Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Trận cổ thành Quảng Trị trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Battle of Quang Tri Citadel – P3

0 563

Tổn thất cả 2 phía của chiến dịch tái chiếm Quảng Trị và đặc biệt là trận cổ thành Quảng Trị trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Battle of Quang Tri Old Citadel là rất lớn. Chỉ riêng lữ đoàn 258 TQLC là 3.911 gồm 637 tử thương và 3.274 bị thương

Từ giữa tháng 8, quân Giải Phóng được bổ sung trung bình mỗi đêm 40-50 người mạnh khỏe (đã trừ đi người bị thương, đào ngũ, …) tương đương hơn 1 trung đội, nên sức chiến đấu tương đối nguyên vẹn. Hàng ngày, các xuồng chiến đấu bí mật cập sông tiếp tế lương thực, thuốn men, đạn dược. Các cuộc chiến đấu tiếp tục diễn ra ác liệt, hai bên giành giật từng góc phố, từng con đường trong thị xã

Đến đầu tháng 9, nước sông Thạch Hãn lên nhanh, việc tiếp tế của quân Giải Phóng trở nên khó khăn hơn rất nhiều tuy nhiên trong đêm 12 tháng 9, quân Giải Phóng vẫn được bổ sung 201 chiến sĩ và trận cổ thành Quảng Trị trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 – Battle of Quang Tri Old Citadel vẫn diễn ra khốc liệt

Rạng ngày 13 tháng 9, quân tiểu đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến quân Việt Nam Cộng Hòa tấn công từ ngã tư Quang Trung-Trần Hưng Đạo hướng về khu vực chợ Quảng Trị sau đó tiến chiếm khu hành chánh gồm Ty Bưu điện, Ty Thanh Niên, Ty Ngân khố và tiến sát đến dinh tỉnh trưởng. Đồng thời, 1 hướng tấn công của Thủy Quân Lục Chiến dọc hai bên đường Phan Đình Phùng và chiếm được khu vực tòa Hành chánh tỉnh và Ty Tiểu học vụ Quảng Trị

Sau nhiều ngày tấn công ác liệt. Lúc 8h30 sáng ngày 15 tháng 9, tiểu đoàn 2 TQLC thuộc hướng tấn công của lữ đoàn 258 đã tái chiếm được Tòa Hành Chánh Tỉnh Quảng Trị

Ở hướng của lữ đoàn 147, mục tiêu chính là cổ thành Đinh Công Tráng . Đơn vị xung phong là Tiểu Ðoàn 3, với Thiếu Tá Nguyễn Văn Cảnh làm Tiểu Ðoàn Trưởng và Thiếu Tá Trần Kim Ðệ là Tiểu Ðoàn Phó. Sau nhiều ngày tấn công với các tiểu đoàn thay phiên nhau. Mờ sáng ngày 15 tháng 9, Ðại Ðội 2 của Ðại Úy Giang Văn Nhân và Ðại Ðội 3 của Ðại Úy Nguyễn Văn Thạch thuộc tiểu đoàn 3 tiếp tục tấn công. Trung Ðội 22 chiếm được cổng chính cửa Tiền đường Lê Văn Duyệt. Quân Giải Phóng rút về cửa Tả đường Phan Ðình Phùng để tiếp tục kháng cự với khẩu hiệu “K3-Tam Đảo còn, Thành cổ Quảng Trị còn”. Đến rạng sáng thì quân của tiểu đoàn 3 TQLC đã cắm được cờ trên cổng thành cửa Tả . 22 giờ ngày 15 tháng 9, sau 81 ngày đêm chiến đấu kiên cường, quân Giải Phóng bắt đầu rút lui khỏi cổ thành Quảng Trị và trận đánh thành cổ Quảng Trị kết thúc sau 81 ngày đêm

Lễ thượng cờ VNCH được cử hành chính thức ngày hôm sau, lúc 12 giờ 45 trưa ngày 16-9-1972.  Chiến Dịch Lam Sơn 72, khởi sự ngày 28-6-1972, đã chấm dứt với chiến công rực rỡ của Sư Ðoàn TQLC, QLVNCH, chiếm lại được tỉnh Quảng Trị mà quân Giải Phóng đã chiếm được từ ngày 1-5-1972

Tổng kết trận chiến thành cổ Quảng Trị

Ghi lại cuộc chiến đấu của sư đoàn Thủy quân Lục chiến tại mặt trận trung tâm thị xã Quảng Trị và Cổ Thành Quảng Trị từ khi thay thế lực lượng Nhảy Dù vào ngày 27/7/1972, trung tá Trần Văn Hiển, nguyên trưởng phòng 3 bộ Tư lệnh Sư đoàn Thủy quân Lục chiến đã viết: “Trong suốt 7 tuần lễ chiến đấu dưới những làn mưa đạn pháo nặng nề của đối phương, tính trung bình cứ 4 lính Thủy quân Lục chiến có một người tử trận. Tính từ tháng 6 năm 1972 đến ngày chiếm được thành cổ, về quân số, Thủy quân Lục chiến bị tổn thất trên 5 ngàn, trong đó có 3.658 lính tử trận”.

Trong bảng báo cáo của lữ đoàn 258 TQLC cho biết,  từ ngày 29-3 đến ngày 16-9-1972, tổng số thương vong chính thức là 3.911 gồm 637 tử thương và 3.274 bị thương

Lực lượng quân Giải Phóng Việt Nam tổn thất trong trận thành cổ Quảng Trị không được thông tin chính xác và cụ thể. Về hồi ức cá nhân, Ðại Tá Vũ Trung Thướng, trong trận Quảng Trị năm 1972 là Chính Trị Viên của Ðại Ðội 5, Tiểu Ðoàn 2, Trung Ðoàn 48, Sư Ðoàn 320 quân Bắc Việt, đã kể lại như sau: “…từ ngày 28/6 đến ngày 16/9/1972, Đại đội 5 của tôi từ 120 quân, nhưng sau đó chỉ còn 17 người sống sót.”

Sau này lịch sử đều cho rằng, trận đánh cổ thành Quảng Trị 81 ngày đêm là trận đánh khốc liệt nhất gây nên tổng thất nặng nề cho cả 2 phía

 

Quân Giải Phóng Việt Nam trong trận chiến Thành Cổ Quảng Trị năm 1972 trong chiến tranh Việt Nam - People's Army of Vietnam in battle of Quan Tri Citadel 1972 in Viet Nam war
Quân Giải Phóng Việt Nam trong trận chiến Thành Cổ Quảng Trị năm 1972 trong chiến tranh Việt Nam – People’s Army of Vietnam in battle of Quan Tri Citadel 1972 in Viet Nam war

Ý nghĩa của trận thành cổ Quảng Trị

Trận Thành cổ Quảng Trị kéo dài đến 81 ngày đêm giúp cho phía quân Giải Phóng có lợi thế trên bàn đàm phán Hiệp Định Paris. Và những tổn thất của quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong trận đánh này đặc biệt là đối với 2 lực lượng tinh nhuệ nhất và cũng là lực lượng Tổng Trừ Bị là Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến khiến quân đội Việt Nam Cộng Hòa suy yếu nghiêm trọng và khó bù đắp được cho đến tận ngày Giải Phóng Đất Nước năm 1975.

Tuy nhiên, trận đánh Quảng Trị cũng như quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã giữ được và chống lại thành công cuộc chiến ở an Lộc, Kon Tum đã thuyết phục Mỹ rằng quân đội Việt Nam Cộng Hòa vẫn có thể trụ vững mà không quân lực lượng chiến đấu trên bộ của Mỹ nếu vẫn nhận được sự chi viện của hỏa lực Mỹ

Đã có nhiều bài thơ, bài hát nói về sự khốc liệt và mất mát của trận Thành cổ Quảng Trị, trong đó người ta thường nhắc tới bốn câu thơ trong bài Lời gọi bên sông của Lê Bá Dương, một cựu chiến binh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam từng tham gia trận đánh này:

Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm

Ngoaì ra cựu chiến binh Lê Bá Dương cũng có 2 câu thơ rất hay, được xem như là tuyên ngôn hay nhất bằng thơ của quân giải phóng tham gia trận Thành Cổ Quảng trị:

Một khẩu súng giữ hai trời Nam Bắc
Một dấu chân in màu đất hai miền

Thánh đường La Vang Quảng Trị sau trận Quảng Trị 1972 trong chiến tranh Việt Nam - La Vang - A man praying in ruined La Vang Catholic church in Quang Tri 1972 in Viet Nam war
Thánh đường La Vang Quảng Trị sau trận Quảng Trị 1972 trong chiến tranh Việt Nam – La Vang – A man praying in ruined La Vang Catholic church in Quang Tri 1972 in Viet Nam war

Sau ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam, cựu chiến binh Lê Bá Dương và một số đồng đội của ông hàng năm đều về Quảng Trị ít nhất một lần để tưởng niệm những đồng đội Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã hy sinh và thả hoa xuống dòng sông Thạch Hãn. Xuất phát từ đó, những năm gần đây, hàng năm cứ vào ngày 27 tháng 7 (Ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam) cũng là gần dịp rằm tháng bảy có lễ Vu Lan báo hiếu, chính quyền Quảng Trị cũng thường tổ chức lễ thả đèn, thả hoa trên sông Thạch Hãn để tưởng niệm những liệt sĩ đã ngã xuống trong trận đánh cổ thành Quảng Trị 81 ngày đêm của trận đánh. 

Người cựu chiến binh Nguyễn Văn Hợi, qua chương trình “Lời xin lỗi” của Đài truyền hình Việt Nam đã gửi tới các đồng đội, đồng chí, tới đồng bào cả nước lời xin lỗi nghẹn ngào.

“Tôi muốn tạ lỗi với đồng đội tôi, họ làm nên chiến thắng như thế, họ hy sinh vì tổ quốc như thế, mà chúng tôi, những người đồng đội không làm được gì để đưa họ về với đất mẹ, đưa về với gia đình”

Nhân kỷ niệm 40 năm trận Thành Cổ Quảng Trị, chính quyền tỉnh Quảng Trị đã tổ chức lễ kỷ niệm rất có ý nghĩa với 81 chiếc ghế bọc vải trắng để trống ở hàng đầu tiên, mỗi chiếc ghế có 1 nón tai bèo, 1 hoa cúc trắng để dành tưởng nhớ các chiến sĩ đã hy sinh trong 81 ngày đêm của trận Thành Cổ Quảng Trị năm 1972

Nụ cười bất tử trận Thành cổ Quảng Trị 1972 của ông Lê Xuân Chinh, tác giả ảnh chụp : Đoàn Công Tính (ở giữa)
Nụ cười bất tử trận Thành cổ Quảng Trị 1972 của ông Lê Xuân Chinh, tác giả ảnh chụp : Đoàn Công Tính (ở giữa)

Người trong bức ảnh là ông Lê Xuân Chinh, năm nay đã 66 tuổi, hiện đang đối mặt với cuộc sống vô cùng gian khổ với 3 đứa con đều phải bỏ học từ nhỏ và đứa cháu nội gái đang chỉ nằm một chổ do chất độc da cam Dioxin. Ông đã dũng cảm chiến thắng bom đạn nhưng không chiến thắng nổi di chứng chất độc màu da cam. Qua bài viết, hy vọng các đọc giả có thể giúp người lính già thành cổ Quảng Trị có thể vượt qua khó khăn trong cuộc sống cũng như giúp đỡ ông có thêm chút an ủi và niềm vui bên người cháu nội đáng thương của mình

Xem lại từ đầu : Trận cổ thành Quảng Trị trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972Battle of Quang Tri Old Citadel 1972 – P1

Xem lại : Trận cổ thành Quảng Trị trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972Battle of Quang Tri Old Citadel 1972 – P2

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex