Trận Thượng Đức – Battle of Thuong Duc năm 1974
Trận Thượng Đức năm 1974 còn gọi là trận Thường Đức – Battle of Thuong Duc diễn ra từ tháng 7 đến tháng 11 năm 1974 và kết quả là quận đầu tiên lọt vào tay Quân Giải Phóng sau hiệp định Paris được ký kết
Đây là phần tài liệu trong tài liệu : “South Vietnam : from ceasefire to capitulation” của đại tá William Le Gro được sử dụng tại trung tâm Lịch Sử Quân Đội Hoa Kỳ. Xin lược dịch cùng bạn đọc
Vị trí trận Thượng Đức
Thường Đức nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Nam trong thung lũng Hà Tân, một khu vực nghèo nàn khô cằn sỏi đá ở phía Tây Nam Đà Nẵng khoảng 50 cây số, và phía Tây là vùng rừng núi trùng điệp chạy dài tới biên giới Lào. Đây là tiền đồn chiến lược bảo vệ căn cứ quân sự và phi trường Đà Nẵng, một trong những căn cứ lớn nhất của VNCH.
Địa hình Thượng Đức rất hiểm yếu, ba bề là núi cao, có nhiều dốc dựng đứng, phía Đông bằng phẳng, là nơi hợp lưu của hai con sông Côn và sông Vu Gia nước sâu. Sông Vu Gia với đường Liên Tỉnh Lộ 4 chạy dài từ Tây sang Đông và nối với QL 14. Chính phủ VNCH đã cho thành lập quận Thượng Đức nhằm án ngữ đường QL 14 không cho Quân Giải Phóng sử dụng đường này để đưa chi viện từ Bắc vào Nam. Trên sườn đồi, về hướng tây, ở đầu xã là Trụ sở văn phòng Quận và cũng là Chi Khu Thường Đức.
Trước kia Lực Lượng Ðặc Biệt (LLĐB) Hoa Kỳ đã xây dựng và để lại một căn cứ phòng thủ chiến lược với hệ thống giao thông hào liên hoàn trong căn cứ cùng với 35 lô cốt nửa chìm nửa nổi, mỗi lô cốt rộng bốn mét, xây dựng bằng xi măng cốt thép bao bọc hai lớp bao cát đặt ngang ở giữa, nhiều công sự có nắp và một hệ thống nhà hầm và hầm ngầm. Khu thông tin, chỉ huy pháo binh, bệnh viện, kho đều nằm sâu trong lòng đất. Trong khu vực nhà ngầm được chia thành nhiều phòng. Lực lượng VNCH ở Thượng Đức có Tiểu Đoàn 79 Biệt Động Quân Biên Phòng, hai đại đội Địa Phương Quân, một đại đội Cảnh Sát Dã Chiến, một trung đội Viễn Thám và 16 trung đội Nghĩa Quân, tất cả đặt dưới sự chỉ huy của Trung Tá Nguyễn Quốc Hùng, quận trưởng.
Về mặt chiến lược, Thường Đức còn là một vị trí quan trọng xuất phát các cuộc hành quân trinh sát, khống chế con đường tiếp liệu Trường Sơn Đông mà quân Bắc Việt vừa mới khai dựng sau ngày ký hiệp định 27/1/1973. Từ phía Bắc quân dụng và chiến cụ theo đường mòn Hồ Chí Minh đưa từ A Lưới đến A Shau qua Trào đến Bến Giàng nằm trên LTL 4 cách Thường Đức không xa. Tại đây quân Giải Phóng có những kho tồn trử quân dụng tiếp tế cho mặt trận Quân Khu Năm.
Về chính trị, với việc chiếm đóng Thường Đức, Hà Nội có thể đánh giá được phản ứng của Hoa Kỳ và khả năng tăng viện viện trợ quân sự cho Sàigòn. Về quân sự, Hà Nội có thể đánh giá khả năng phản kích, cơ động và hỏa lực yểm trợ của chủ lực VNCH ở Quân Khu 1, đặc biệt là lực lượng tổng trừ bị cơ động chiến lược (Nhảy Dù).
Đối với phía Việt Nam Cộng Hòa, trận đánh Thượng Đức – Battle of Thuong Duc đánh dấu việc vi phạm ngưng bắn của quân Bắc Việt đã đến một mức độ nghiêm trọng mới. Thường Đức trở thành quận lỵ đầu tiên của VNCH rơi vào tay Quân Giải Phóng sau ngày ngưng bắn. Đại Lộc và Đà Nẵng bị đe dọa nghiêm trọng từ hướng Tây chỉ cách thung lũng sông Vu Gia.
Lực lượng tham chiến trong trận Thượng Đức
Phía quân Giải Phóng gồm có :
-
SĐ324B gồm các Trung Đoàn 29, Trung Đoàn 6 & Trung Đoàn 803 di chuyển từ phía Tây tỉnh Quảng Trị xuống tỉnh Quảng Nam.
-
SĐ304 Điện Biên, Tư lệnh là Trương Công Phê, Chính ủy là Trần Bình chỉ huy trực tiếp trận chiến. gồm 3 Trung Đoàn 66, 24 & 36 vừa tham gia trận đánh chiếm căn cứ Dak Pek ở phía Bắc tỉnh Kontum vào giữa tháng Năm đã bí mật di chuyển vào khu vực Thượng Đức.
-
Trung Đoàn 31 thuộc SĐ2 Bắc Việt được tăng viện vào lúc cuối trận chiến.
-
2 Tiểu Đoàn bộ đội địa phương Quảng Đà.
-
Một Trung đoàn Pháo và Trung đoàn Chiến Xa.
Phía quân Việt Nam Cộng Hòa gồm có :
-
Tiểu Đoàn 79 Biệt Động Quân Biên Phòng.
-
Hai Đại Đội Địa Phương Quân.
-
Một Đại Đội Cảnh Sát Dã Chiến.
-
Một Trung Đội Viễn Thám.
-
16 Trung Đội Nghĩa Quân.
Sau khi chi khu Thượng Đức bị tấn công, quân Việt Nam Cộng Hòa tăng viện 2 lữ đoàn Nhảy Dù gồm :
-
Lữ đoàn 1 Nhảy Dù do Trung Tá Nguyễn Văn Đỉnh làm Lữ Đoàn Trưởng gồm 3 Tiểu Ðoàn 1,8,9 ND và TÐ1PBND
* Tiểu Ðoàn 1 Nhảy Dù, Thiếu Tá Ngô Tùng Châu làm Tiểu Đoàn Trưởng
* Tiểu Ðoàn 8 Nhảy Dù , Thiếu Tá Nguyễn Quang Vân làm Tiểu Đoàn Trưởng
* Tiểu Ðoàn 9 Nhảy Dù, Thiếu Tá Nguyển Văn Nhỏ làm Tiểu Đoàn Trưởng
* Tiểu Ðoàn 1 Pháo Binh Nhảy Dù , Thiếu Tá Nguyễn Văn Nghi làm Tiểu Đoàn Trưởng. -
Lữ đoàn 3 Nhảy Dù do Trung Tá Lê Văn Phát làm Lữ Đoàn Trưởng gồm 3 Tiểu Ðoàn 2,3,6 ND và TÐ3PBND
* Tiểu Ðoàn 2 Nhảy Dù, Thiếu Tá Trần Công Hạnh làm Tiểu Đoàn Trưởng
* Tiểu Ðoàn 3 Nhảy Dù, Thiếu Tá Võ Thanh Đồng làm Tiểu Đoàn Trưởng
* Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù, Thiếu Tá Nguyển Hữu Thành làm Tiểu Đoàn Trưởng
* Tiểu Ðoàn 2 Pháo Binh Nhảy Dù Thiếu Tá Nguyển Văn Thông làm Tiểu Đoàn Trưởng
Diễn biến trận Thượng Đức
Trận Thượng Đức bắt đầu ngày 29 tháng 7 năm 1974, quân Giải Phóng pháo kích và bắn tên lửa vào sân bay Đà Nẵng để ngăn chận máy bay cất cánh, cùng lúc đó pháo binh bắn liên tục vào chi khu Thượng Đức kết hợp sư đoàn 324 Bắc Việt tấn công trên bộ vào các vị trí tiền tiêu do tiểu đoàn 79 Biệt Động Quân Biên Phòng đang phòng thủ. Các tiền đồn phòng thủ đều bị chia cắt, binh lính Biệt Động Quân chống trả ác liệt. Các máy bay Việt Nam Cộng Hòa cố gắng cất cánh được và ném bom yểm trợ hữu hiệu. Pháo binh VNCH đặt tại đồi 52 đã bắn yểm trợ phòng thủ tại chi khu Thượng Đức. Quân Giải Phóng chiếm được các vòng rào bên ngoài nhưng không vào được bên trong.
Sáng ngày 30 tháng 7, trung tá chi khu trưởng bị thương do bị pháo kích liên tục nhưng chi khu Thượng Đức vẫn được giữ, các cuộc tấn công của Bắc Việt bị đẩy lùi. Các máy bay trinh sát phát hiện một đoàn xe tăng và xe kéo pháo của Bắc Việt đang di chuyển trên Tỉnh Lộ 4 phía Tây của Thượng Đức, không quân VNCH đã ném bom oanh kích và phá hủy 3 xe tăng
Ngày 31 tháng 7, quân Bắc Việt đã tiến sát bên ngoài tuyến phòng thủ của chi khu Thượng Đức và tấn công dữ dội. Tiểu đoàn trưởng Biệt Động Quân đã phải gọi pháo kích bắn thẳng vào vị trí của Biệt Động Quân để giải tỏa. Cuộc tấn công bị đẩy lùi nhưng Quân Giải Phóng đã chiếm các cao điểm 1235, 1062 và chốt chặn đường tỉnh lộ 4 nhằm phục kích quân Việt Nam Cộng Hòa tiến lên chi viện. Trong suốt những ngày qua, pháo binh của Bắc Việt liên tục pháo kích vào quận Đại Lộc là nơi đóng quân của trung đoàn 2 bộ binh VNCH.
Trước tình hình nghiệm trọng tại trận Thượng Đức, ngày 1 tháng 8, Tướng Ngô Quang Trưởng – tư lệnh Quân Đoàn I thuộc Vùng I Chiến Thuật họp bàn của thiếu tướng Nguyễn Huy Hinh – sư đoàn trưởng sư đoàn 3 Bộ Binh. Cả 2 cùng thấy rằng với lực lượng hiện tại, không đủ để giải vây cho Thượng Đức. Để bảo vệ cạnh sườn của Đà Nẵng, tướng Nguyễn Duy Hinh điều trung đoàn 2 đến đóng ở phía Tây quân Đại Lộc. Tuy nhiên trung đoàn 3 vộn đã bị thiệt hại nặng trong các trận trước đó không đủ sức tiến theo đường TL 4 đã bị quân Giải Phóng chốt chặn rất nhiều.
Xem tiếp : Trận Thượng Đức 1974 – Battle of Thuong Duc năm 1974 – P2