Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Không quân Mỹ trên chiến trường Việt Nam – Us Air Force in Vietnam war

0 371

Không quân Mỹ trên chiến trường Việt Nam – Us Air Force in Vietnam war là lực lượng đã thể hiện sức mạnh về hỏa lực rõ rệt nhất của quân đội Mỹ và cũng là lực lượng được đánh giá là ít hiệu quả nhất trong chiến tranh Việt Nam

Bản tài liệu này dựa trên tác phẩm “To Ha Noi and back” của tiến sĩ Wayne Thompson . Ông là nhà phân tích chính của Văn Phòng Hỗ Trợ Lịch Sử Không Quân Mỹ – Air Force History Support Office . Năm 1990, ông tham gia chương trình huấn luyện không quân Checkmate của Bộ Quốc Phòng Mỹ. Sau đó, ông là Cố Vấn Lịch Sử Cao Cấp trong công tác đánh giá không quân Mỹ trong chiến tranh vùng Vịnh 1990. Năm 1995, ông được Không Quân Mỹ mời để nghiên cứu chiến dịch oanh kích Bosnia từ các căn cứ không quân ở Ý và đến năm 1999 , khi cuộc chiến Kosovo bùng nổ, ông là nhà phân tích các cuộc không kích trên lãnh thổ Serbia

Lời Admin :

Tác phẩm “To Ha Noi and back” của tiến sĩ Wayne Thompson được biên soạn dựa trên các tài liệu được giải mật của Bộ Quốc Phòng Mỹ và được sử dụng trong chương trình huấn luyện không quân Checkmate để vạch kế hoạch oanh kích bằng không quân của quân đội Mỹ trong chiến dịch Bão Táp Sa Mạc trong cuộc chiến vùng Vịnh giữa Mỹ và Iraq năm 1990. Sau đó được sử dụng trong chiến dịch Operation Deliberate ở Bosnia, Kosovo, Serbia, …

Do cố gắng dịch sát tài liệu nên dùng một số từ nhạy cảm như Cộng Sản, chủ nghĩa Cộng Sản, .. là điều bất khả kháng. Xin được lược dịch cùng bạn đọc

CHƯƠNG I : BÀI TOÁN ĐỐ

Cuối thế kỷ 20, khi chủ nghĩa Cộng Sản sụp đổ ở Châu Âu và mất đà ở Châu Á, người Mỹ vẫn còn bất đồng ý kiến về việc họ lẽ ra nên làm gì trong cuộc chiến Việt Nam. Không có sự can thiệp của người Mỹ, chủ nghĩa Cộng Sản đã bao trùm 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia sau khi chiếm 3 nước này từ tay người Pháp trong thời gian 10 năm sau khi thế chiến thứ 2 chấm dứt. Chiến thắng của chủ nghĩa Cộng Sản bị trì hoãn cho đến năm 1975 và phải trả giá cao đối với cả những quốc gia Đông Nam Á lẫn nước Mỹ. Thế nhưng, bên cạnh những sự tàn sát lại là điều thịnh vượng đối với các quốc gia không cộng sản ở Đông Nam Á. Việt Nam và Thái Lan vốn đã đối đầu nhau từ lâu. Cuộc chiến Việt Nam lại giúp thúc đẩy nền kinh tế vượt lên với việc thu rất nhiều tiền từ việc Mỹ đặt các căn cứ không quân trên đất Thái. Phong trào Cộng Sản ở Thái Lan bị dập tắt trong khi những người Cộng Sản  ở Việt Nam lúc đầu là chống người Mỹ, sau đó là chống những người cộng sản Trung Quốc và tiếp tục là các đồng chí Cộng Sản ở Campuchia

Máy bay F-8 Crusader của Không quân Hải Quân Mỹ trên tàu sân bay USS Enterprise năm 1964 trong chiến tranh Việt Nam - Us Navy Air Force F-8 Crusader on USS Enterprise carrier in Vietnam war 1964
Máy bay F-8 Crusader của Không quân Hải Quân Mỹ trên tàu sân bay USS Enterprise năm 1964 trong chiến tranh Việt Nam – Us Navy Air Force F-8 Crusader on USS Enterprise carrier in Vietnam war 1964

Dù tinh thần trong cuộc chiến ở Việt Nam ra sao, Không quân Mỹ trên chiến trường Việt NamUs Air Force in Vietnam war và các đơn vị liên quan cũng không tránh khỏi bài toán đố về việc họ đã chiến đấu hiệu quả đến mức độ nào trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật, yếu tố địa lý, yếu tố chính trị, sự khác biệt trong quan niệm về cuộc chiến của tống thống Lyndon Johnson và tổng thống Richard Nixon. Tổng thống Johnson đã bác bỏ lời đề nghị của Không Quân Mỹ về việc triển khai sử dụng máy bay B-52 để oanh kích toàn lãnh thổ miền Bắc Việt Nam. Tổng thống Johnson lại muốn sử dụng các máy bay thông thường của Không Quân và Thủy Quân Lục Chiến để tấn công dần các mục tiêu được tổng thống chọn lọc

Trong suốt chiến dịch Sấm Rền – operation Rolling Thunder trên lãnh thổ miền Bắc Việt Nam từ tháng 3 năm 1965 đến tháng 11 năm 1968, tổng thống Johnson đã không dùng máy bay B-52 trên miền Bắc Việt Nam mà dùng để oanh kích các đường tiếp tế của quân Giải Phóng gần biên giới Việt Nam và Lào. Thậm chí việc dùng máy bay B-52 để oanh kích vùng biên của miền Bắc cũng không được phép và chỉ được chấp thuận vào tháng 4 năm 1966. Trong khi đó, máy bay B-52 lại được dùng để ném bom vào các cánh rừng rậm với mục đích tiêu diệt quân nổi dậy và các đơn vị chính quy đang cố gắng lật đổ chính quyền Sài Gòn đang quan hệ chặt chẽ với mỹ

Sau khi thất bại trong việc hỗ trợ quân Pháp nhằm chống lại quân nổi dậy do ông Hồ Chí Minh lãnh đạo trong giai đoạn 1940-1950, chính phủ Mỹ muốn kềm chế chủ nghĩa Cộng Sản ở miền Bắc Việt Nam. Đây là vùng được chia cắt bởi vĩ tuyến 17. Ở phía Nam, Mỹ đã thiết lập chính quyền do ông Ngô Đình Diệm làm lãnh đạo. Đây là một người có tinh thần dân tộc và có người anh trai bị người Cộng Sản sát hại. Điều không may là Diệm lại là người theo phe công giáo trong khi Việt Nam là quốc gia chủ yếu theo Phật Giáo. Các bất ổn trong vấn đề Phật Giáo đã dẫn đến đảo chính quân sự năm 1963 và Diệm cùng em trai là cố vấn Ngô Đình Nhu bị sát hại. Các cựu binh thuộc chế độ Pháp lần lượt nắm quyền và cuối cùng là thiếu tướng Nguyễn Văn Thiệu nắm quyền khi ông chiến thắng tướng Không Quân là Nguyễn Cao Kỳ

Sự dính líu của Thiệu và Kỳ với chế độ thực dân Pháp đã làm hoen ố hình ảnh của họ. Việc tuyên bố về lãnh đạo quốc gia của họ cũng bị ảnh hưởng do sự hiện diện ngày càng tăng của quân đội Mỹ và bởi việc Mỹ công khai đảm bảo rằng chính quyền Cộng Sản ở miền Bắc sẽ không bị đe dọa. Thiệu và Kỳ đã không thể vạch ra được viễn cảnh của sự tái sáp nhập Việt Nam trong khi chế độ Cộng Sản ở miền Bắc lại vạch ra được điều đó. Trong khi đó, Mỹ là rất hào hứng trong việc Mỹ hóa cuộc chiến ở Việt Nam qua việc đổ vào đây gần nửa triệu binh sĩ Mỹ, rất nhiều vũ khí chiến tranh nhưng quân Mỹ lại bị nghiêm cấm việc xâm lược miền Bắc. Tổng thống Johsnson không muốn mạo hiểm dẫn đến sự can thiệp ồ ạt của Trung Quốc mà đã đẩy lùi quân Mỹ khỏi Bắc Triều Tiên năm 1950. Trong khi đó, Bắc Việt ngoài việc hỗ trợ phong trào nổi dậy ở miền Nam Việt Nam còn tiến hành cuộc xâm lăng tổng lực vào miền Nam năm 1972 và năm 1975. Vào năm 1967, ít nhất là 50.000 quân chính quy Bắc Việt đang hoạt động ở miền Nam Việt Nam và đây là mối nguy hại lớn đến nổi quân đội miền Nam đã không thể tập trung cho việc chống lực lượng nổi dậy.

Trong khi để đối phương khai thác điểm yếu thì chính quyền Johnson lại nghiêm cấm việc quân đội Mỹ xâm lược vùng cán chảo Lào mà thông qua khu vực này, quân Bắc Việt đã vận chuyển người và vũ khí để tiếp viện cho miền Nam. Đường Mòn Hồ Chí Minh là tuyến đường phức tạp và đầy công sức để tạo dựng nên. Trên tuyến đường này, hàng đoàn xe tải nối đuôi nhau di chuyển hàng đêm, xuyên qua màn lưới bom Mỹ để tiếp viện cho miền Nam

Phía Bắc vùng Cán Chảo Lào, Mỹ đã giúp chính quyền Lào xây dựng lực lượng chống lại quân Cộng Sản. Hiệp Định Geneva năm 1962 đảm bảo tính trung lập của Lào và chính quyền Liên Hiệp Lào mong muốn Lào giữ nguyên tắc trung lập và không trở thành tuyến đường để quân Bắc Việt sử dụng để đưa hàng tiếp tế vào miền Nam vì như vậy Lào sẽ không tránh khỏi việc Mỹ sẽ đưa lực lượng trên bộ tham chiến ở đây để cắt tuyến đường này. Dù vậy, chính phủ Lào vẫn cho phép không quân Mỹ hoạt động để đạt mục tiêu trên

Xem tiếp : Không quân Mỹ trên chiến trường Việt NamUs Air Force in Vietnam war – P2

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex