Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Trận cổ thành Quảng Trị trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Battle of Quang Tri Citadel – P2

0 766

Ngày 26 tháng 7, sư đoàn Nhảy Dù đã bàn giao nhiệm vụ của trận cổ thành Quảng Trị trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Battle of Quang Tri Old Citadel lại cho sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến

Sau khi lực lượng Nhảy Dù mở các đợt tấn công vào cổ thành Quảng Trị thất bại, tướng Ngô Quang Trưởng – Chỉ Huy Quân Đoàn I đã giao nhiệm vụ lại cho sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến của chuẩn tướng Bùi Thế Lân. Trước đó, ngày 4-5-1972, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cử Ðại Tá Bùi Thế Lân, lúc đó đang là Tư Lệnh Phó lên thay Trung Tướng Lê Nguyên Khang làm Tư Lệnh Sư Ðoàn TQLC.  Ðến cuối tháng 5, vào ngày 28-5-1972, Ðại Tá Lân vinh thăng Chuẩn Tướng nhiệm chức

Thủy Quân Lục Chiến với giai đoạn 1 : Ngày 28 tháng 6 đến 26 tháng 7

Ngay từ ngày đầu của Chiến dịch Lam Sơn 72, 28-6-1972, thi hành lệnh của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Chuẩn Tướng Bùi Thế Lân, tân Tư Lệnh của Sư Ðoàn TQLC, đã điều động ngay 4 tiểu đoàn tác chiến là các Tiểu Ðoàn 3,5,7 và 8 tiến lên phía Bắc, dọc theo bờ biển, bên phía Ðông của Quốc Lộ 1, song song với Sư Ðoàn Dù. Các đợt tấn công của TQLC gặp phải sự kháng cự ác liệt của các đơn vị thuộc sư đoàn 304 Quân Giải Phóng

Ngày 29-6-1972, các đơn vị trực thăng đã bất ngờ đổ bộ 2 Tiểu Ðoàn 1 và 4 đổ xuống phía Ðông Bắc Thị xã Quảng Trị, dọc theo Hương Lộ 555 tại 2 Bãi Ðổ Quân (LZ = Landing Zone) Flamingo và Hawk. Quân Giải Phóng đã bị bất ngờ nên sau khi phát hiện đã tổ chức các cuộc tấn công vào 2 bãi đáp nhưng bị TQLC dưới sự yểm trợ bởi hỏa lực của máy bay B-52 đẩy lùi

Ngày 11-7, Tướng Lân đã tổ chức cuộc đổ bộ mới ở phía Đông Bắc thị xã Quảng Trị. Mục tiêu là cắt đứt đường Hương Lộ 560, dài khoảng 17 km, từ căn cứ Cửa Việt (một căn cứ cũ của QLVNCH) cho đến Thị Xã Quảng Trị, con đường huyết mạch tiếp tế cho các lực lượng của địch cố thủ trong Thị Xã Quảng Trị và Cổ Thành Ðinh Công Tráng. Lực lượng đổ bộ bao gồm Tiểu Ðoàn 1 (danh hiệu Quái Ðiểu, với Tiểu Ðoàn Trưởng là Thiếu Tá Nguyễn Ðăng Hòa) đổ xuống Triệu Phong, tại các Bãi Ðổ Quân Blue Jay và Crow. Ðây cũng là một cuộc đổ quân vô cùng nguy hiểm vì là nhảy thẳng vào lòng địch, và chắc chắn sẽ gặp sự kháng cự mạnh mẽ của địch.  Do đó, đích thân Tướng Trưởng và Tướng Lân đã đến tận nơi xuất phát, bắt tay tiễn đưa trước khi Thiếu Tá Hòa bước lên trực thăng. Hỏa lực phòng không của quân Giải Phóng bắn lên dữ dội. Chiếc trực thăng của Thiếu Tá Hòa bị trúng dạn phòng không nhưng may mắn không bị rớt, nhưng khi vừa nhảy ra khỏi trực thăng, Thiếu Tá Hòa đã bị trúng ngay một mãnh đạn pháo 57mm ở đùi. Một chiếc trực thăng CH53 bị trúng phòng không và nổ tung trên trời, 60 người trên máy bay chỉ còn 12 người sống sót. Sau khi cuộc đổ quân hoàn tất, Tiểu Ðoàn 1 có số tổn thất là trên 100 người, vừa chết vừa bị thương. 

Sơ đồ tấn công của Thủy Quân Lục Chiến VNCH từ ngày 8 tháng 6 đến 11 tháng 7 trong trận cổ thành Quảng Trị trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 a- ARVN Marine attack direction in Battle of Quang Tri Citadel in Vietnam war
Sơ đồ tấn công của Thủy Quân Lục Chiến VNCH từ ngày 8 tháng 6 đến 11 tháng 7 trong trận cổ thành Quảng Trị trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 a- ARVN Marine attack direction in Battle of Quang Tri Citadel in Vietnam war

Ngay sau khi cuộc đổ bộ diễn ra, quân Giải Phóng đã tổ chức tấn công với xe tăng yểm trợ. Tiểu đoàn 1 đã giữ vững bãi đáp trong 3 ngày trước khi được được Tiểu Ðoàn 2 (danh hiệu Trâu Ðiên, với Tiểu Ðoàn Trưởng là Thiếu Tá Trần Văn Hợp) lên thay thế. Tiểu đoàn 2 đã mở rộng phòng tuyến ra đến cầu Ba Bến, giúp cho Công Binh TQLC bắt được cầu phao qua sông Vĩnh Ðịnh để cho các chiến xa M48 đầu tiên của Thiết Ðoàn 20 tiến lên yểm trợ. Ngày 14 tháng 7, tiểu đoàn 1 được đưa về Huế để nghỉ dưỡng và bổ sung quân số

Những ngày sau đó, tướng Bùi Thế Lân tiếp tục cho các đơn vị TQLC mở các cuộc hành quân ở phía Bắc và Đông Bắc của thị xã Quảng Trị nhằm cô lập cổ Thành Quảng Trị và thị xã Quảng Trị.

Ngày 26 tháng 7, sư đoàn Nhảy Dù đã bàn giao nhiệm vụ của trận cổ thành Quảng Trị trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Battle of Quang Tri Old Citadel lại cho sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến và đơn vị này bắt đầu vào giai đoạn 2

Không ảnh Thành cổ Quảng Trị trong trận thành cổ Quảng Trị năm 1972 trong chiến tranh Việt Nam - Aerial view of Quang Tri Citadel in 1972 in Viet Nam war
Không ảnh Thành cổ Quảng Trị trong trận thành cổ Quảng Trị năm 1972 trong chiến tranh Việt Nam – Aerial view of Quang Tri Citadel in 1972 in Viet Nam war

Thủy Quân Lục Chiến với giai đoạn 1 : từ ngày 27 tháng 7

Ngày 27-7-1972, Chuẩn Tướng Bùi Thế Lân đưa ra kế hoạch hành quân tấn công tái chiếm Cổ Thành Ðinh Công Tráng như sau :

– Lữ đoán 258 của Ðại Tá Ngô Văn Ðịnh sẽ chịu trách nhiệm tấn công chính vào hướng Tây Nam, lực lượng yểm trợ gồm Tiểu Ðoàn 1 Pháo Binh 105 ly của Sư Ðoàn TQLC, Thiết Ðoàn 17 (thuộc Lữ Ðoàn 1 Kỵ Binh, với các thiết vận xa M-113, Chỉ Huy Trưởng là Trung Tá Nguyễn Viết Thạnh), và 1 Chi đoàn chiến xa M48.

– Lữ Ðoàn 147 của Trung Tá Nguyễn Năng Bảo cùng Tiểu Ðoàn 2 Pháo Binh của TQLC có nhiệm vụ tấn công ở hướng Đông Bắc và chốt chặn nhằm ngăn quân Giải Phóng từ phía Bắc tiến xuống

– Lữ Ðoàn 369 của Ðại Tá Nguyễn Thế Lương làm lực lượng trừ bị

Tướng Bùi Thế Lân sử dụng chiến thuật luân phiên, nghĩa là các tiểu đoàn TQLC sẽ thay nhau trực thuộc lữ đoàn 258 để lãnh nhiệm vụ tấn công và sau đó được các tiểu đoàn khác thay thế . Điều này giúp các binh sĩ được nghỉ ngơi và bổ sung quân số tránh các đơn vị mất sức chiến đấu

Trận cổ thành Quảng Trị trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Battle of Quang Tri Old Citadel của Thủy Quân Lục Chiến có thể được chia làm 3 giai đoạn 

Giai đoạn 1 : từ ngày 27-7-1972 đến ngày 29-8-1972

Các đơn vị tiểu đoàn 3,5,9 đã thay phiên nhau từ khu vực nhà thờ Trí Bưu, Cù Hoan, ngã 3 Long Hưng đã thay nhau tiến quân vượt qua bệnh viện Quảng Trị, trường Bồ Đề theo đường Trần Hưng Đạo đến sát thị xã. Quân Giải Phóng với sư đoàn 304 và 325 chống cự ác liệt. Tiểu đoàn 3 TQLC tổn thất 400/700 binh sĩ và được tiểu đoàn 8 thay thế, tiểu đoàn 9 cũng tổn thất hơn 300 người. Tuy nhiên, đường tiến quân đã vào thị xã đã được mở rộng

Lúc này quân Giải Phóng đã sử dụng căn hầm ở dinh Tỉnh Trưởng Quảng Trị sát bờ sông làm tổng hành dinh cho trận đại và cũng là nơi tập trung các thương binh trước khi chuyển qua sông ra khỏi chiến trường để phục vụ điều trị. Cây Cầu sắt vượt sông Thạch Hãn đã bị phá hủy nên bến Vượt là nơi duy nhất để quân Giải Phóng chuyển quân qua lại và tiếp viện, quân Mỹ biết được nên ném bom và pháo kích dữ dội, quân Giải Phóng cũng tập trung pháo ở bờ Bắc sông Thạch Hãn để pháo kích không cho quân Việt Nam Cộng Hòa có thể chiếm được bến sông này

Dinh tỉnh trưởng Quảng Trị trước trận thành cổ Quảng Trị năm 1972 trong chiến tranh Việt Nam - Chief of Quang tri Province's office before Battle of Quang Tri Citadel 1972 in Viet Nam war
Dinh tỉnh trưởng Quảng Trị trước trận thành cổ Quảng Trị năm 1972 trong chiến tranh Việt Nam – Chief of Quang tri Province’s office before Battle of Quang Tri Citadel 1972 in Viet Nam war

Giai đoạn 2 : từ ngày 29-8-1972 đến ngày 9-9-1972

Giai đoạn này chủ yếu là các cuộc tấn công trong thị xã Quảng Trị nhằm mục tiêu cuối cùng là Cổ Thành Quảng Trị. Tướng Bùi Thế Lân đã sử dụng 4 tiểu đoàn 1,3,5,6 để thay thế tiểu đoàn 8 và 9. Trận chiến diễn ra rất ác liệt trên từng tuyến đường, từng góc phố, từng ngôi nhà. Các tiểu đoàn TQLC đã chịu nhiều tổn thất để đến được bờ thành của cổ thành Đinh Công Tráng

Giai đoạn 3 : từ ngày 9-9-1972 đến ngày 16-9-1972

Ðây là giai đoạn cuối cùng của Chiến Dich Lam Sơn 72, với mục tiêu là tái chiếm Cổ Thành Ðinh Công Tráng. Tướng Bùi Thế Lân dùng lữ đoàn 147 tấn công ở hướng Đông Bắc với mục tiêu chính là cổ thành Quảng Trị và lữ đoàn 258 tấn công ở phía Tây Nam với mục tiêu chính là Dinh Tỉnh Trưởng Quảng Trị và Tòa Hành Chánh Tỉnh Quảng Trị. Quân Giải Phóng đã cho sư đoàn 320 hàng ngày tiếp viện vào thị xã và cổ thành vào ban đêm bằng cách vượt sông Thạch Hãn

Cầu Thạch Hãn bắt qua sông Thạch Hãn trước trận Cổ Thành Quảng Trị năm 1972 trong chiến tranh Việt Nam - Thach Han bridge before battle of Quang Tri citadel 1972 in Viet Nam war
Cầu Thạch Hãn bắt qua sông Thạch Hãn trước trận Cổ Thành Quảng Trị năm 1972 trong chiến tranh Việt Nam – Thach Han bridge before battle of Quang Tri citadel 1972 in Viet Nam war

Xem lại : Trận cổ thành Quảng Trị trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972Battle of Quang Tri Old Citadel 1972 – P1

Xem tiếp : Trận cổ thành Quảng Trị trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972Battle of Quang Tri Old Citadel 1972 – P3

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex