Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Hoàng hôn trên thung lũng Ia Drang

0 1,247

Hoàng hôn trên thung lũng Ia Drang là nơi tuyệt đẹp, không khí yên bình, thanh thản và những chiến binh Mỹ có thể ngắm nhìn mà không còn cảm giá chiến tranh. Nhưng đây cũng là  là nơi diễn ra trận đánh Ia Drăngbattle of Ia Drang mà chỉ trong ngày 16 tháng 11 đã có 79 lính Mỹ thiệt mạng và 121 bị thương

Phía Tây của căn cứ Lực Lượng Ðặc Biệt Plei-Me là rừng bằng phẳng trải dài hằng mấy chục cây số, đến tận biên giới Việt-Miên; các hướng khác thì địa thế chập chùng đồi núi. Cái biển màu xanh lá cây ngút ngàn đó khiến tầm nhìn nhòa đi với sương khói huyền hoặc ở chân trời thoáng điểm vài cụm núi xa tít tắp, xanh lơ, và người nhìn tự hỏi núi hay ảo giác. Những buổi trưa, khi mặt trời hơi chếch đỉnh đầu, những tảng mây đen khổng lồ xê dịch ngang qua hắt những vùng bóng râm di chuyển trên cái mặt phẳng rừng cây bao la làm người ta nghĩ đến câu “bóng chiều dần lan” trong một bài hát nào đó.

Ðó là thung lũng Ia Drang, thuộc cực Tây Pleiku, mà trên bản đồ quân sự là một vùng sơn màu xanh nhạt với những vòng cao độ không “nhặt”. Ðịa danh này nhắc nhở nhiều chiến binh Mỹ về trận đụng độ long trời của Sư Ðoàn Một Không Kỵ với lực lượng Bắc Việt, tiếp theo sau trận thư hùng bảy ngày đêm trong trận đánh Pleime mà cứ điểm Plei-Me vẫn đứng vững. Và đó là thung lũng tử thần, có lẽ đối với cả đôi bên, tuy rằng Sư Ðoàn Một Không Kỵ đã ghi một chiến thắng.

Ðặc điểm của thung lũng tử thần đó là vẻ đẹp kỳ lạ của nó dưới ánh chiều tà. Khi mặt trời đỏ rực và tròn vành vạnh còn cách chân trời khoảng một gang tay, hắt những tia sáng vàng rực rỡ xuống mặt phẳng lá xanh thẳm lợp kín cả một vùng bao la, người ta có cảm tưởng thung lũng đang chìm trong đám bụi hồng từ trên không rơi rụng xuống. Rồi màu vàng rực rỡ đổi dần sang màu thẩm trong khi thung lũng xanh chuyển dần sang màu xám, rồi nâu thẩm, và cuối cùng một biển đen ngòm ngự trị đến tận chân trời chỉ còn một hửng sáng yếu ớt. Thế là đêm đen đã đến, đêm Plei-Me huyền hoặc, bí hiểm! Và tôi chưa từng thấy ở một nơi nào bóng đêm dày đặc như thế. Ðất vùng Plei-Me đỏ bầm, và rừng lá đen thẩm, cả một môi trường không phản chiếu một chút ánh sáng nào của trăng sao. Cho nên những giây phút thoi thóp của mặt trời sắp lặn bỗng quý và luyến lưu hơn trước cái rình rập của đêm thăm thẳm.

Lính Mỹ bị thương trong trận đánh Ia Drang 1965 trong chiến tranh Việt Nam - Evacuating an American casualty at Landing Zone X-Ray during the Ia Drang battle in Viet Nam war
Lính Mỹ bị thương trong trận đánh Ia Drang 1965 trong chiến tranh Việt Nam – Evacuating an American casualty at Landing Zone X-Ray during the Ia Drang battle in Viet Nam war

Trong tổng số gần bốn trăm con người ở cứ điểm này, người duy nhất chia sẻ những hoàng hôn phía Tây Plei-Me với tôi là viên sĩ quan cố vấn Mỹ, đại úy Timothy Scott. Chỉ vài ngày sau khi thuyên chuyển đến Plei-Me tôi đã để ý ngay cảnh chiều trên thung lũng phía Tây trại, và tôi vẫn thường ngắm nhìn cảnh vật ấy một mình. Rồi một buổi chiều, hai chúng tôi đứng cạnh chiến hào trao đổi vài điều về công vụ. Tình cờ chúng tôi cùng ngưng nói, ngắm nhìn chân trời ửng hồng với những cụm mây nhiều màu sắc nằm vắt ngang, rồi gần hơn, chúng tôi nhìn thung lũng Ia Drang trải dài dưới những tia nắng vàng rực rỡ cuối ngày. Scott thốt lên:

– Beautiful beyond words (đẹp không thể tả).

Tôi nói một câu biểu đồng tình, và không nghĩ ông ta thực sự rung cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên, viên sĩ quan nhà nghề này, một người đã từng ra vào vòng lửa đạn từ những ngày chiến tranh Triều Tiên. Sau đó ít lâu, thêm một sự việc nữa mới khiến tôi thừa nhận Scott có ít nhiều đồng điệu với mình. Số là một buổi chiều khác, vì có việc tôi phải bước vào team house (câu lạc bộ của toán Lực Lượng Ðặc Biệt Mỹ). Một trung sĩ trẻ đứng nhìn qua cửa sổ buổi chiều đang xuống chầm chậm trên thung lũng và chậm rãi nói, “sunset on Ia Drang valley”. Cả toán cười ầm lên. Tôi tò mò hỏi vì sao họ cười. Powers, viên hạ sĩ quan già, thượng sĩ thường vụ của toán, giải thích:

– Ðó là câu nói của đại úy Scott hầu như mỗi khi ông đứng nhìn cảnh mặt trời lặn trên thung lũng đó, và nó đã trở thành giai thoại gắn liền với toán A-241 này.

Nghe vậy, tôi ngẫm nghĩ, hắn ta quả có một rung cảm thật sự với cảnh trí hoàng hôn ở đây đấy chứ.

Tôi bắt đầu làm thân với Scott hơn, và hài lòng thấy rằng tâm hồn y đã cảm ứng với tâm hồn mình. Y nói về cảnh đẹp thiên nhiên ở nhiều nơi y đã đi qua, y nói đến người vợ đang cách xa nửa vòng trái đất, về những đồng điệu của bà ta với chồng. Y cho tôi xem nhiều đoạn thư của vợ, những đoạn nói về cái khuynh hướng lãng mạn của bà ta. Có một đoạn bà ấy tả một cây cầu lúc hoàng hôn trên hồ Superior ở tiểu bang Wisconsin, nơi gia đình Scott ở. “Thật kỳ lạ, những tia nắng cuối ngày có thể biến đổi một công trình xấu xí trên nước thành một cảnh đẹp tĩnh mịch và hoang liêu. Em có thể tìm thấy một yên tĩnh cho tâm hồn, điều mà dưới ánh sáng chói chan của một ngày dài nó biến đi đâu mất. Và vì thế em yêu những hoàng hôn vô cùng.”

Và mối liên lạc giữa hai trưởng toán Lực Lượng Ðặc Biệt, một Việt, một Mỹ dừng ở mức thân mật, dễ chịu đó cho đến ngày tôi lại được điều động đi nơi khác.

Không ảnh căn cứ Pleime trong chiến tranh Việt Nam - Aeial view of Plei Me sepcial camp in Viet Nam war
Không ảnh căn cứ Pleime trong chiến tranh Việt Nam – Aeial view of Plei Me sepcial camp in Viet Nam war

Jennifer khệ nệ mang cuốn ảnh gia đình ra và lật ngay trang có bức hình nàng muốn khoe với tôi:

– Ðể ông nhìn lại một bức hình từ Việt Nam.

Tôi nhìn bức ảnh màu chụp một cảnh hoàng hôn – hay bình minh, không biết nữa – tuyệt đẹp. Nhưng bức hình làm tôi nao nao. Rồi tôi nhận ra hình thù quen thuộc của ngọn núi Chu Prong xa tít tắp, mờ trong sương khói trên cái biển lá rừng trùng điệp đó. Tôi khẽ lặp lại từ vô thức một âm vang xưa cũ:

– Sunset on Ia Drang valley (Hoàng hôn trên thung lũng Ia Drang).

Jennifer bỗng trờ người tới:

– But how? (Nhưng làm sao ông biết?)

Tôi hỏi lại bà ta:

– Có phải Tim ?

Jennifer khẽ gật đầu.

Tôi bắt đầu kể sơ lược về những ngày tháng cũ ở Plei-Me với đại úy Timothy Scott mà sau này thân mật hơn tôi chỉ gọi Tim. Người đàn bà chăm chú nghe, nhưng trong ánh mắt bà ta tôi cảm nhận một vẻ gì xa vắng. Luật của đời sống, tôi nghĩ. Ông chồng đến bên vợ, và Jennifer quay sang ôm chồng rồi nói:

– Em xin lỗi mình nhé. Chẳng qua bức hình cũ lại liên quan đến người đàn ông này, thế thôi. Ông ấy từng ở chung với Tim tại vùng này.

Người chồng nở nụ cười rộng lượng:

– Ồ, thật à? Nhưng mọi sự vẫn có thể xãy ra. Tình cờ là một phần của đời sống mà.

Jennifer nói:

– Ðây là bức ảnh cuối cùng trong đời Tim. Lúc người sĩ quan đại diện bộ chỉ huy đến trao lại cho tôi những tư trang của anh ấy, tôi có nhận một máy ảnh trong đó cuộn phim chỉ mới nhảy đến số 2. Tôi không sử dụng tiếp, và đem phim đi rửa. Chỉ có tấm ảnh này thôi. Theo báo cáo của đơn vị thì anh ấy bị địch bắn tỉa trong lúc đang chụp ảnh.

Tôi nói với Jennifer rằng tôi cũng nghe tin như thế, bởi vì khi xảy ra biến cố kia thì tôi đã được thuyên chuyển về vùng Sài Gòn trước đó ít lâu. Tin chỉ có thế, nhưng tôi còn biết nhiều hơn những gì cấp chỉ huy của Scott biết về vụ này.

Căn cứ Plei-Me hình tam giác. Ngoài những pháo đài nằm dọc chiến hào phòng thủ, tại ba góc nhọn của trại còn có ba pháo đài chính mà hỏa lực từ đó có thể bao quát một xạ trường vòng cung trước mặt và hai xạ trường dọc theo hai cạnh của trại. Mỗi pháo đài có một tên bằng số. Tim Scott đã chết trên nóc bằng của pháo đài chính ở cái góc trại nhô về hướng Tây, pháo đài số 6. Pháo đài này là điểm nguy hiểm nhất, vì là nơi địch vẫn thường bắn tỉa, cho nên không ai bén mảng lên nóc, ngoại trừ tối cần. Nhưng oái oăm thay, nóc pháo đài số 6 lại là nơi ngắm nhìn hoàng hôn tuyệt đẹp, và không có nơi nào trong trại thay thế được. Tôi và Tim thỉnh thoảng vẫn liều mạng phóng lên nóc bằng đó ít giây nhìn cảnh mặt trời lặn cho “mãn nhãn” rồi lẹ làng rút lui.

Có lẽ Tim đã nói nhiều với vợ về hoàng hôn vùng này qua những thư viết từ Plei-Me. Có lẽ Tim đã muốn chụp vài tấm ảnh hoàng hôn cho vợ vì Jennifer đã bày tỏ ao ước được xem ảnh hoàng hôn trên thung lũng Ia Drang. Nhưng mọi sự bây giờ đã là quá khứ – một quá khứ đã đi theo với người chết một phần, còn ở lại trong tôi một phần thì không gợi hứng để kể lại với người đàn bà một thời cũng đã can dự vào nó – thì phỏng có ích lợi gì soi rọi thêm vào mớ sự việc của ngày xưa đó. Tôi chẳng nói điều gì thêm về “những ngày xưa thân ái” với Tim Scott, và đôi vợ chồng này có vẻ cũng muốn mọi sự xưa cũ hãy theo tháng ngày ngủ yên. Tôi lại nghĩ ngợi miên man. Không biết Jennifer còn giữ được tâm hồn lãng mạn của ngày xưa, tâm hồn mà tôi có dịp biết đến ít nhiều qua những đoạn thư Tim cho tôi đọc. Không biết bà ta nghĩ gì về chiến tranh, về cái chết phi lý của chồng cũ. Tôi lại nghĩ đến những đoàn quân ma năm xưa trong cái vùng hoàng hôn đó. Rồi tôi nghĩ đến tên du kích đã đưa súng nhắm và bóp cò kết liễu cuộc đời của Tim. Không biết tất cả có bao giờ ngắm hoàng hôn trên thung lũng mà họ ẩn trú. Tôi chẳng trách cứ ai. Trong chiến tranh người ta vẫn chém giết nhau trước những cảnh trí hoàng hôn hay bình minh rực rỡ. Có điều là trong những ngày ở Plei-Me có lần tôi đã thấy mình thầm mơ được trở lại trong một ngày dứt chiến chinh để không còn nhìn hoàng hôn với nỗi chết rình rập trong hồn. Và bây giờ thì sao? Chiến tranh đã chấm dứt, dù không theo dự kiến của tôi. Tôi nghĩ, thiên nhiên thì muôn đời vẫn thế, miễn là con người đừng tìm cách biến đổi nó, và miễn là con người có được tĩnh tâm để nhìn ngắm nó.

Tôi cám ơn cặp vợ chồng Mỹ về bữa cơm chiều họ đãi tôi với tình bạn đồng sở. Trên đường về tôi vẫn còn tư lự, tuy không rõ mình đã cảm xúc những gì. Tôi bỗng lóe lên ý nghĩ xin làm một phó bản của bức ảnh mình vừa được xem. Ðể làm gì? Ðể hình dung lại một cảnh trí mình đã dự, để sống lại cái cảm giác bất an xưa cũ, hay chỉ thuần muốn lưu lại một cái gì từ một khung trời tuổi trẻ, như những ai đó đã từng làm? Có thể tất cả các điều đó, nhưng có một điều tôi biết rõ là bức ảnh hoàng hôn của Tim Scott nói riêng với tôi nghìn lời. Tôi không biết khẩu độ ống kính máy ảnh của anh ta bao nhiêu. Tôi không rõ tốc độ phim anh đã dùng. Nhưng cần chi những yếu tố đó. Tôi nhớ lời một anh lính thuật lại, “ông đại úy Mỹ chỉ vừa đưa máy ảnh lên nhắm là bị bắn ngã ngửa”. Và bây giờ tôi được Jennifer cho xem bức hình độc nhất chồng cũ của bà ta để lại. Hai sự kiện ấy cho tôi một nghĩa lý thật não lòng.

Tôi không tin Tim đã chụp bức hình này một ngày nào trước khi anh bị rủi ro, vì nếu đã có bức hình rồi anh ta đã không liều lĩnh leo lên lại cái tử giác đó. Tôi cũng không tin Tim đang nấn ná định chụp bức ảnh thứ hai sau khi vừa bấm xong tấm thứ nhất thì bị bắn. Tôi hình dung một người đang nhắm cảnh vật qua khung kiếng hình chữ nhật của máy ảnh, một cảnh hoàng hôn trong đó có một người du kích đang ẩn mình, ghìm súng, và một người đang nhắm một hình bóng hiện rõ trong tia nắng chiều rọi lại từ phía Tây, một hình bóng nằm cuối đoạn thẳng tưởng tượng xuyên tâm lổ chiếu môn đến đỉnh đầu ruồi! Có thể Tim bấm nút máy ảnh trước. Có thể người du kích bóp cò súng trước động tác của Tim một khoảnh khắc nào đó, cũng không sao vì vận tốc ánh sáng nhanh hơn vận tốc viên đạn! Không hiểu sao, tôi bỗng có khuynh hướng nghĩ cả hai động tác xảy ra cùng một thời khắc.

Leave A Reply

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex