Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Tết Mậu Thân 1968 và phong trào phản chiến ở Mỹ – anti Vietnam war in US

0 1,288

Cuộc tổng tiếng công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã khiến phong trào phản chiến ở Mỹ ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn và trở thành bước ngoặc của cuộc chiến ở Việt Nam – anti Vietnam war, war protest in US

Kết quả trực tiếp là nó phá hủy nhiệm kỳ tổng thống của Lyndon B. Johnson. Chỉ hai tháng sau trận tấn công, tổng thống Mỹ gây sốc với tuyên bố sẽ không tranh cử nhiệm kỳ hai do nay ông đối diện phong trào phản chiến ở Mỹ càng mạnh mẽ, và chính sách Việt Nam của ông vỡ vụn.

Johnson không thể tái tranh cử vì trận Tết Mậu Thân gây choáng đã vạch trần những tuyên bố sai lạc mà cả ông và Tướng Mỹ William Westmoreland đã đưa ra. Họ đã nói với nhân dân Mỹ rằng “có ánh sáng ở cuối đường hầm” và rằng chiến lược “tiêu hao sinh lực địch” của quân đội Hoa Kỳ đang có hiệu quả. Nếu vậy thì sao quân Giải Phóng có thể tổ chức 1 cuộc tổng tiến công lớn đến thế trong toàn cõi miền Nam ?. 

Sau Tết, Hoa Kỳ từ bỏ ý chí chiến thắng cuộc chiến, tìm cách triệt thoát nhờ đàm phán, mà ở đó Hà Nội giữ lá bài chủ động. Theo thỏa thuận hòa bình giữa Mỹ và Bắc Việt năm 1973, Hà Nội duy trì quân ở miền Nam trong khi đòi Mỹ rút quân.

Ảnh hưởng chủ yếu của Tổng tấn công Mậu Thân là giá trị tuyên truyền khổng lồ và thúc đẩy phong trào phản chiến ở Mỹ, vì nhiều người Mỹ bắt đầu nghi ngờ tuyên bố trước đây của chính phủ Johnson rằng có tiến bộ trong cuộc chiến với quân Bắc Việt và Mặt trận miền Nam.

Biểu tình

Hơn một nửa dân số Mỹ phản đối chiến tranh tiếp tục leo thang quân sự – anti Vietnam war, Vietnam war protest in US. Sau Tết, các cuộc biểu tình bạo lực hơn. Hồi tháng Tư 1968, các nhà hoạt động phản chiến chiếm tòa nhà quản lý ở Đại học Columbia, khiến cảnh sát phải dùng vũ lực trục xuất.

Người biểu tình tìm cách phá hoại các văn phòng và nhà máy của Dow Chemical, nơi sản xuất napalm, vũ khí hóa học mà Mỹ dùng diệt lá rừng ở Việt Nam. Các nhà hoạt động và cảnh sát còn xô xát ngay tại Đại hội đảng Dân chủ ở Chicago vào tháng Tám.

Diễn viên Mỹ Jane Fonda thuộc phong trào phản chiến ở Mỹ đã ngồi trên khẩu pháo phòng không trong đợt ghé thăm Hà Nội năm 1972 trong chiến tranh Việt Nam - US actress Jane Fonda sat on anti-aircraft gun in vissting Ha Noi in Viet Nam war 1972
Diễn viên Mỹ Jane Fonda thuộc phong trào phản chiến ở Mỹ đã ngồi trên khẩu pháo phòng không trong đợt ghé thăm Hà Nội năm 1972 trong chiến tranh Việt Nam – US actress Jane Fonda sat on anti-aircraft gun in vissting Ha Noi in Viet Nam war 1972

Trận Tết Mậu Thân 1968 không chỉ dẫn tới biểu tình phản chiến bạo lực mà còn tăng cường trao đổi văn hóa giữa Bắc Việt và người Mỹ. Do Hà Nội không có quan hệ ngoại giao “chính thức” với chính phủ Mỹ, họ tiến hành ngoại giao “phi chính thức” với nhân dân Mỹ, nhằm tác động gián tiếp tới chính phủ Mỹ để chấm dứt ném bom và đàm phán hòa bình.

Các chuyến thăm Hà Nội

Chính phủ Bắc Việt khuyến khích các chuyến thăm của người Mỹ. Thông thường các vị khách nước ngoài tự trả tiền vé máy bay, còn Bắc Việt trả các khoản phí địa phương như khách sạn, tiền ăn, đi lại, và chi phí cho người phiên dịch. Nhưng nếu vị khách là nhân vật nổi bật, Hà Nội cũng trả cả vé máy bay. Chẳng hạn như trong tháng Ba 1970, Bắc Việt đồng ý bảo trợ cho giáo sư ngôn ngữ học Noam Chomsky, nhà kinh tế Douglas Dowd và mục sư Dick Fernandez là nhân vật thuộc phong trào phản chiến ở Mỹ có tiếng tăm đến thăm Hà Nội 

Noam Chomsky, một trí thức thuộc phong trào phản chiến ở Mỹ có vai trò hàng đầu đã đến thăm Bắc Việt năm 1970. Sau đó, ông cho biết ông vô cùng ấn tượng với sự cần cù và quyết tâm của người Bắc Việt trong việc duy trì hoạt động các nhà máy, sản xuất và nông nghiệp bất chấp bom Mỹ ném xuống. Chomsky không thấy có nạn đói và quan sát có nền dân chủ tham gia hạn chế. Ông phỏng đoán rằng nếu người Việt không bị cản trở bởi sự can thiệp đế quốc, họ thậm chí có thể phát triển một xã hội công nghiệp, hiện đại, có sự tham gia của người dân. 

Bắc Việt cũng trọng đãi ông Wald khi ông thăm Hà Nội tháng 2/1972 vì ông đã giành giải Nobel y khoa và là người tham gia nổi bật trong phong trào phản chiến. Sau khi quay về từ Bắc Việt, Wald tiếp tục chỉ trích chính sách của Mỹ trong bài nói quan trọng ở Đại học Kent State tháng 5/1972. Wald bày tỏ phẫn nộ rằng một máy bay Mỹ ném bom một bệnh viện miền Bắc vào ngày Giáng sinh tháng 12/1971.Wald cũng xem Tổng thống Nixon là “tổng thống phi đạo đức” dự định giữ Mỹ ở Đông Nam Á “bằng mọi giá”.

Chủ nghĩa cộng sản Việt Nam mang tính Việt Nam hơn là cộng sản. Nó mang tính chất dân tộc cao độ,” Wald nói.

Năm 1972, Hà Nội cũng đón tiếp diễn viên người Mỹ Jane Fonda và hình ảnh diễn viên này ngồi trên súng cao xạ tươi cười với các binh sĩ Bắc Việt đã làm các binh sĩ Mỹ lẫn cựu chiến binh Mỹ tức giận vì cho rằng họ đã bị xúc phạm. Nhiều người cho biết sẽ không bao giờ tha thứ cho Jane Fonda và đã đặt cho bà biệt danh là Hanoi Jane và là biểu tượng của phong trào phản chiến Việt Nam ở Mỹ

Trong các trường hợp trên, khả năng giao tiếp ngoại giao của Bắc Việt đã thành công khi thể hiện gương mặt con người của Bắc Việt và đã giành lấy sự cảm thông tối đa của người Mỹ.

Tết Mậu Thân 1968 không đạt được mục tiêu chính là dẫn đến nổi dậy ở miền Nam và qua đó dẫn đến sự tan rã của quân đội và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa từ đó buộc Mỹ phải rút khỏi miền Nam, nhưng nó lại thành công khi làm yếu đi sự ủng hộ của người Mỹ cho cuộc chiến làm phong trào phản chiến ở Mỹ tăng mạnh. Cuộc tổng tấn công phá tan huyền thoại rằng Hoa Kỳ có thể thắng cuộc chiến, và trên thực tế còn buộc một tổng thống ra đi, và khiến tổng thống mới Richard Nixon, tìm cách rút lính Mỹ, cho phép Bắc Việt giành chiến thắng năm 1975. Có thể nói Tết Mậu Thân 1968 thực sự là một bước ngoặc trong cuộc chiến ở Việt Nam

Leave A Reply

Your email address will not be published.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex