Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Trận Vị Xuyên – Chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1984-1989

1 3,992

Cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung bắt đầu khi binh lính Trung Quốc tấn công sang Việt Nam trong năm 1984-1989, nhiều trận đánh diễn ra và trận Vị Xuyên là một trong những trận đánh tàn khốc nhất

Chiến tranh biên giới Việt – Trung diễn ra vào tháng 4 năm 1984, không hề có dấu hiệu trước, binh lính Trung Quốc đã tràn sang biên giới Việt Nam, họ tấn công dữ dội các vị trí cao điểm ở 2 tỉnh biên giới Hà Giang và Tuyên Quang và ngã ba Thanh Thủy (Vị Xuyên, Hà Giang) là nơi ác liệt nhất vì là nơi chuyển quân của quân Việt Nam và sư đoàn 356 là đơn vị tổn thất nặng nề nhất.

Do tấn công bất ngờ, nên lúc đầu họ đã thành công trong việc lấn các điểm cao Lão Sơn (1509), Giả Âm Sơn (núi Bạc), Miêu Hoàng Sơn (1902), Phìn Lò (1387).v.v. để làm bàn đạp quân sự. Ở Hà Tuyên, họ lấn chiếm một số vùng Hồ Bảng, A Tẻo của huyện Hoàng Su Phì; ở huyện Vị Xuyên thì lấn chiếm Lão Sơn (điểm cao 1509) lấy đến bình độ 1.100m và phía bắc suối Thanh Thủy. Tại huyện Yên Minh, họ lấn chiếm điểm cao 958, lấn chiếm một số vùng của huyện Đồng Văn và Mèo Vạc.

Bản đồ trận Vị Xuyên - Hà Giang trong chiến tranh biên giới Việt Trung 1984 - 1989
Bản đồ trận Vị Xuyên – Hà Giang trong chiến tranh biên giới Việt Trung 1984 – 1989

Từ ngày 2/4/1984 đến 27/4/1984, quân xâm lược Trung Quốc liên tục bắn pháo sang đất Việt Nam. Từ ngày 28 đến 29/4/1984, chúng bắt đầu tiến công chính diện mặt trận Vị Xuyên tại các điểm cao 1509, 772, 685, 400 và điểm cao 233,  266 tại cửa khẩu Thanh Thủy sau đó chiếm các điểm cao này

Từ 28/4 đến 16/5/1984, Trung Quốc đã lần lượt đánh chiếm và tổ chức chốt giữ phòng ngự, chiếm đóng trái phép nhiều vị trí trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm khu vực 1509, 772, 685, 233, 226 (Trung Quốc gọi là Lão Sơn), 1030 (Trung Quốc gọi là Đông Sơn) thuộc huyện Vị Xuyên và 1250 (Trung Quốc gọi là Giả Âm Sơn) thuộc huyện Yên Minh

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên Phó tư lệnh Quân khu 2 đã nhận xét :

“Họ đánh theo kiểu biển người và hỏa lực bắn pháo theo lý thuyết ô vuông. Ví dụ như khi bắn pháo vào ngọn núi này, tính diện tích núi là bao nhiêu mét vuông, bao nhiêu mét khối cần một lượng nổ là bao nhiêu quả đạn pháo theo lý thuyết thì pháo cứ việc bắn cho đến hết khối lượng nổ đã tính toán cho mỗi mét vuông. Do vậy, có những quả núi đá giáp vùng biên giới bị đạn pháo Trung Quốc bắn sang, bóc sạch banh từng mảng rừng. Có đợt chỉ trong vài ngày, Trung Quốc bắn cả mấy chục ngàn quả đạn pháo từ Vị Xuyên về đến TX.Hà Giang. Sự ác liệt đến mức mà anh em gọi mặt trận này là “Lò vôi thế kỷ”,

Cao điểm 772 mệnh danh là Lò Vôi Thế Kỷ trong trận Vị Xuyên - Hà Giang trong chiến tranh biên giới Việt Trung 1984 - 1989
Cao điểm 772 mệnh danh là Lò Vôi Thế Kỷ trong trận Vị Xuyên – Hà Giang trong chiến tranh biên giới Việt Trung 1984 – 1989

Từ ngày 27/5 đến 30-5/1985, sau khi thay quân, Trung Quốc mở một đợt tiến công lớn vào các điểm tựa của Việt Nam ở đồi Đài, đồi Cô Ích, bình độ 1100 ở phía tây sông Lô

Từ ngày 23 đến 25/9/1985, Trung Quốc mở một đợt tấn công vào các điểm tựa của Việt Nam từ đồi Tròn, lũng 840, Pa Hán (đông sông Lô) đến đồi Cô Ích, bình độ 1100 (tây sông Lô). Trừ Pa Hán 

Trong tháng 10 và tháng 11/1986, sau khi thay quân, phía Trung Quốc mở thêm nhiều đợt tiến công lấn chiếm nhằm đẩy quân Việt Nam khỏi khu vực bờ bắc suối Thanh Thủy nhưng đều thất bại.

Cuối tháng 12/1988, Trung Quốc bắt đầu ngừng bắn phá và từ tháng 3 đến tháng 9/1989 lần lượt rút quân khỏi các vị trí chiếm đóng còn lại trên lãnh thổ Việt Nam.

Trong trận Vị Xuyên , quân Trung Quốc với lợi thế tấn công bất ngờ, chiếm giữ được nhiều cao điểm, khống chế được nhiều tuyến đường huyết mạch tiếp tế cho những đơn vị đóng quân nên việc vận chuyển lương thực, tải đạn, tải thương, … trở nên vô cùng khó khăn, nhiều nơi để tiếp tế, các đơn vị quân đội Việt Nam đã phải dùng than tre, dây thừng, … để leo lên những vách núi, mõm đá, … Thống kê cho thấy, lực lượng tiếp tế, tải thương bị thương vong chiếm đến hơn 30% tổng thương vong của cả mặt trận Vị Xuyên

Gùi nước tiếp tế cho chiến trường trận Vị Xuyên - Hà Giang trong chiến tranh biên giới Việt Trung 1984 - 1989
Gùi nước tiếp tế cho chiến trường trận Vị Xuyên – Hà Giang trong chiến tranh biên giới Việt Trung 1984 – 1989

Các trận đánh nổi tiếng trong chuỗi trận Vị Xuyên – Hà Giang

Phía Việt Nam đã gọi các tên các trận đánh này theo cách riêng:

-Trận đánh bảo vệ Cao điểm 1509 diễn ra ngày 28/4/1984;

– Trận phản công đánh chiếm lại Cao điểm 772, (lính Hà Giang thời đó gọi là “ Đồi thịt băm” );

-Những trận đánh giằng co cuối năm 1984 kéo sang năm 1985 tại Cao điểm 685 (lính Hà Giang gọi 685 là “Lò vôi thế kỷ” vì đạn pháo hai bên ngày đêm bắn phá nên ngọn núi này trắng xoá như vôi…);

-Khu vực Ngã ba Thanh Thuỷ thì lính Hà Giang gọi là “Cối xay thịt” thế kỷ.

-Còn các trận đánh tại đồi Đài, đồi Cô X., thì phía Trung Quốc gọi là Điểm cao 211, 400.

Bản đồ các cao điểm trong trận Vị Xuyên - Hà Giang trong chiến tranh biên giới Việt Trung 1984 - 1989
Bản đồ các cao điểm trong trận Vị Xuyên – Hà Giang trong chiến tranh biên giới Việt Trung 1984 – 1989

Trận Lão Sơn

Lão Sơn là tên chung mà phía Trung Quốc nói về những trận đánh ác liệt giữa quân Trung Quốc lấn chiếm với bộ đội Việt Nam trên các mỏm núi tại khu vực ngã ba Thanh Thuỷ, gồm địa bàn hai xã Thanh Đức, Thanh Thuỷ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (Việt Nam) giai đoạn từ 1983-1989.

Sau khi Trung Quốc tấn công vào Việt Nam, phía Việt Nam điều 3 Sư đoàn chủ lực 356, 316, 312 vào tham chiến. Vào ngày 12/7/1984, các đơn vị chủ lực của bộ đội ta phản kích quyết liệt nhằm chiếm lại các điểm cao nói trên.  Trung đoàn 876 Sư đoàn 356 đảm nhiệm tiến công điểm tựa 772, Trung đoàn 174 Sư đoàn 316 tiến công bình độ 300-400, ở phía tây Trung đoàn 141 Sư đoàn 312 tiến công điểm tựa 1030. Ngày nay, khi nhớ lại, cựu binh Nguyễn Văn Mai (E153, F356) đã bật khóc khi kể lại vào buổi tối tối 11/7, quân ta chiếm được cao điểm 685. Tuy nhiên, sáng sớm 12/7, quân Trung Quốc chiếm lại được cao điểm này. Khi đó, ông Mai từ trận địa trở xuống, thấy anh em đồng đội không còn ai, người đại đội phó ngồi dưới giao thông hào, 2 tay, 2 chân đều cụt cả.

Biết một mình không thể cứu người đồng đội, ông Mai vội xuống căn cứ, gọi người lên đưa ông Hoa xuống cứ điểm để phẫu thuật. Đến nay, ông Mai bặt tin người đại đội phó, không rõ sống chết ra sao.

“Anh em đồng đội hy sinh hết, gần như chẳng còn ai, đó là ngày ác chiến nhất trên điểm cao. Ngày đó, trung đoàn của tôi đi 20 xe, khi về chỉ còn 6 xe. Bộ phận hậu cần, y tá coi như mất hết, biết bao nhiêu cô gái trẻ trong đội cũng chẳng còn”

Cựu binh Nguyễn Văn Phương (E149, F356) là người phục vụ công tác tải thương binh, liệt sĩ sau trận đánh ngày 12/7/1984 cho biết. Lúc này, mùi tử khí đã ngập tràn trận địa. Khi xác định nơi có mùi nặng hơn, những người lính sẽ lần theo để tìm thi hài liệt sĩ và đưa về chôn cất.

Ông Phương bộc bạch: “Thời điểm đó, chúng tôi chỉ nghĩ làm sao vận chuyển thi thể các đồng đội càng nhanh càng tốt. Lúc ấy, đi trên đá tai mèo, chúng tôi chỉ biết hô anh em đi nhanh kẻo trời sáng dễ bị lộ và phải an toàn, tránh để bị thương hay mất mạng”.

“Đến nay, tôi vẫn luôn cảm thấy day dứt với những người đã hy sinh, người mang được hài cốt về, người vẫn còn nằm lại chiến trường, người đã biết tên, người còn khuyết danh”, ông Phương nói, mắt đỏ hoe.

Về trận đánh cảm tử ngày 12/7/1984, Đại tá Phan Lạc Hợi nhớ lại: Sư đoàn 356 đánh cao điểm 772 và 233; sư đoàn 316 đánh các cao điểm 300 và 400. Trong trận đánh này, quân địch ở trên cao điểm 1509 và các bình độ trên cao phát hiện các hướng tấn công của quân ta ở phía dưới. Trận chiến ác liệt, thương binh, tử sĩ đem xuống phía dưới quá đông, nằm chật hang Hàng Lò, Hang Dơi và rải dọc đường quốc lộ từ km 6 về thị xã Hà Giang.

Vị trí các trận đánh ở các cao điểm trong trận Vị Xuyên - Hà Giang trong chiến tranh biên giới Việt Trung 1984 - 1989
Vị trí các trận đánh ở các cao điểm trong trận Vị Xuyên – Hà Giang trong chiến tranh biên giới Việt Trung 1984 – 1989

Trận Cao điểm 1509

Về trận đánh bảo vệ Cao điểm 1509 ngày 28/4/1984, người viết bài này đã gặp cựu chiến binh Việt Nam Đường Minh Tuấn, ông nguyên là kế toán pháo binh đại đội 14, trung đoàn 122, Sư 313, có quê ở Hương Canh, Phúc Yên.

Đường Minh Tuấn là một trong những người lính cuối cùng rút khỏi 1509 chiều 28/4/1984 và đã kể lại như sau:

“Phía quân ta (Việt Nam), Sư đoàn 313 đã bố trí một đại đội khoảng 100 tay súng chốt giữ cao điểm này. Trước khi mở đợt tấn công ồ ạt vào rạng sáng ngày 28/4/1984, phía Trung Quốc đã liên tục bắn pháo vào trận địa của quân ta suốt cả tháng trước đó. Từ 6 giờ sáng 28/4/1984 cho tới chiều, quân ta đã chống trả quyết liệt, gây cho phía Trung Quốc nhiều thương vong, khoảng 3 giờ chiều thì 1509 bị thất thủ vì quân ta hết đạn, bộ đội của Sư đoàn 313 đã phải “ mở đường máu” để rút lui…”

Tài liệu của mạng Quốc Phòng Trung Quốc, đã mô tả trận này như sau:

“Trung đoàn 118 của Trung Quốc phải đến 15h30 mới hoàn toàn chiếm được đỉnh 1509 sau khi đơn vị phòng ngự hy sinh đến người cuối cùng”.

Đại tá Phan Lạc Hợi nhớ lại : Sau các loạt pháo bắn có tính hủy diệt, bộ binh xung phong lên chiếm chốt. Lúc đó, trận giáp chiến bằng súng bộ binh và lựu đạn diễn ra rất ác liệt trên từng đoạn chiến hào, từng mỏm đá, từng ngách hầm. Bộ đội kháng cự quyết liệt nhưng vì quân địch quá đông cùng với hỏa lực mạnh nên ta đành phải vừa đánh vừa rút xuống phòng ngự ở các cao điểm phía dưới, chờ tiếp viện.

Đến buổi chiều hôm đó, hai trung đoàn bộ binh Trung Quốc đã chiếm được một số cao điểm trọng yếu ở mặt trận Vị Xuyên như: 1509, 772, 685, 400, 300 và 233, trong đó có đỉnh 1509 rất quan trọng, vì từ đây có thể kiểm soát, khống chế các ngọn đồi phía dưới.

Đêm hôm đó, trong cánh quân của tiểu đoàn 3, sư đoàn 313, Đại tá Phan Lạc Hợi được lệnh đưa các chiến sĩ của mình lên giáp chiến ở đỉnh cao 1509. Là người lính có kinh nghiệm chiến trường, anh được chỉ huy giao nhiệm vụ có thể coi như “bất khả thi” này. Trong có một ngày, tiểu đoàn của anh chỉ còn lại 64 tay súng

Sư đoàn 356 làm lễ tưởng niệm các đồng đội hy sinh trận Vị Xuyên - Hà Giang ở Ngã ba Thanh Thủy
Sư đoàn 356 làm lễ tưởng niệm các đồng đội hy sinh trận Vị Xuyên – Hà Giang ở Ngã ba Thanh Thủy

Vị Xuyên sau này :

Ngày 14/7/2016, tại Hà Nội, ban liên lạc hội Cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên – Hà Giang tổ chức buổi gặp mặt 600 đại biểu cựu chiến binh tham gia mặt trận này. Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên Phó tư lệnh Quân khu 2 – Tham mưu trưởng mặt trận Vị Xuyên – Hà Giang , người trực tiếp chỉ huy chiến dịch công bố những con số: Hơn 4.000 chiến sĩ hy sinh bảo vệ biên giới Vị Xuyên thuộc 9 sư đoàn chủ lực; hơn 9.000 thương – bệnh binh

Nhạc sĩ Trương Quý Hải, cựu binh của Sư đoàn 356, đã sáng tác hát bài “Đồng đội ơi về đây” để tưởng nhớ những đồng đội đã hy sinh ở mặt trận Vị Xuyên – Hà Giang

Hiện tại, vẫn còn khá nhiều đạn, pháo, … còn rơi vãi ở nơi đây, gây nên rất nhiều khó khăn và không ít tai nạn đáng thương khi bà con địa phương khi đi nương rẫy thường bị vấp phải

Bom đạn còn sót lại trong trận Vị Xuyên - Hà Giang trong chiến tranh biên giới Việt Trung 1984 - 1989
Bom đạn còn sót lại trong trận Vị Xuyên – Hà Giang trong chiến tranh biên giới Việt Trung 1984 – 1989

1 Comment
  1. Mùa nắng says

    Những chiến công của các anh sẽ sống mãi với thời gian !

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex