Xe bọc thép tấn công kỵ binh – Armored Cavalry Assault Vehicle – ACAV trong chiến tranh Việt Nam
Xe bọc thép tấn công kỵ binh – Armored Cavalry Assault Vehicle – ACAV là một khái niệm hoàn toàn mới do trung tá Martin D. Howell đưa ra trong chiến tranh Việt Nam
Trung tá Martin D. Howell sinh năm 1926 ở Jacksonville, Florida. Tốt nghiệp trường Đại Học Quân Đội Chiến Tranh – Army War College và tham gia cuộc chiến Triều Tiên. Năm 1966 ông tình nguyện đến Việt Nam và là chỉ huy của Chi Đoàn 1 thuộc trung đoàn 11 Thiết Kỵ
Tại Việt Nam, ông đã đưa ra khái niệm Xe bọc thép tấn công kỵ binh . Nghĩa là với xương sống là những chiếc thiết vận xa M-113 nhưng được vũ trang mạnh, để có thể tấn công quân Giải Phóng chứ không đơn thuần chỉ là xe chở quân. Ngày 21 tháng 11 năm 1966, trung đội 1 thuộc chi đội C chi đoàn 1 bị trung đoàn 275 phục kích nhưng ông đã chuyển phục kích thành cuộc phản công, kết quả Mỹ chết 3, quân Giải Phóng thiệt hại 37 người. Đây là chiến thắng đầu tiên của đội thiết kỵ Mỹ trước quân Giải Phóng
Ngày 2 tháng 12 năm 1966, trung đoàn 274 quân Giải Phóng lại phục kích và lần này, ông đã áp dụng chiến thuật cực kỳ nhanh chóng và linh hoạt khi lập tức trong 7 phút, đã phái chi đội B đến tiếp cứu đồng thời trực tiếp ngồi trên trực thăng chỉ huy và ra lệnh cho các xe thiết giáp M-113 liên tục quần thảo trong khu vực chiến đấu để lùa quân Giải Phóng phải thoát ra đồng trống nơi các trực thăng cường kích và pháo binh oanh tạc dữ dội. Kết quả trận đánh là trung đoàn 274 bị thiệt hại nặng mà quân Mỹ không thiệt hại người nào. Sau trận đánh này, ông được thưởng Ngôi Sao Bạc – Silver Star
Đến ngày 14 tháng 3 năm 1967, cũng với chiến thuật tấn công mạnh bằng xe bọc thép M-113 , ông được thưởng huy chương Bronze Star. Ngày 29 tháng 4 năm 1967 ở Dầu Tiếng, chiến công với chi đoàn 1 của ông được thưởng huy chương Distinguished Flying Cross
Sau các trận đánh này, các lực lượng thiết kỵ khác của Mỹ được yêu cầu nghiên cứu và áp dụng chiến thuật của trung tá Martin D. Howell và từ đó khái niệm Xe bọc thép tấn công kỵ binh – ACAV được ứng dụng rộng rãi trong chiến tranh Việt Nam và quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã ứng dụng chiến thuật này khi cùng áp dụng với những chiếc xe thiết giáp M-113 nhưng giới hạn hẹp hơn, ít kết hợp pháo binh và máy bay hơn với tên gọi là chiến thuật Thiết Xa Vận