào. Chi đoàn 11 Thiết Giáp trực thuộc sư đoàn 3 đóng ở căn cứ Sharon . Các căn cứ hỏa lực chính yểm trợ sư đoàn 3 là Camp Carroll, FSB C1 và FSB C2

Xem lại : Chiến dịch Xuân Hè 1972Mùa hè đỏ lửa 1972Easter Offensive 1972 – P3

Xem tiếp : Chiến dịch Xuân Hè 1972Mùa hè đỏ lửa 1972Easter Offensive 1972 – P4

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex